Tình hình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp, đời sống và việc làm hộ nông dân tại thành phố hải dương, tỉnh hải dương giai đoạn 2009 2013 (Trang 64)

3 Đất chưa sử dụng CSD 19,6 19,

3.3. Tình hình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

3.3.1. S phát trin đô th trên địa bàn thành ph Hi Dương

Ngày 15/5/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 616/QĐ-TTg quyết định về việc công nhận thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hải Dương. Sau gần 5 năm được nâng cấp lên đô thị loại II, thành phố

Hải Dương đã có những bước tiến vượt bậc về mọi mặt, đời sống của nhân dân được nâng cao. UBND thành phốđã có Kế hoạch số 451/KH-UBND ngày 12/7/2013 với 5 nhiệm vụ trọng tâm: tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội; tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân; điều chỉnh địa giới hành chính, thực hiện các thủ tục nâng cấp một số xã lên phường và thực hiện Đề án nâng cấp thành phố lên Đô thị loại I; thực hiện tốt công tác quy hoạch xây dựng; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị; tăng cường công tác quản lý và xây dựng đời sống văn hóa đô thị

Thành phố điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn

đến năm 2050. Với mục tiêu xây dựng thành phố Hải Dương là xây dựng thành phố

trở thành đô thị loại I trước năm 2020, với đặc trưng "xanh, văn minh, hiện đại", có sức hấp dẫn lớn về môi trường đầu tư, bảo đảm tính cạnh tranh, phát triển bền vững, môi trường hài hòa, đáp ứng ngày càng tốt hơn vai trò đô thị trung tâm của tỉnh và khu vực. Giai đoạn 2015 - 2020, thành phố làm thủ tục chuyển thêm một số xã thuộc các huyện Nam Sách, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Hà về thuộc thành phố Hải Dương. Đẩy mạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị như trải nhựa 100% đường

đô thị, nâng cấp, cải tạo một số tuyến đường và hệ thống thoát nước; xây dựng và mở rộng một số trường công lập, bảo đảm 100% số phòng học kiên cố, hoàn thiện xây dựng các trạm y tế xã, phường; quy hoạch, xây dựng một số công trình công cộng, phúc lợi xã hội; tạo các điểm nhấn đô thị như nâng cấp các quảng trường, xây dựng trung tâm văn hóa - thể thao, khu lâm viên trung tâm...(Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hải Dương giai đoạn 2011-2015)

Thành phốđã tập trung đầu tư ưu tiên các dự án cấp bách trong chỉnh trang

đô thị, xử lý úng ngập cục bộ, nâng cấp hệ thống giao thông nội thành, bảo vệ môi trường, phát triển cơ sở vật chất cho giáo dục...

Trong 5 năm (2009 - 2013), thành phố Hải Dương đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, khai thác 26 dự án chuyển tiếp và hơn 90 dự án đầu tư xây dựng cơ bản mới, với tổng vốn đã thực hiện hơn 413 tỷđồng. Cùng với chỉnh trang đô thị, thành phố tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, cải thiện môi trường đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Cùng với quá trình phát triển kinh tế của cả tỉnh, thành phố có nhiều bước phát triển cả về kinh tế, xã hội, hiện nay thành phố Hải Dương đã và đang hình thành các khu đô thị với quy mô lớn như: khu đô thị mới phía Đông thành phố với diện tích 210,5 ha thuộc các phường Hải Tân, Ngọc Châu, Trần Phú; khu đô thị mới phía Tây thành phố với diện tích 183 ha thuộc phường Tân Bình, Thanh Bình, Tứ Minh; khu đô thị mới Tuệ Tĩnh, Khu đô thị QueenLand...Trên địa bàn thành phố có khu công nghiệp Đại An, Khu công nghiệp Nam Sách, Khu công nghiệp Việt Hòa-Kenmark có nhiều công ty nước ngoài đang hoạt động.

3.3.2. S chuyn dch cơ cu kinh tế

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn gắn liền với sự thay đổi không ngừng của lực lượng sản xuất, nhu cầu tiêu dùng và đặc điểm chính trị, xã hội của từng thời kỳ. Cơ cấu kinh tế được hình thành khi quan hệ ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế được xác lập một cách cân đối và sự phân công lao động diễn ra một cách hợp lý. Theo xu thế chung hiện nay, cơ cấu kinh tếđã và đang chuyển dịch theo hướng mở cửa và hội nhập vào kinh tế toàn cầu và cơ cấu ngành đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa dưới tác động của quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, dưới tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và xu thế phát triển chung của nền kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế theo ngành của thành phố đã có sự chuyển dịch theo xu hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp. Tỷ trọng ngành dịch vụ năm 2013 là 53,6% tăng 16,79% so với năm 2009; tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp năm 2013 là 3,20%, giảm 1,59% so với năm 2009.

