Cơ cấu thị trường và sản phẩm của Công ty

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu của công ty tnhh công nghiệp thủy sản miền nam (Trang 52)

4.2.2.1 Thị trường xuất khẩu

Trải qua một quá trình phấn đấu, không ngừng đổi mới và phát triển, Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam đến nay đã có chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu, chất lượng sản phẩm của Công ty đã được khẳng định, là sự lựa chọn hàng đầu của đông đảo khách hàng trong và ngoài nước. Sau 8 năm hoạt động thì giờ đây sản phẩm cá tra fillet đông lạnh của South Vina đã có mặt ở rất nhiều thị trường trên thế giới, có thể kể đến một số thị trường như Mỹ, Brazil, Trung Đông, EU, Mexico,… Hiện tại công ty South Vina đang cố gắng tập trung đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, dây chuyền để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, góp phần cho kế hoạch đưa sản phẩm của công ty ra nhiều thị trường mới hơn trên thế giới.

Bảng 4.5: Giá trị xuất khẩu cá tra theo thị trường của công ty South Vina từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị: Nghìn USD Thị trường 2010 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Châu Mỹ 31.708,6 52.229,8 41.520,9 36.575,6 16.415,75 21.567,9 Châu Âu 2.512,5 923,9 610,0 859,3 460,58 569,4 Châu Á 552,0 502,2 579,1 657,9 241,29 402,4 Trung Đông 131,8 245,0 0,0 209,5 209,50 0,0 Châu Phi 65,0 145,0 56,8 113,0 112,96 109,4 Châu Úc 104,5 216,5 0,0 0,0 0,0 0,0 Khác 0,0 0,0 60,5 0,0 0,0 0,0 Tổng 35.074,4 54.262,4 42.827,3 38.415,3 17.440,08 22.649,1 Tốc độ tăng trưởng (%) − 54,71 -21,07 -10,30 -12,06 29,87

41

Trong những năm vừa qua, thị trường chiến lược của công ty South Vina chính là các quốc gia thuộc khu vực châu Mỹ, đây là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu với tiềm năng lớn về nhu cầu thủy sản của các quốc gia thuộc khu vực này. Giá trị xuất khẩu sang thị trường này tăng liên tục qua các năm và luôn ở vị trí đứng đầu. Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu sang khu vực châu Mỹ của South Vina đạt 31,7 triệu USD chiếm hơn 90% tổng giá trị xuất khẩu, trong đó Brazil là nước nhập khẩu lớn nhất chiếm hơn 70% lượng thủy sản nhập khẩu của khu vực và kéo dài đến thời điểm hiện tại Brazil vẫn là thị trường đứng đầu về giá trị xuất khẩu của Công ty với giá trị xuất khẩu qua các năm đều vượt mức 20 triệu USD. Đứng thứ 2 về giá trị nhập khẩu trong khu vực là Mỹ với 4,54 triệu USD, cũng trong năm 2010 cá tra Việt Nam được xếp vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng 10 loại thủy sản được ưa chuộng nhất tại Mỹ do Hiệp hội Thủy sản Quốc gia Mỹ (NFI) bình chọn. Điều này phần nào đã khẳng định được vị trí của cá tra Việt Nam trong lòng người tiêu dùng Mỹ. Bước sang năm 2011, năm được xem là cao nhất về kim ngạch xuất khẩu của Công ty, với tổng giá trị xuất khẩu lên đến 54,26 triệu USD (tăng 54,71% về kim ngạch so với năm 2010), trong đó châu Mỹ vẫn là thị trường chủ đạo chiếm 96,25% tổng giá trị xuất khẩu của Công ty tương đương 52,22 triệu USD, tăng hơn 20 triệu USD của khu vực này trong năm 2010 và vượt qua cả tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong năm 2010. Trong năm 2012, giá trị xuất khẩu thủy sản của các khu vực đều giảm, tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu sang châu Mỹ vẫn đạt 18 nghìn tấn sản phẩm đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 41,5 triệu USD chỉ thấp hơn năm 2011 hơn 10 triệu USD nhưng vẫn cao hơn hơn so với cả năm 2010. Trong năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực này vẫn đứng đầu với trên 36 triệu USD, tuy có giảm sút ( giảm hơn 11% so với cùng kỳ năm 2012 của khu vực) nhưng vẫn ở mức cao. Với tình hình khả quan ở 6 tháng đầu năm 2014, đã đạt hơn 21 triệu USD, có thể tin rằng năm 2014 lại là một năm thắng lớn của công ty South Vina ở thị trường châu Mỹ và có thể vượt qua cả năm 2011.

