Thực trạng xuất khẩu

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu của công ty tnhh công nghiệp thủy sản miền nam (Trang 46)

Bắt đầu hoạt động xuất khẩu cá tra vào năm 2007 đến nay Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam đã trở thành một trong những công ty có uy tín cao đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Với sản phẩm xuất khẩu chủ lực là cá fillet đông lạnh, tuy có những bước phát triển mạnh song South Vina cũng không thể tránh khỏi những khó khăn do tình hình biến động chung của hoạt động xuất khẩu cá tra trong giai đoạn 2009 – 2013.

Bảng 4.3: Mức tăng trưởng về sản lượng và giá trị xuất khẩu của South Vina 6 tháng đầu năm 2009 – 2013 Năm 6 tháng đầu năm 2009 6 tháng đầu năm 2010 2010 2011 2012 2013 Sản lượng (tấn) 4.583 6.855,61 15.538,63 20.721,42 18.538,67 17.829,04 Giá trị (Nghìn USD) 10.184,44 15.372,39 35.074,37 54.262,38 42.827,34 38.415,26 Tốc độ tăng trưởng về sản lượng (%) − 49,59 − 33,35 -10,53 -3,81 Tốc độ tăng trưởng về kim ngạch (%) − 50,94 − 54,71 -21,07 -10,30

Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam,2013

Năm 2009 bắt đầu đánh dấu bước phát triển của South Vina trên thị trường xuất khẩu cá tra fillet đông lạnh. Tuy mức sản lượng xuất khẩu chỉ dao động từ 500 – 700 tấn sản phẩm, nhưng đó cũng là một thành tích đáng khích lệ đối với một công ty mới tham gia vào hoạt động này từ năm 2007. Trong 5 tháng đầu năm 2009 sản lượng cá tra xuất khẩu của công ty tăng liên tục, dù chỉ ở mức nhẹ thì trong tháng 6 năm 2009 sản lượng cá tra xuất khẩu tăng mạnh từ 700 tấn trong tháng 5 lên mức 1000 tấn trong tháng 6. Các tháng tiếp theo sản lượng xuất khẩu của công ty tiếp tục tăng dao động từ 1000 – 1200 tấn sản phẩm. Hoạt động xuất khẩu của công ty South Vina gặp thuận lợi trong năm 2009 dù cho tình hình xuất khẩu cá tra cả nước gặp khó khăn là vì

35

theo công bố của Bộ thương mại Mỹ vào tháng 3 – 2009 thì sản phẩm cá tra fillet đông lạnh của South Vina không vi phạm luật bán phá giá khi bán vào thị trường này, đồng nghĩa với việc sản phẩm của South Vina sẽ được áp dụng mức thuế chống bán phá giá 0%. Do đó, bắt đầu năm 2009 thị trường Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu chính của South Vina, thay vì thị trường Tây Ban Nha như như gia đoạn trước.

