0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Năm 2013 động Biến Năm Năm 2013 động Biến Đất nông nghiệp 11,95 5,80 6,15 9,94 6,60 3,

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, ĐỜI SỐNG VÀ VIỆC LÀM HỘ NÔNG DÂN TẠI THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG, TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2009 2013 (Trang 69 -69 )

Đất nông nghiệp 11,95 5,80 -6,15 9,94 6,60 -3,34 Đất sản xuất nông nghiệp 10,98 5,06 -5,92 9,70 6,36 -3,34 Đất trồng cây hàng năm 10,98 5,06 -5,92 9,70 6,36 -3,34 Đất trồng lúa 10,98 5,06 -5,92 9,70 6,36 --3,34 Đất nuôi trồng thủy sản 0,97 0,74 -0,23 0,24 0,16 -0,08 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ 100 hộ ) 3.4.1.2. Tác động đến ngành trồng trọt

Qua kết quả điều tra, phân tích một số chỉ tiêu về trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp của 2 phường Tứ Minh và Hải Tân cho thấy: Trong khi năng suất và giá tăng thì chính diện tích canh tác là nguyên nhân làm cho sản lượng và doanh thu từ trồng trọt của người dân trong sản xuất nông nghiệp giảm nhiều.

Bảng 3.4: Biến động về một số chỉ tiêu trồng lúa trên địa bàn 2 phường

Chỉ Tiêu Tứ Minh Hải Tân

Năm 2009 Năm 2013 Năm 2009 Năm 2013

Diện tích ( ha) 10,98 5,06 9,70 6,36

Năng suất (kg/ha) 4.500 4.900 4.595 4.950

Sản lượng (kg) 29.160 21.658 47.696 40.788

Doanh thu (đồng) 160.380.000 162.435.000 262.328.000 305.910.000

Kết quả nghiên cứu về một số chỉ tiêu trồng lúa của các nông hộ từ khi được nhà nước giao khoán sử dụng đất ổn định và lâu dài tại 2 phường tứ Minh và Hải Tân (qua bảng 3.4) cho thấy: Diện tích đất trồng lúa giảm tương đối lớn do đó tác

động mạnh đến năng suất, sản lượng.

- Phường Tứ Minh: So với năm 2009 cả năng suất và giá đều tăng, trong đó năng suất tăng 7,69% (từ 4.500 kg/ha năm 2009 tăng lên 4.900 kg/ha năm 2013) và giá tăng (giá trung bình năm 2009 là 5.500đ/kg, năm 2013 là 7.500đ/kg). Nhưng chính diện tích giảm mạnh năm 2009 là 10,98 ha, đến năm 2013 thì diện tích là 5,06 ha, giảm 5,92 ha đã làm cho doanh thu của các hộđiều tra phỏng vấn chỉ tăng được 2.055.000đ từ 160.380.000đ năm 2009 lên 162.435.000đ năm 2013.

- Phường Hải Tân: So với năm 2009 năng suất tăng 7,72% (Từ 4.595 kg/ha năm 2009 tăng lên 4.950 kg/ha năm 2013) do năng suất và giá tăng làm cho sản lượng và thu nhập của người nông dân canh tác trên 1ha tăng. Tuy diện tích giảm mạnh diện tích trồng lúa của các hộđiều tra trước năm 2009 là 9,7 ha, đến năm 2013 thì diện tích là 6,36 ha, giảm 3,34 ha nhưng do giá tăng lên nên làm cho doanh thu của các hộ vẫn tăng từ 262.328.000đ năm 2009 lên 305.910.000đ năm 2013.

3.4.2. Tác động ca đô th hóa đến đời sng ca h nông dân

Đời sống con người là một trong những lĩnh vực xã hội có phạm vi nội dung tương đối rộng. Khi xem xét lĩnh vực này, có thể thấy đời sống con người ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội và cũng chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố. Đặc biệt khi xem xét ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến đời sống con người, một hệ

thống các yếu tố có liên quan được xác định trong mối quan hệ giữa đô thị hóa và đời sống con người và các yếu tố này không tồn tại độc lập mà được đặt trong mối quan hệ

tương tác, hỗ trợ, bổ sung cho nhau.