Thị trường thứ hai của Công ty chính là các quốc gia thuộc khu vực châu Âu. Nhìn chung, đây là những quốc gia phát triển, có nguồn thu nhập rất cao, là thị trường tốt để South Vina phát triển sản phẩm của mình. Tuy nhiên, yêu cầu của thị trường này rất cao, các tiêu chuẩn về chất lượng cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm được chính phủ của các quốc gia đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, tiếp cận thị trường châu Âu cũng gặp khá nhiều khó khăn do các rào cản thuế quan và phi thuế quan. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này có xu hướng giảm dần qua từng năm. Trong năm 2011, tổng kim

42

ngạch xuất khẩu của Công ty đạt rất lớn, song kim ngạch xuất khẩu của thị trường châu Âu chỉ đạt 929,9 nghìn USD giảm hơn 63% so với năm 2010 và năm 2012 kim ngạch xuất khẩu lại tiếp tục giảm chỉ còn 610 nghìn USD (giảm hơn 300 nghìn USD so với cùng kỳ năm 2011), với mức kim ngạch này thị trường châu Âu chỉ đóng góp 1,42% tỷ trọng xuất khẩu. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này là do các nước gặp phải khó khăn về chính sách thắt chặt tín dụng, các doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản không có tiền để thu cá tạm trữ như mọi năm, trong khi đó, Công ty cũng hạn chế bán hàng cho các thị trường này do chậm trễ về thanh toán và không dám mạo hiểm với những đơn đặt hàng lớn của những thị trường mới tiếp cận, thay vào đó Công ty tập trung phát triển thu hút thị trường giàu tiềm năng là châu Mỹ. Bước sang năm 2013, giá trị xuất khẩu sang thị trường châu Âu có dấu hiệu tăng lên nhưng không đáng kể. Cụ thể, trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường Châu Âu của công ty ước đạt 859,3 nghìn USD tăng khoảng 40,87%, với những chính sách thu hút thị trường của Công ty trong thời gian tới hy vọng kết quả của thị trường này trong năm 2014 sẽ khả quan hơn.

Thị trường châu Á tuy là thị trường gần nhất nhưng lại xếp ở vị trí thứ ba về kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Đây là thị trường chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty, chủ yếu là một số thị trường truyền thống như: Indonesia, Philippines, Singapore, Nhật Bản. Giá trị xuất khẩu bình quân ở thị trường này chỉ dao động khoảng 500 – 600 ngìn USD/năm và không có dấu hiệu biến động. Các nhà nhập khẩu ở khu vực này tương đối dễ tính, mức độ yêu cầu về các tiêu chuẩn của sản phẩm không quá cao, do đó, việc thâm nhập là khá dễ dàng, chỉ riêng có Nhật Bản là nước thường có các tiêu chuẩn, yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm nhập khẩu, các yêu cầu về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được đặt lên hàng đầu nên mặc dù Công ty đã bắt đầu tiếp cận được song giá trị xuất khẩu sang thị trường này vẫn chưa cao. Mặt khác, do nhu cầu sử dụng các sản phẩm thủy sản đông lạnh của các quốc gia thuộc khu vực châu Á không nhiều, dẫn đến làm cho thị trường này kém sôi động hẳn đi. Trong 6 tháng đầu năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Á ước đạt 402,4 nghìn USD, tăng hơn 66,77% so với cùng kỳ năm 2013 và gần bằng 61% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này năm 2013, điều đó cho thấy thị trường này trong thời gian sắp tới sẽ có nhiều bước phát triển tốt hơn.