Bảng 3.1: Thực trạng phát triển kinh tế thành phố Hải Dương

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2013

1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 114,35 114,71

2 Cơ cấu kinh tế chung %

Nông lâm- thủy sản % 3,57 2,05

Dịch vụ % 46,53 46,63

Công nghiệp- xây dựng % 49,90 51,32

3 Thu nhập bình quân Trđ/ng/năm 14,38 15,54 4 Tổng sản phẩm trong TP Tỷđồng 5.020,41 5.704,42 A Nông lâm- thủy sản Tỷđồng 110,84 71,71 Trồng trọt Tỷđồng 25,25 13,48 Chăn nuôi Tỷđồng 84,46 57,94 Dịch vụ Tỷđồng 1,13 0,29

B Công nghiệp, xây dựng Tỷđồng 3.242,28 3.667,87

C Dịch vụ, thương mại Tỷđồng 1.667,29 1.964,84

(Nguồn số liệu: Phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Hải Dương)

Quá trình đô thị hóa, công nghiệp đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn thành phố Hải Dương. Dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và xu thế phát triển chung của thành phố, cơ cấu kinh tếđã có những bước chuyển dịch đáng kể.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, dưới tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và xu thế phát triển chung của nền kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế theo ngành của thành phố đã có sự chuyển dịch theo xu hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp. Tỷ trọng ngành dịch vụ năm 2013 là 53,6% tăng 16,79% so với năm 2009; tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp năm 2013 là 3,20%, giảm 1,59% so với năm 2009.

thu hẹp, phần lớn lao động chuyển sang ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tuy vậy trong sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tích cực, hiệu quả; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm cho giá trị sản xuất và thu nhập trên đơn vị diện tích tăng, đời sống nông dân ổn định.

3.3.3. Tình hình biến động dân cư

Biến động dân cư có thể coi là một trong những động lực và xu thế phát triển của dân số nói riêng và của xã hội nói chung. Tỷ lệ gia tăng dân số bao gồm: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (số sinh, số tử) và tỷ lệ tăng dân số cơ học (số

chuyển đến, số chuyển đi) là một trong các yếu tố quyết định mức độ biến động dân cư cao hay thấp.

Đô thị hoá, công nghiệp hóa là một tiến trình tất yếu của mọi quốc gia trên

đường phát triển hướng đến một xã hội văn minh, tiến bộ cả vật chất và tinh thần của

đời sống xã hội và mọi cư dân trong đó. Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hóa diễn ra trước hết là một quá trình tập trung dân cư đô thị và hình thành các khu, cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp. Đó là một tiến trình gia tăng số lượng cư dân sống trong khu vực đô thị rất lớn.

Tính đến ngày 31/12/2013, thành phố Hải Dương có: 211.056 nhân khẩu, trong đó khu vực thành thị có: 197.038 người; khu vực nông thôn có: 14.018 người. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,86%. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh nên mật độ dân số của thành phố khá cao 3.965 người/km2, gấp từ 3 - 7 lần so với các huyện khác trong tỉnh và 3,6 lần so với bình quân chung của tỉnh. Mật độ dân cư phân bố không đồng đều, tập trung cao nhất ở các phường trung tâm như: Trần Phú, Lê Thanh Nghị, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi... Hiện nay thành phố đã áp dụng một số biện pháp để chuyển dịch dân cư từ các phường trung tâm ra ngoại thành như xây dựng các khu đô thị, khu dân cư mới, chuyển một số cơ quan xí nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, xây dựng các khu công nghiệp ở ngoại thành để thu hút cán bộ công nhân viên chức, người lao

động...nhằm giảm tải cho các phường nội thịđồng thời giải quyết nhu cầu về nhà ở

Bảng 3.2. Biến động dân cư Thành phố Hải Dương giai đoạn 2009 - 2013 ĐVT: người TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 1 Dân số trung bình 188.714 194.764 197.049 203.902 211.056 - Nam (người) 94.483 99.087 100.059 106.669 112.830 - Nữ (người) 94.231 95.677 96.990 97.233 98.226 2 Tỉ lệ tăng tự nhiên (%) 1,04 0,99 0,90 0,90 0,86

(Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Hải Dương 2009,2013)

Trong 5 năm trở lại đây, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ thương mại của thành phố phát triển với tốc độ nhanh nên thu hút khá đông lực lượng lao động từ các vùng xung quanh. Do vậy số lao động trong độ tuổi đã tăng từ 50% số dân (năm 2009) lên 53,23% (năm 2013), với tổng số 92.800 người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 9,70% số lao động, lao động phi nông nghiệp 91,30% số lao động. Lực lượng lao động không chỉ tăng về số lượng mà tăng cả về

chất lượng, số lao động qua đào tạo tăng dần qua từng năm, trung bình mỗi năm tăng 13% ngày càng đáp ứng yêu cầu về trình độ tay nghề của người sử dụng lao

động, lao động phổ thông giảm dần. Vì vậy hàng năm số lao động được giải quyết việc làm đạt từ 3.800 - 4.200. Tỷ lệ người không có việc làm là 7,4%.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp, đời sống và việc làm hộ nông dân tại thành phố hải dương, tỉnh hải dương giai đoạn 2009 2013 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)