0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Mối quan hệ giữa quá trình đô thị hoá và quá trình công nghiệp hoá

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, ĐỜI SỐNG VÀ VIỆC LÀM HỘ NÔNG DÂN TẠI THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG, TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2009 2013 (Trang 34 -34 )

ĐTH là một quá trình song song với sự phát triển CNH và cách mạng khoa học kỹ thuật. Quá trình ĐTH phản ánh tiến trình CNH - HĐH trong nền kinh tế thị

trường. Không ai phủ nhận rằng một quốc gia được coi là CNH thành công lại không có tỷ lệ cư dân đô thị ngày càng chiếm vị trí áp đảo so với cư dân nông thôn.

Đó cũng là lý do mà kinh tế học phát triển đã coi sự gia tăng tỷ lệ cư dân đô thị như

một trong những chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình trạng “có phát triển” của nền kinh tế

chậm phát triển đang tiến hành CNH hiện nay. ĐTH trước hết là hệ quả trực tiếp của quá trình CNH và sau này là hệ quả của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa: tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ

trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu và khối lượng GDP (Nguyễn Tấn Dũng,2002).

Trong điều kiện đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, ĐTH giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường. ĐTH xúc tiến tối đa CNH - HĐH đất nước. Sự nghiệp CNH - HĐH muốn thực hiện thành công cần phải chuyển đổi căn bản cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp với kỹ thuật cao, thay đổi cơ cấu lao động. Trước hết có sự tập trung cao các điểm dân cư, kết hợp với xây dựng đồng bộ và khoa học các cơ quan và các xí nghiệp trung tâm... Quá trình này là bước chuẩn bị lực lượng ban đầu cho CNH - HĐH đất nước. Khi đó máy móc hiện đại được đưa vào sản xuất nhiều hơn kéo theo việc nâng cao trình độ tay nghề công nhân, đồng thời nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý. ĐTH sẽ đánh dấu giai đoạn phát triển mới của tiến trình CNH, trong đó công nghiệp và dịch vụ trở thành lĩnh vực chủ đạo của nền kinh tế, không chỉ xét về

phương diện đóng góp tỷ trọng trong GDP mà còn cả về phương diện phân bố

nguồn lao động xã hội (Nguyễn Kế Tuấn, 2006).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, ĐỜI SỐNG VÀ VIỆC LÀM HỘ NÔNG DÂN TẠI THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG, TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2009 2013 (Trang 34 -34 )

×