Ngoài 3 thị trường chính trên, các sản phẩm của South Vina còn có mặt ở các thị trường như: Trung Đông, châu Úc và châu Phi, tuy nhiên, tỷ trọng của các thị trường này là không đáng kể

43 0.00 10,000.00 20,000.00 30,000.00 40,000.00 50,000.00 60,000.00 2010 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm 2014 Năm K in h ng ạc h (n gh ìn U SD ) Châu Mỹ Châu Âu Châu Á

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo xuất khẩu hàng năm của Công ty,2014

Hình 4.3: Kim ngạch xuất khẩu sang ba thị trường chính của South Vina giai đoạn từ 2009 đến 6 tháng đầu năm 2014

4.2.2.2 Cơ cấu sản phẩm và loại hình xuất khẩu

Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm như cá tra đông lạnh, cá ba sa fillet, cá tra fillet và một số lạo cá khác nhưng trong đó thì cá tra/basa fillet thịt trắng và thịt hồng là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty từ khi bắt đầu hoạt động xuất khẩu cho đến nay còn các sản phẩm còn lại chủ yếu chỉ để phục vụ nhu cầu trong nước nên có kim ngạch xuất khẩu không đáng kể.

Kể từ cuối năm 2009, các sản phẩm cá tra/basa fillet xuất khẩu của Công ty bắt đầu có bước phát triển lớn, được các khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng, đơn đặt hàng từ các thị trường nước ngoài gia tăng. Năm 2010, cá tra/basa fillet thịt trắng chiếm khoảng 43% cơ cấu cá sản phẩm xuất khẩu đạt 6.624 tấn, đây là mặt hàng xuất khẩu khá thường xuyên của Công ty. Trong khi đó cá tra/basa fillet thịt hồng chiếm 57% trong cơ cấu xuất khẩu, đây là sản phẩm rất được ưa chuộng từ phía khách hàng. Trong năm 2011, năm thắng lớn về kim ngạch xuất khẩu của South Vina, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có đôi chút thay đổi, cá tra/basa fillet thịt hồng chỉ chiếm 49% tương đương 10.066 tấn giảm 8% so với năm 2010, thay vào đó là sự gia tăng của sản phẩm cá tra/basa fillet thịt trắng chiếm 51% trong cơ cấu xuất khẩu tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Mức giá xuất khẩu fillet thịt trắng rơi vào khoảng 3,06 USD/Kg cao hơn so với fillet thịt hồng với 2,16USD/Kg, vì vậy, dù sản lượng xuất khẩu chỉ hơn 2% nhưng đã mạng lại giá trị xuất khẩu lớn

44

hơn đến 20% tương ứng 10,75 triệu USD, theo xu hướng này Công ty dần tập trung đẩy mạnh các đơn đặt hàng xuất khẩu cá tra/basa fillet thịt trắng cho đến thời điểm hiện tại.

Loại hình xuất khẩu: Bỏ qua giai đoạn khi mới bước chân vào hoạt động xuất khẩu, kể từ năm 2010 các sản phẩm của công ty South Vina đều được xuất khẩu trực tiếp qua các thị trường nhờ đó đem lại lợi nhuận cao và tiết kiệm được chi phí trung gian. Ngoài ra, do quá trình hoạt động của Công ty luôn chấp hành tốt các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như tuân thủ các điều luật quốc tế trong hoạt động xuất khẩu nên thủ tục hải quan của công ty South Vina luôn được phân luồng Xanh, từ đó tạo sự thuận lợi nhất cho quá trình xuất khẩu thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu của công ty tnhh công nghiệp thủy sản miền nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)