3.4.2.1 Tác động của đô thị hóa đến nguồn lực của hộ nông dân

Nguồn lực là nhân tố cơ sở, là khả năng, động lực của đất nước được huy động vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội, có thể coi nguồn lực là tiền đề vật chất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Quy mô và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của một nước, ở mức độ lớn phụ thuộc vào khả năng khai thác hợp lý, sử

dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong và bên ngoài. Trong phạm vi của một quốc gia, việc xem xét nguồn lực ở hai dạng là nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội nhân văn. Tuy nhiên trong phạm vi đánh giá là hộ nông dân - hộ là đơn vị kinh tế nhỏ

của nền kinh tế, kinh tế hộ nông dân được phân biệt với các hình thức kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường bởi các nguồn lực chủ yếu đó là: đất đai, lao động và tiền vốn.

a. Nguồn lực đất đai

Đất đai là đặc điểm phân biệt hộ nông dân với những người lao động khác. Khi tiến hành nghiên cứu hộ nông dân là nghiên cứu những người sản xuất có tư

liệu sản xuất chủ yếu là đất đai.

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là tài nguyên thiên nhiên không có khả

năng tái tạo, vì vậy đây là nguồn lực rất quan trọng. Vị trí và diện tích đất đai không thay đổi, chất lượng và hiệu quả sử dụng đất phụ thuộc nhiều vào quá trình sử dụng của con người. Vì vậy việc sử dụng đất hợp lý trên cơ sở khoa học sử dụng đất là chiến lược phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Hộ gia đình là nơi thể hiện rõ nhất của việc sử dụng các nguồn lực, vì hộ tiến hành các hoạt động sản xuất và các hoạt động khác nhằm duy trì cuộc sống gia đình và phát triển kinh tế.

Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện tại và tương lai là điều tất yếu, đặc biệt dưới tác động của quá trình đô thị hóa nguồn lực đất đai của hộ nông dân tại thành phố Hải Dương có xu hướng ngày càng thu hẹp.

Bảng 3.5. Nguồn lực đất đai của hộ nông dân thành phố Hải Dương Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2013 so với 2009 Năm 2013

Nguồn lực đất đai của hộ - Đất sản xuất nông nghiệp ha 7324,41 6987,08 -337,33 - Đất ở ha 1468,07 1600,58 132,51 - Số hộ hộ 36272 44140 20231 Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/hộ m 2 2019,30 1582,93 -436,37 Bình quân diện tích đất ở/hộ m2 404,7 362,61 -42,09

Qua bảng 3.5 cho thấy về nguồn lực đất đai của hộ nông dân gồm có đất sản xuất nông nghiệp và đất ở, trong khi nguồn lực đất sản xuất nông nghiệp có vai trò là tư liệu sản xuất quan trọng trong sinh kế của hộ nông dân, tuy nhiên diện tích đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2009 - 2013. Năm 2013, diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn lại là 6987,08 ha giảm 337,33 ha so với năm 2009, bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ giảm từ 2019,30 m2 năm 2009 xuống còn 1582,93 m2 năm 2013 do việc chuyển một phần diện tích

đất sản xuất nông nghiệp sang đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất xây dựng các công trình công cộng, công trình phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Diện tích đất ở năm 2013 (gồm đất ở nông thôn và đất ở đô thị ) là 1600,58 ha tăng 1600,58 ha, bình quân diện tích đất ở cũng có chiều hướng giảm dần do xu hướng tách hộ gia đình hình thành các hộ có quy mô trung bình và quy mô nhỏ, phù hợp hơn với đời sống kinh tế - xã hội hiện nay dưới tác động của quá trình đô thị

hóa, bình quân đất ở/hộ năm 2013 là 362,61 m2 giảm 42,09 m2/hộ so với năm 2009.

b. Nguồn lực về tiền vốn

Nguồn vốn thể hiện rõ khả năng đầu tư của hộ gia đình cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài yếu tố tự nhiên sẵn có nhưđất đai, vốn sẽ góp phần cho việc sử dụng và khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực lao động và đất đai. Nguồn vốn bao gồm tiền mặt tích lũy và vốn vay.

