3.1.2.1 Tài nguyên đất
Với diện tích là 7.176,03 ha, đất đai là nguồn tài nguyên hết sức hạn chế về
mặt số lượng song lại có giá trị vô cùng to lớn về mặt kinh tế, xã hội đối với thành phố Hải Dương. Đất đai được chia ra thích hợp với các mục đích sử dụng đất khác nhau, có những vị trí, những khu vực thích hợp với nhiều mục đích sử dụng đất và
đều cho hiệu quả sử dụng đất cao như ven quốc lộ 5A, trục đường Nguyễn Lương Bằng, Yết Kiêu, Ngô Quyền...
Về đặc điểm đất đai: Đất của thành phố Hải Dương được hình thành do sự
bồi lắng của các sông thuộc hệ thống sông Thái Bình nên đất chua, nghèo dinh dưỡng, hàm lượng mùn thô cao, các chất dễ tiêu nhưđạm, lân... có hàm lượng thấp.
3.1.2.2 Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Được cung cấp bởi 2 con sông chính là sông Sặt và sông Thái Bình. Ngoài ra còn hàng ngàn ao, hồ, đầm lớn nhỏ nằm rải rác trên địa bàn thành phố.
- Về chất lượng nước: Chỉ có nước sông Thái Bình và một số ao trong khu dân cư nông thôn có khả năng sử dụng vào mục đích sinh hoạt và sản xuất, các sông và ao hồ còn lại đều bị ô nhiễm do thuốc trừ sâu, phân bón, lắng đọng chấp hữu cơ
qua nhiều năm không được nạo vét nên không dùng để cấp nước sinh hoạt được như: sông Sặt, hồ Bình Minh, hồ Máy Sứ, hồ Hào Thành...
- Nguồn nước ngầm: Theo các tài liệu khoan thăm dò nước dưới đất cho thấy nguồn nước ngầm của thành phố Hải Dương có trữ lượng tương đối khá so với vùng
đồng bằng Bắc Bộ, chất lượng nước trung bình, tổng độ khoáng cao, hàm lượng các ion: Na+: 1,64; Cl-: 2,190, nước lợ tanh, độ cứng của nước cao, cần phải có quy trình xử lý chặt chẽ trước khi đưa vào sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt.
3.1.2.3 Tài nguyên nhân văn
Năm 1804, thành phố Hải Dương được hình thành với tên gọi Thành Đông, trải qua hơn 200 năm xây dựng và phát triển, từ một trấn lỵ nghèo nàn, lạc hầu, thành phố đã chuyển mình trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật và là thủ phủ của tỉnh Hải Dương. Thành phố Hải Dương đã tích góp sức người, sức của vào thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ; trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng phát triển. Năm 1998, thành phố Hải Dương được nhà nước phong tặng danh hiệu" Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân". Hiện nay trên địa bàn thành phố có rất nhiều di tích lịch sử, ghi dấu các sự kiện nổi bật của tỉnh Hải Dương nói chung và thành phố Hải Dương nói riêng. Tóm lại thành phố Hải Dương là mảnh đất văn hiến, có truyền thống yêu nước, giữ nước, người Hải Dương cần cù, chịu khó, năng động trong phát triển kinh tế, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp.
3.1.3. Cảnh quan môi trường
Vấn đề vệ sinh môi trường có nhiều chuyển biến tích cực, thành phốđã đầu tư nhà máy xử lý rác thải và bãi chứa rác thải mới ở phường Ngọc Châu; đóng cửa bãi rác phường Hải Tân, áp dụng nhiều biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở nghĩa trang Cầu Cương... Tuy nhiên do cơ sở hạ tầng đã cũ, việc nâng cấp cải tạo không đồng bộ nên có một vài nơi vẫn bị úng ngập khi mưa to nhiều giờ, nước ở các ao, hồ, hào thành bắt đầu bị ô nhiễm. Với số lượng xe máy, ô tô nhiều, mật độđông, có nhiều nhà máy công nghiệp trong các khu dân cư như Công ty Bơm,
Đá mài, sản xuất gạch ốp lát, Công ty Sứ... đã làm cho môi trường không khí không còn trong lành như trước đây. Khói lò gạch thủ công ở bãi ven sông Thái Bình
(phường Bình Hàn, Cẩm Thượng, Tứ Minh) cũng ảnh hưởng xấu tới môi trường sống. Dự kiến trong thời gian tới sẽ chuyển các Công ty, nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, không khí, đất và nước ra khu vực ngoại thành, trồng thêm cây xanh, cải tạo khí hậu, làm đẹp môi trường cảnh quan thành phố.