Bước sang năm 2010, hoạt động xuất khẩu của South Vina càng có nhiều chuyển biến tốt. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2010 tổng sản lượng xuất khẩu cá tra của công ty đã đạt 6.855,61 tấn tăng gấp gần 1,5 lần so với 6 tháng đầu năm 2009. Sản lượng xuất khẩu của công ty tăng đáng kể như vậy có thể là do các sản phẩm của công ty đã được xuất sang thị trường chính là Mỹ, một thị trường rất tiềm năng và rộng lớn. Tính cả năm 2010, tổng sản lượng cá tra xuất khẩu của South Vina đạt 15.538,63 tấn sản phẩm với tổng giá trị xuất khẩu đạt trên 35 triệu USD, một con số đáng tự hào đối với công ty. Mức doanh thu bán hàng nội địa cũng đóng góp khoảng 6,8% cho tổng doanh thu công ty đạt 47,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, dù có sự tăng trưởng tích cực nhưng công ty South Vina cũng gặp không ít những khó khăn trong năm 2010, hàng loạt quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, vấn đề hàm lượng chất kháng sinh tối đa có trong sản phẩm thủy sản của các thị trường đã tạo ra rào cản lớn cho hoạt động xuất khẩu của công ty. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) triển khai thực hiện đạo luật Nông nghiệp Hoa Kỳ (Farm Bill 2008), dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish để hạn chế việc nhập khẩu cá tra Việt Nam. Cũng theo dự luật này cá tra Việt Nam sẽ chịu sự quản lý của USDA thay vì USFDA như trước đây. Ngoài ra, bắt đầu từ 01/01/2010, quy định IUU về vấn đề truy xuất ngồn gốc thủy sản đánh bắt của EU chính thức được áp dụng. Theo đó, EU yêu cầu việc “chứng nhận thủy sản khai thác’ đối với tất cả các nhà máy sản xuất, chế biến thủy sản nhằm ngăn ngừa và loại bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không đúng theo quy định. Một số thị trường khác cũng có những rào cản đáng kể, thị trường Nga vẫn thực hiện chính sách hạn chế nhập khẩu thủy sản Việt Nam, các quốc gia ở khu vực Trung Đông cũng bắt đầu có dấu hiệu mất lòng tin đối với sản phẩm cá tra của Việt Nam. Như vậy, dù có những phát triển nhất định, song trong năm 2010 cũng đặt ra nhiều vấn đề cần ban lãnh đạo South Vina giải quyết để có thể đáp ứng yêu cầu chung của ngành thủy sản 2011 nói chung và mặt hàng cá tra xuất khẩu nói riêng.

Năm 2011 là một điểm sáng của cá tra Việt Nam với sự phát triển mạnh mẽ, song hành với tình hình chung, năm 2011 cũng là năm đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của công ty South Vina với giá trị xuất khẩu đạt đến

36

54,26 triệu USD với tổng sản lượng trên 20 nghìn tấn sản phẩm, một con số đáng kinh ngạc vượt xa với những dự báo của công ty. Cụ thể, chỉ trong 3 quý đầu năm 2011 giá trị xuất khẩu của công ty đã đạt hơn 35,8 triệu USD, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2010. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu trong tháng 12 năm 2011 đạt 7,28 triệu USD tăng hơn 57,5% so với cùng kỳ năm 2010. Với mục tiêu, kế hoạch đề ra trong năm 2011 là 45 triệu USD về giá trị xuất khẩu thì với kết quả đạt được đã vượt xa mức dự tính, cao hơn 20% so với mục tiêu đề ra và cao hơn 54,71% so với năm 2010. Điều này đưa đến mức doanh thu kỷ lục cho công ty với 1.180,2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng hơn 127,3% so với năm 2010. Với thành tích đó Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam lọt vào top 20 công ty xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước chiếm 0,85% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản. Để có được kết quả đáng tự hào đó phải kể đến những nổ lực của tập thể công nhân viên của South Vina trong năm 2011. Đầu tiên là việc mở rộng thị trường, tiềm kiếm khách hàng mới, khách hàng tiềm năng giúp ổn định thị trường góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Thứ hai là việc đầu tư trang thiết bị máy móc, trong năm 2011 công ty South Vina đã cải tiến, nâng cấp cũng như nhập về nhiều máy móc trang thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất mới từ các quốc gia như Đức, Nhật, Anh… Bên cạnh đó, công ty thực hiện mục tiêu điều tiết giá chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị cho hàng hóa xuất khẩu. Ngoài ra, góp phần vào kết quả đạt được của công ty cũng không nên thiếu yếu tố từ môi trường bên ngoài. Trong năm 2011, giá cả của mặt cá tra fillet đông lạnh trên thị trường thế giới bước vào gia đoạn ổn định, nhờ đó tạo ra giá trị lớn cho xuất khẩu. Để bày tỏ lòng cảm ơn đối với những đóng góp của công nhân viên chức trong sự phát triển chung của công ty, vào dịp tết Nguyên Đán, công ty đã chi tổng cộng trên 6 tỷ đồng để khen thưởng cho cán bộ, công nhân viên của công ty, với mức thưởng bình quân khoảng 6 triệu đồng/người, bố trí nhà và nền nhà cho anh chị em công nhân với hơn 300 nền. Có chính sách trả chậm trên 10 năm đối với công nhân viên nghèo chưa có nhà ở.