- Tiền mặt tích lũy: Vốn tiền mặt đối với hộ nông dân là rất quan trọng, đây là nguồn vốn để nông hộ trang trải, đầu tư cho sản xuất và phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy, vốn tiền mặt tích lũy của hộ nông dân trên địa bàn huyện nhiều, do người dân bị

thu hồi đất được bồi thường một khoản tiền lớn trong quá trình thực hiện các dự án khu

đô thị, cải tạo chỉnh trang và nâng cấp cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện.

- Vốn vay: ngoài lượng tiền mặt tích lũy hộ nông dân còn sử dụng thêm vốn vay. Mục đích sử dụng vốn vay chủ yếu là: chi phí học hành của con cái, đầu tư

phát triển nghề mới như buôn bán nhỏ, dịch vụ,... Nguồn vốn vay chủ yếu từ các ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn...

3.4.2.2 Tác động của đô thị hóa đến thu nhập của hộ nông dân

Yếu tố thu nhập của hộ nông dân bao gồm: thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp (lao động công chức nhà nước, công nhân, lao động hoạt động trong các lĩnh vực buôn bán, dịch vụ, thương mại, tiểu thủ

công nghiệp...). Yếu tố này sẽ phản ánh mức sống, mức độ tiêu dùng của người dân cho cuộc sống sinh hoạt và sản xuất.

“Quyết định số 9/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2011 - 2015” được Thủ tướng Chính phủ ký quyết

định và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011. Theo đó hộ nghèo ở nông thôn có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4,8 triệu

đồng/người/năm) trở xuống. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401 nghìn đồng đến 520 nghìn đồng/người/tháng. Căn cứ theo mức thu nhập bình quân/người/tháng và chuẩn hộ nghèo được ban hành áp dụng giai đoạn 2011-2015. Kết quả điều tra, thu thập số liệu thứ cấp thành phố Hải Dương cho thấy, năm 2013 thu nhập bình quân đầu người của người dân trên địa bàn thành phố đạt 31,37 triệu đồng/người/năm tăng 16,12 triệu đồng/người/năm so với năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 là 3,75% giảm 2,59% so với năm 2009.

Qua số liệu ở bảng 3.6 cho thấy thu nhập bình quân đầu người của hộ nông dân giai đoạn 2009 - 2013 có chiều hướng tăng dần, thu nhập bình quân tăng phản ánh mức sống của hộ tăng, chất lượng đời sống người dân được cải thiện hơn theo sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo của thành phố có xu hướng giảm dần theo các năm: năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo là 3,75%, năm 2013 là 1,16% từđó có thể thấy đó cũng là một bước tiến trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.

Bảng 3.6. Thu nhập bình quân đầu người của hộ nông dân giai đoạn 2009 - 2013

Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2013 so với 2009 Năm 2013

Thu nhập bình đầu người/năm Triệu đồng 15,25 31,37 +16,12

Số hộ nghèo Hộ 1391 608 - 783

Tỷ lệ hộ nghèo % 3,75 1,16 - 2,59

Thu nhập của hộ gia đình phụ thuộc vào thành phần lao động và cơ cấu nghề

nghiệp của lao động trong hộ nông dân. Trong giai đoạn 2009 - 2013, theo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và địa bàn thành phố Hải Dương nói riêng, thành phần lao động và cơ cấu nghề nghiệp của lao động của hộ đã có biến

động rất lớn theo xu hướng lao động làm nghề nông nghiệp giảm dần và lao động làm các nghề phi nông nghiệp gia tăng (công chức, viên chức, công nhân, lao động dịch vụ, buôn bán,...). Thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp của hộđang mang lại mức thu nhập tương đối và đang dần trở thành nguồn thu nhập đóng vai trò quan trọng trong thu nhập nói chung của hộ nông dân.

