Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu của công ty tnhh công nghiệp thủy sản miền nam (Trang 71)

Tính đến hiện nay thì sản phẩm của Công ty đã có mặt trên hơn 20 thị trường trên toàn thế giới nhưng trong đó thị trường Brazil vẫn chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty, đo đó South Vina cần nắm giữ thật chắc thị trường này bằng cách không ngừng nâng cao uy tín, chất lượng của các sản phẩm xuất khẩu sang, đồng thời luôn tìm hiểu sự thay đổi trong nhu cầu tiều dùng của khách hàng Brazil để có những thay đổi kịp thời. Đối với thị trường Mỹ, thị trường mà giá trị xuất khẩu giảm rất lớn qua từng năm do yêu cầu của thị trường này ngày càng đặt nhiều thách thức đối với Công ty đặc biệt là mức thuế chống bán phá giá tăng quá cao, chính vì thế nhiều doanh nghiệp thủy sản trong nước đang tìm cách chuyển hướng thị trường này, đây là tiềm năng lớn cho công ty nếu có thể duy trì giữ vững các khách hàng hiện có, vì có thể trong những năm tới đây giá trị xuất khẩu sang thị trường này có thể tăng cao, do sản lượng thủy sản Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam ngày càng tăng. Thị trường EU hiện tại vẫn gặp khó khăn trong tiêu dùng từ cuộc khủng hoảng kinh tế, do đó nhà nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là khả năng tiếp cận vốn, vì thế các doanh nghiệp ở thị trường này thường xảy ra hiện tượng chậm thanh toán hơn bình thường, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam cũng vì thế mà rất ngần ngại khi xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, đây là cơ hội tốt để Công ty xây dựng mối quan hệ với nhiều bạn hàng mới ở thị trường này. South Vina cần có chính sách hỗ trợ như trả chậm trong lúc các doanh nghiệp của EU đang gặp khó khăn, để từ đó tạo được một đà phát triển cho giai đoạn sắp tới. Mặc dù vậy, việc hỗ trợ này cần có sự phân tích của các chuyên gia để tránh gặp rủi ro trong quá trình xuất khẩu.

60

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong thời kỳ hội nhập khinh tế quốc tế hiện nay, hoạt động giao thương được diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp hơn. Với quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đã mang lại rất nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu về mặt hàng cá tra fillet đông lạnh mà điển hình ở đề tài này là Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam. Tuy có nhiều thuận lợi song gần đây hoạt động xuất khẩu cũng gặp không ít khó khăn. Nghiên cứu của đề tài này nhằm phân tích rõ những yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu của Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng quy mô doanh nghiệp có tác động lớn tới kim ngạch xuất khẩu với mối tương quan thuận, quy mô doanh nghiệp càng lớn sẽ làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Bên cạnh đó yếu tố tỷ giá cũng có tác động đến kim ngạch xuất khẩu với mối quan hệ thuận, khi tỷ giá tăng lên (1 USD đổi được nhiều VND hơn) sẽ có tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Tuy nhiên, giá cá tra nguyên liệu lại có tương quan nghịch với kim ngạch xuất khẩu, giá cá nguyên liệu càng tăng cao sẽ làm kim ngạch xuất khẩu giảm đi đáng kể. Với kết quả của bài nghiên cứu này, hy vọng sẽ là cơ sở để công ty South Vina có những chiến lược hợp lý để kim ngạch xuất khẩu của Công ty sẽ liên tục đạt ở mức cao trong thời gian sắp tới.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với nhà nước

Có nhiều chính sách hỗ trợ hơn nữa, đặc biệt là chính sách về tài khóa để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói chung cũng như xuất khẩu cá tra nói riêng có thể phát triển ổn định trong thời kỳ có nhiều khó khăn như hiện nay. Bên cạnh đó, chính phủ cần có những chính sách về tỷ giá phù hợp để góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu được diễn ra sôi nổi hơn. Ngoài những chính sách về phía các doanh nghiệp, Nhà nước ta cần có những chính sách khuyến khích hỗ trợ người dân trong hoạt động nuôi trồng thủy sản quy mô lớn gắn với doanh nghiệp như hỗ trợ vốn, trợ giá, đảm bảo đầu ra cho thủy sản nguyên liệu để người dân có thể tập trung sản xuất tốt, cho ra những nguồn nguyên liệu chất lượng đáp ứng nhu cầu chế biến của các doanh nghiệp.

61

6.2.1 Đối với doanh nghiệp

Không ngừng nâng cao trang thiết bị, máy móc hiện đại, các công nghệ mới cũng như dây chuyền sản xuất tiên tiến cần được đổi mới thường xuyên. Bên cạnh đó cần cải thiện trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý. Có chính sách ưu đãi, lương, thưởng đối với công nhân hợp lý để thu hút được ngồn lao động có tay nghề và trung thành với công ty. Khi bộ máy, tổ chức được vững mạnh, quá trình sản xuất sẽ được nâng cao từ đó góp phần nâng cao sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cho Công ty.