So với những thuận lợi trong năm 2011 thì năm 2012, tình hình xuất khẩu của Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam gặp phải những khó khăn. Tình hình thiếu nguồn cá tra nguyên liệu của khu vực ĐBSCL đã dẫn đến việc giá cá tra nguyên liệu tăng đột biến, đồng thời lãi suất ngân hàng tăng cao đã làm cho chi phí sản xuất tăng một cách khó kiểm soát đươc. Sự sụt giảm sản lượng nhập khẩu ở các thị trường chính, trong đó có các quốc gia ở châu Âu, thêm vào đó giá XK cá tra trên thị trường thế giới sụt giảm đã tác động mạnh đến kim ngạch xuất khẩu cá tra của công ty. Giá trị XK trong

37

tháng 12 của công ty chỉ đạt 4,46 tiệu USD giảm hơn 2,28 triệu USD, tương đương 38,7% so với cùng kỳ năm 2011. Tổng sản lượng xuất khẩu năm 2012 của công ty đạt 18.537,67 tấn sản phẩm giảm hơn 2000 tấn so với năm 2011, đồng thời giá trị xuất xuất khẩu cũng giảm 21,07% so với năm 2011. Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn chung của ngành thủy sản Việt Nam thì kết quả trên cũng được xem là đáng khích lệ cho những cố gắng của công ty South Vina. Kết thúc năm 2012, doanh thu xuất khẩu mặt hàng cá tra của South Vina đứng hạng nhất trọng các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra trên địa bàn Thành phố Cần Thơ và đứng thứ 5 trong tổng số các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất cả nước. Bên cạnh đó, Công ty còn đầu tư thêm 5 tỷ đồng để thực hiện dự án kéo điện qua cồn Sơn – cồn nằm ven sông Hậu mà vài chục năm vừa vừa qua không có điện lưới quốc gia để sử dụng. Đây là công trình có ý nghĩa của Công ty nhằm hỗ trợ quận Bình Thủy với mong muốn đóng góp, phát triển địa phương đồng thời tạo điều kiện mở rộng thêm được vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của Công ty trong năm 2013.

-40.00% -20.00% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% Năm M c ng tr ư ởn g( %) Sản lượng Kim ngạch Sản lượng 33.35% -10.53% -13.96% Kim ngạch 54.71% -21.07% -29.20% 2011 2012 2013

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam,2013

Hình 4.1: Mức tăng trưởng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra của South Vina giai đoạn 2011 – 2013

Năm 2013 tiếp tục là một năm khó đối với hoạt động xuất khẩu cá tra của Việt Nam nói chung và đối với công ty South Vina nói riêng. Nhìn vào Hình 4.1 ta có thể thấy năm 2013 sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty South Vina tiếp tục sụt giảm. Cụ thể, trong năm 2013 tổng sản lượng cá tra fillet xuất khẩu của Công ty ước đạt gần 18 nghìn tấn sản phẩm giảm 3,83% so với cùng kỳ năm 2012, bên cạnh đó giá trị xuất khẩu cũng sụt giảm 10,30% so