Đối với hộ nông dân, thu nhập đặc trưng của hộ là thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên những năm trở lại đây tình hình sản xuất nông nghiệp suy giảm do diện tích đất nông nghiệp chuyển sang khu đô thị, đất công cộng đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của hộ. Thu nhập từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh buôn bán tăng do hộ nông dân trong quá trình đô thị hóa đã chuyển sang làm làm dịch vụ khu vực, buôn bán. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng tất yếu của quá trình đô thị hóa trên địa bàn Thành phố Hải Dương. Kết quả điều tra thu nhập được thể hiện trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. Thu nhập trung bình của các thành phần lao động của hộ nông dân điều tra giai đoạn 2009 - 2013

Đơn vị tính: nghìn đồng

Thông tin điều tra Năm 2009 Năm 2013

Số hộ phỏng vấn (hộ) 100 100

Số lao động (lao động) 292 385

Thu nhập từ nông nghiệp 400 215

Thu nhập từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 365 890

Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ 515 1550

Làm công nhân 425 680

Qua bảng 3.7 cho thấy thu nhập của hộ từ các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ tăng lên trong khi đó thu nhập từ nông nghiệp giảm đi. Cụ thể: năm 2013 thu nhập từ nông nghiệp chỉ đạt 215 nghìn đồng/hộ/tháng giảm 185 nghìn

đồng/hộ/tháng so với năm 2009. Thu nhập từ dịch vụ tăng khoảng 1035 nghìn

đồng/hộ/tháng. Ngoài ra nguồn thu nhập của hộ còn có từ làm thuê ngoài và bán thời gian.

3.4.2.3 Tác động của đô thị hóa đến mức sống của hộ nông dân

Mức sống được coi là một trong những thước đo để đánh giá đời sống hộ

nông dân và phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố thu nhập. Mức sống của hộ được thể

hiện dưới hai hình thức: chi tiêu vật chất và chi tiêu về đời sống tinh thần. Có thể đánh giá mức sống thông qua việc mua sắm trang bị đồ dùng, tiện nghi và loại hình nhà ở của hộ nông dân. Có thể nhận thấy trong giai đoạn 2009 - 2013 dưới tác động quá trình đô thị hóa mức sống của hộ nông dân trên địa bàn Thành phố

Hải Dương đã được cải thiện đáng kể. Người dân được tiếp cận và thụ hưởng nhiều vật dụng phục vụ sinh hoạt trong gia đình như: ô tô, xe máy, ti vi, điện thoại, máy tính, tủ lạnh và nhiều vật dụng có giá trị khác,... bên cạnh đó nhà ở

cũng dần được kiên cố hóa với các loại hình nhà ở ngày càng phong phú.

Trang thiết bị và vật dụng phục vụ đời sống sinh hoạt trong gia đình hộ nông dân cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh mức sống của hộ gia đình. Việc điều tra, thu thập số liệu, thông tin về vật dụng phục vụđời sống sinh hoạt gia đình của hộ

nông dân được coi như là một tiêu chí đo lường mức sống của người dân. Trong giai

đoạn 2009 - 2013, dưới tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá số lượng đồ dùng sinh hoạt của hộ gia đình đã có sự thay đổi đáng kể, các vật dụng như các phương tiện phục vụđi lại, phương tiện thông tin liên lạc đều có xu hướng tăng lên, cho thấy chất lượng cuộc sống hộ nông dân trên địa bàn thành phố ngày càng được cải thiện và nâng cao. Kết quảđiều tra được thể hiện trong bảng 3.8.

Biểu đồ 3.1. So sánh tài sản hộ năm 2013 so với năm 2009

Các tài sản của hộđiều tra đều tăng trong giai đoạn 2009 - 2013. Hộđiều tra

đều có đất nông nghiệp bị thu hồi khi thực hiện dự án xây dựng khu đô thị và người dân có khoản tiền đền bù đầu tư các vận dụng trong gia đình. Khi được hỏi về

phương thức sử dụng tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất cho thấy chủ yếu các hộ dân đầu tư cải tạo, xây dựng nhà cửa, mua sắm vật dụng cần thiết trong gia đình

Bảng 3.8. Vật dụng gia đình của hộ được điều tra giai đoạn 2009 - 2013 STT Chỉ tiêu điều tra Năm 2009 Năm 2013 Tăng (+) giảm (-)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, ĐỜI SỐNG VÀ VIỆC LÀM HỘ NÔNG DÂN TẠI THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG, TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2009 2013 (Trang 69 -69 )

×