TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH HÀNG CÁ TRA VIỆT

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu của công ty tnhh công nghiệp thủy sản miền nam (Trang 39)

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Bảng 4.1: Sản lượng, kim ngạch và thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam giai đoạn 2009 đến năm 2013

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Sản lượng (tấn) 607.665 645.000 668.520 527.300 550.000 Kim ngạch (tỷ USD) 1,34 1,43 1,81 1,74 1.76 Thị trường 133 133 136 142 149 Tốc độ tăng trưởng về sản lượng (%) -5,05 6,14 3,65 -21,12 4,30 Tốc độ tăng trưởng về kim ngạch (%) -7,78 6,72 26,57 -3,87 1.15

Nguồn: Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam(VASEP),2013

Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam thì cá tra là một trong những mặt hàng chủ lực luôn đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn. Những năm gần đây giá trị xuất khẩu của mặt hàng cá tra ngày càng chiếm tỷ trong lớn và chỉ xếp sau mặt hàng tôm trong cơ cấu mặt hàng của ngành thủy sản. Trong giai đoạn 2009 – 2013 hoạt động xuất khẩu cá tra của Việt Nam có nhiều biến động do chịu sự ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như những vấn đề phát sinh trong quá trình hội nhập. Điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam. Nhìn vào Bảng 4.1 ta thấy tốc độ tăng trưởng về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013 có nhiều sự biến động đáng kể. Sau năm 2009, cả sản lượng và kim ngạch đều có tốc độ tăng trưởng giảm so với năm 2008 (5,05% và 7,78%) thì năm 2010 xuất khẩu cá tra Việt Nam đã có sự tăng trưởng đồng đều kể cá về sản lượng và kim ngạch

28

xuất khẩu. Cụ thể sản lượng xuất khẩu tăng 6,14% và kim ngạch xuất khẩu tăng 6,72% so với năm 2009. Năm 2011, tuy sản lượng xuất khẩu tăng không nhiều chỉ tăng 3,65% so với năm 2010 nhưng kim ngạch xuất khẩu thu được lại tăng đến 26,57% (tăng khoảng 0,38 tỷ USD), một tín hiệu đáng mừng cho hoạt động xuất khẩu cá tra Việt Nam, việc tăng kim ngạch xuất khẩu dù sản lượng tăng không nhiều đã chứng tỏ sản phẩm cá tra Việt Nam đang có giá cao trên thị trường thủy sản quốc tế. Năm 2012, cá tra Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn về nguyên liệu cũng như về những biến động của thị trường nên sản lượng xuất khẩu đã sụt giảm rất nhiều so với năm 2011. Cụ thể, sản lượng cá tra xuất khẩu trong năm 2012 giảm 21,12% tuy nhiên, việc sản phẩm cá tra Việt Nam đã khẳng định được chất lượng cho nên giá XK của cá tra không sụt giảm nhiều nhờ đó mà kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2012 chỉ giảm 3,87% (khoảng 70 triệu USD) so với năm 2011. Năm 2013, tuy không có nhiều bước phát triển đột phá tuy nhiên sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra đã tăng trở lại, dù chỉ ở mức tăng nhẹ (4,30% về sản lượng và 1,15% về kim ngạch). Tuy có sự phát triển trở lại nhưng nhiều nhà kinh tế dự báo rằng năm 2014 tiếp tục là một năm có khăn của cá tra Việt Nam. Với những kết quả trên ta thấy trong giai đoạn 2009 – 2013 cá tra Việt Nam đã có nhiều bước phát triển, song bên cạnh đó cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Cụ thể:

Năm 2009, cá tra Việt Nam xuất khẩu sang 133 thị trường trên thế giới. Trong đó, ba thị trường hàng đầu đều có kim ngạch trên 100 triệu USD là Mỹ, Đức và Tây Ban Nha. So với năm 2008, ca tra mất 14 thị trường cũ, có thêm 17 thị trường mới. Sự gia tăng thị trường của cá tra là một tính hiệu tốt, nhưng việc có thêm nhiều thị trường mới cũng sẽ phát sinh thêm chi phí cho việc tiếp cận và thâm nhập. Theo VASEP, xuất khẩu cá tra trong năm 2009 đạt 607.665 tấn, kim ngạch đạt 1,34 tỷ USD, giảm 5,05% về sản lượng và 7,78% về kim ngạch xuất khẩu so với năm 2008.

Sản phẩm cá tra xuất khẩu chủ yếu vẫn là fillet đông lạnh nên giá thấp. So với năm 2008, xuất khẩu cá tra năm 2009, giảm mạnh hơn ở hầu hết các thị trường như Tây Ban Nha, Đức, Trung Quốc… Riêng chỉ có thị trường Nga là tăng về giá trị, nhưng không lớn, trong khi sản lượng lại giảm lớn.