38

với năm 2012 chỉ đạt hơn 38 triệu USD. Nguyên nhân của việc sụt giảm về sản lượng và kim ngạch được lý giải là do trong năm 2013 nguồn nguyên liệu bị thiếu hụt, không đáp ứng được đủ nhu cầu sản xuất của Công ty. Bên cạnh đó, tình hình xuất khẩu của Công ty bị rơi vào tình trạng ảm đạm trong một vài tháng của năm 2013. Cụ thể, trong tháng 2 năm 2013, thị trường cá tra khá nguội lạnh, các đơn đặt hàng của công ty đều bị giảm đáng kể có với cùng kỳ tháng trước đó, dẫn đến sản lượng trong tháng 2 chỉ đạt 725,48 tấn sản phẩm giảm 60,20% so với cùng kỳ năm 2012 và giảm 42,4% so với tháng 1 năm 2013. Tính đến tháng 5 năm 2013 mức kim ngạch xuất khẩu của công ty chỉ đạt 15,14 triệu USD và theo thống kê của VASEP thì công ty South Vina đã nằm ngoài top 10 doanh ngiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất cả nước, cụ thể Công ty đứng thứ 11. Trước tình hình đó, ban lãnh đạo Công ty đã có nhiều chính sách kịp thời để vực dậy tình hình hiện tại. Bắt đầu từ tháng 8 năm 2013, tình hình xuất khẩu của Công ty có chiều hướng khả quan hơn khi sản lượng xuất khẩu trong tháng đạt 1.450,58 tấn sản phẩm tăng 10,08% so với cùng kỳ năm 2012, tuy mức tăng không quá lớn nhưng cũng đã phản ánh được những cố gắng của công ty South Vina trong giai đoạn khó khăn chung. Các tháng tiếp theo trong năm 2013, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Công ty không có chiều hướng tăng liên tục, dù chỉ ở mức tăng nhẹ nhưng đó cũng là tín hiệu đáng mừng cho sự tăng trưởng của Công ty tạo tiền đề cho những kế hoạch trong năm 2014. 0.00 500.00 1,000.00 1,500.00 2,000.00 2,500.00 3,000.00 3,500.00 4,000.00 4,500.00 5,000.00 Mont h Jan- 13 Feb- 13 Mar -13 Apr -13 May- 13 Jun- 13 Jan- 14 Feb- 14 Mar -14 Apr -14 May- 14 Tháng M c sản l ư n g k im n gạc h

Sản lượng (tấn) Kim ngạch(nghìn USD)

Nguồn:Phòng kế toán Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam,2013

Hình 4.2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty South Vina 6 tháng đầu năm 2013 và 2014

39

Tình hình xuất khẩu của công ty South Vina trong 6 tháng đầu năm 2014 có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng của năm 2014 điều vượt mức 1.200 tấn sản phẩm, một con số đáng mừng trong giai đoạn khó khăn của xuất khẩu thủy sản cả nước như các chuyên gia dự báo. Đáng chú ý nhất là sản lượng xuất khẩu trong tháng 1 và tháng 3 năm 2014. Cụ thể, trong tháng 1 và tháng 3 năm 2014, sản lượng xuất khẩu đạt lần lượt là 2.181,31 tấn và 2.135,75 tấn tăng lần lượt 27,48% và 37,23% so với cùng kỳ năm 2013. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu trong 2 tháng này cũng tăng lần lượt 19,97% và 31,25% so với cùng kỳ năm 2013. Bên cạnh đó, tính đến tháng 6 năm 2014, tổng sản lượng xuất khẩu của Công ty ước đạt 10.647,64 tấn sản phẩm với tổng kim ngạch đạt trên 22 triệu USD. Bảng 4.4: Mức tăng trưởng về sản lượng và giá trị xuất khẩu của South Vina 6 tháng đầu năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2014

Năm 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014

Sản lượng (tấn) 7.802,46 10,674.64 Giá trị (Nghìn USD) 17.440,08 22.649,06 Tốc độ tăng trưởng về sản lượng (%) -1,71 36,81 Tốc độ tăng trưởng về kim ngạch (%) -12,07 29,87

Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam,2013

Nếu đem so sánh với cùng kỳ năm 2013 thì tổng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của 6 tháng đầu năm 2014 có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể, sản lượng cá tra xuất khẩu của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng khoảng 36,81% (tăng hơn 2.500 tấn) và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên khoảng gần 30% so với cùng kỳ năm 2013. Từ đó cho thấy, dù được các chuyên gia dự báo năm 2014 xuất khẩu cá tra sẽ tiếp tục gặp khó khăn, song với kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2014 của công ty South Vina đã cho thấy một tín hiệu đáng mừng. Theo như đà tăng trưởng trên, ban lãnh đạo công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam có thể đặt niềm tin vào kết quả vào cuối năm 2014 tổng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Công ty sẽ vượt mức 20.000 tấn sản phẩm.

40

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu của công ty tnhh công nghiệp thủy sản miền nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)