Chú trọng đến vấn đề nguyên liệu chế biến, chủ động hơn đối với vùng nuôi cá nguyên liệu, đầu tư để mở rộng thêm nhiều vùng nuôi để tạo ra được nguồn nguyên liệu lớn, có chất lượng phục vụ cho Công ty. Bên cạnh đó, tăng cường xây dựng chuỗi cung cấp nguyên liệu chất lượng, giá cả ổn định từ các hộ nuôi thủy sản lớn trong khu vực nhằm tránh tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất hoặc giá cả không ổn định làm chi phí sản xuất tăng cao.

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

01. Các tài liệu

[1] Nguyễn Đình Tú. 2014. Tỷ giá hối đoái và xuất nhập khẩu ở Việt Nam những năm qua. Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 18 (24). [2] TS. Nguyễn Việt Thắng. 2011. Giải pháp hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ cá tra. Tạp chí Thủy sản Việt Nam, số 16, (18).

[3] Yến Ly và Lê Hoàng Vũ. 2012. Người nuôi cá tra đuối sức. Tạp chí Thủy sản Việt Nam, số 21 (23).

[4] Hải Băng. 2013. Khoát “áo mới” cho cá tra Việt Nam. Tạp chí Thủy sản Việt Nam, số 9 (23).

[5] Thành Công. 2013. Xuất khẩu cá tra ngày càng giảm. Tạp chí Thủy sản Việt Nam, số 12 (23).

[6] Quốc Minh và Mai Thành Chung. 2013. Ngành cá tra Việt Nam và tiêu chuẩn ASC. Tạp chí Thủy Việt Nam, số 15 (18).

[7] Ngọc Duyên. 2014. Thêm “nóng” chuyện chất lượng, thương hiệu. Tạp chí Thủy sản Việt Nam, số 7 (23).

[8] Hải Đăng. 2013. Cơ hội và thách thức đối với sản xuất và tiêu thụ cá tra. Thông tin Thủy sản, số 9 (20).

[9] TS. Quang Minh Nhật và Ths. Lê Trần Thiên Ý, 2011. Bài giảng Nghiệp vụ ngoại thương. Đại học Cần Thơ.

02. Các trang web

[10] Cổng thông tin Bộ Tài Chính. Tỷ giá hạch toán hàng tháng. <http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1641775>. [Ngày truy cập: ngày 20 tháng 9 năm 2014].

[11] Doanh nhân Hà Nội. Khái niệm và vai trò xuất khẩu hàng hóa. <http://doanhnhanhanoi.net/38071/khai-niem-va-vai-tro-cua-xuat-

63

[12] Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam. Thống kê giá thủy sản trong nước.

<http://www.vasep.com.vn/119/Thong-ke-thuy-san/Gia-trong- nuoc.htm >. [Ngày truy cập: 21 tháng 9 năm 2014].

[13] Thư viện học liệu mở Việt Nam. Các hình thức xuất khẩu.

< https://voer.edu.vn/m/cac-hinh-thuc-xuat-khau-chu-yeu/581ebdfd >. [Ngày truy cập: 15 tháng 9 năm 2014].

[14] Báo Sài gòn Giải phóng. Xuất khẩu cá tra năm 2014: Dự báo đạt khoảng 1,6 tỷ USD.

< http://sggp.org.vn/nongnghiepkt/2014/6/351657/ >. [Ngày truy cập: ngày 24 tháng 9 năm 2014].

[15] Báo Công Thương. Xuất khẩu cá tra sang các thị trường nhỏ tăng trưởng khá.

<http://baocongthuong.com.vn/xuat-nhap-khau/60456/xuat-khau-ca- tra-sang-cac-thi-truong-nho-tang-truong-kha.htm#.VGEdgSPCskZ>. [Ngày truy cập: ngày 25 tháng 9 năm 2014].

[16] Trang xúc tiến thương mại – Bộ Nông nghiệp và PTNN. Xuất khẩu cá tra sôi động.

< http://xttm.agroviet.gov.vn/Site/vi-vn/64/87/27062/Default.aspx >. [Ngày truy cập: ngày 01 tháng 10 năm 2014].

[17] Seafood1. Báo cáo ngành hàng cá tra năm 2010.

<http://www.seafood1.net/vi/11/2011/bao-cao-nganh-hang-ca-tra- nam-2010/>. [Ngày truy cập: ngày 20 tháng 9 năm 2014].

[18] Thư viện học liệu mở Việt Nam. Xuất khẩu hàng hóa và thị trường xuất khẩu hàng hóa.

<https://voer.edu.vn/m/xuat-khau-hang-hoa-va-thi-truong-xuat-khau- hang-hoa/ac2ded44>. [Ngày truy cập: ngày 15 tháng 9 năm 2014].

64

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu của công ty tnhh công nghiệp thủy sản miền nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)