0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Hải Dương có ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, ĐỜI SỐNG VÀ VIỆC LÀM HỘ NÔNG DÂN TẠI THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG, TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2009 2013 (Trang 53 -53 )

đến quá trình đô thị hóa.

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Hải Dương nằm ở trung tâm tỉnh Hải Dương, cách thành phố Hà Nội 57 km về phía tây và thành phố Hải Phòng 45 km về phía đông theo Quốc lộ 5A.

- Phía Bắc giáp huyện Cẩm Giàng và huyện Nam Sách - Phía Đông giáp huyện Nam Sách và Thanh Hà - Phía Nam giáp huyện Gia Lộc và Tứ Kỳ

- Phía Tây giáp huyện Cẩm Giàng.

Thành phố Hải Dương là tỉnh lỵ của tỉnh Hải Dương, nơi tập trung các cơ quan quan trọng hàng đầu của tỉnh. Toàn thành phố có 15 phường nội thành, 6 xã ngoại thành, về diện tích thành phố là 6.665 ha; mật độ dân số lên tới 4.950 người/km2.

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Thành phố Hải Dương có địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc chung của địa hình là thấp dần từ Tây bắc xuống Đông nam, từ dọc trục đường 5 thấp dần về phía 2 sông Thái Bình và sông Sặt. Độ dốc trung bình là 0,1%; cao độ từ 0,17- 3,00m. Có những khu vực rất trũng, thường ngập nước vào mùa mưa như phía bắc phường Ngọc Châu (giáp sông Thái Bình), phía nam giáp với phường Thanh Bình

(giáp sông Sặt), phường Hải Tân...

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn * Khí hậu:

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên khí hậu của thành phố chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm: 23oC, độ ẩm trung bình: 84%; lượng mưa hàng năm giao động từ 1.200 mm- 1.924mm. Những năm có lượng mưa lớn

tập trung thường gây lụt cục bộ, một số khu dân cư ven sông Sặt do không có bơm tiêu kịp thời.

* Đặc điểm thủy văn:

Thành phố Hải Dương được bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Thái Bình và sông Sặt nên chịu ảnh hưởng trực tiếp chếđộ thủy văn của 2 con sông này. Mức nước cao nhất vào lúc đỉnh triều của 2 con sông này đều cao hơn độ cao trung bình của thành phố Hải Dương. Vì vậy phải có hệ thống đê điều bảo vệ thành phố khỏi ngập lụt.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, ĐỜI SỐNG VÀ VIỆC LÀM HỘ NÔNG DÂN TẠI THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG, TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2009 2013 (Trang 53 -53 )

×