Sản phẩm cá tra gần như vẫn có thế mạnh gần như độc quyền trên thế giới. Tuy nhiên, sự sụt giảm về sản lượng và kim ngạch của năm 2009 so với năm 2008 là do những rào cản từ các thị trường nhập khẩu chính, sản phẩm cá tra Việt Nam bị khá nhiều “chỉ trích” của các phương tiện truyền thông ở một số nước Châu Âu (Italia, Tây Ban Nha, Na Uy), Trung Đông và New Zeland

29

đã làm hạn chế sản lượng xuất khẩu. Ngoài ra, việc Mỹ dự định đưa cá tra Việt Nam vào danh mục cá da trơn (catfish) theo đạo luật Nông nghiệp Hoa Kỳ (Farm Bill 2008) là một điều bất lợi cho hoạt động xuất khẩu cá tra vốn đã gặp nhiều khó khăn sau các vụ kiện bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, vấn đề thiếu nguyên trong nước trở thành gánh nặng cho hoạt động xuất khẩu. Năm 2009 là năm khủng hoảng về nguồn nguyên liệu các loại thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam, trong đó có cá tra. Sản lượng cá tra nuôi giảm mạnh do năm 2008 nông dân bị thất thu nên giảm diện tích nuôi vào năm 2009, chi phí của các yếu tố đầu vào như phân bón, thức ăn nuôi,.. cũng ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu. Ngoài ra, việc khai thác thủy sản cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của các cơn bão, chi phí xăng dầu tăng và sự kiện Trung Quốc cấm khai thác biển.

Kết thúc năm 2009 với nhiều sự bất ổn, hoạt động xuất khẩu trong năm 2010 được dự báo sẽ có nhiều chuyển biến tích cực do nhu cầu của thế giới đối với mặt hàng này sẽ tăng cao. Theo dự báo của VASEP, sản lượng cá tra nguyên liệu trong năm 2010 sẽ được nâng lên 1,5 triệu tấn, trong đó sản phẩm xuất khẩu là 600.000 tấn, tiêu thụ nội địa 100.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD, tạo việc làm cho 20 vạn lao động. Tuy nhiên, thực tế cho thấy kết thúc năm 2010 tổng giá trị xuất khẩu cá tra chỉ đạt 1,43 tỷ USD dù tổng kim ngạch xuất khẩu của cá tra đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, khoảng trên 645.000 tấn. Nguyên nhân làm cho giá trị xuất khẩu cá tra thấp dù kim ngạch xuất khẩu lại tăng cao là do:

- Giá xuất khẩu (XK) trung bình cá tra giảm mạnh: Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 11 tháng đầu năm 2010, giá XK trung bình cá tra giảm mạnh, chỉ đạt 2,14 USD/kg, giảm 3% cho với cùng kỳ năm 2009. Giá xuất khẩu cá tra liên tục giảm sút bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như sản lượng nuôi tăng quá nhanh, nhiều doanh nghiệp cạnh tranh XK bằng cách hạ giá XK, đồng thời giảm chất lượng sẩn phẩm, gây tổn hại đến thương hiệu cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới.

- Vấn đề nguồn nguyên liệu trở thành gánh nặng: Theo diễn biến 3 tháng cuối năm 2010 cho thấy, khi nguồn nguyên liệu trong nước không đủ cho nhu cầu chế biến XK, cộng với tác động của tỷ giá đồng USD tăng đã khiến giá trung bình cá tra nguyên liệu tăng từ 17.500 VND/kg lên 23.000 VND/kg. Từ đó, đã làm ch chi phí sản xuất tăng lên, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và chế biến XK cá tra.

- Chất lượng sản phẩm: Việc không tuân thủ các yêu cầu về chất lượng trong quá trình sản xuất đã làm cho chất lượng các sản phẩm cá tra bị

30

giảm sút đáng kể. Nhiều doanh nghiệp vì lý do cạnh tranh mà không quan tâm đến chất lượng, giảm trọng lượng sản phẩm so với tiêu chuẩn để hạ giá thấp đi đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của cá tra Việt Nam trên trường thế giới.

- Khó khăn từ các thị trường: Năm 2010, cá tra Việt Nam tiếp tục gặp nhiều rào cản từ các thị trường tiêu thụ, gây ảnh hưởng đến uy tín của cá tra trên thị trường thế giới. Đối với thị trường Mỹ, vấn đề bán phá giá vẫn luôn tiếp diễn khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố thuế chống bán phá giá cá tra đối với các doanh nghiệp Việt Nam là 4,22 USD/kg bằng khoảng 130% giá bán sang thị trường này. Bên cạnh đó, các quốc gia như Ukraina, Brazil đã cảnh báo về một số sản phẩm cá tra xuất khẩu của Việt Nam có chứa các chất độc hại, làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.

Dù đã được đặt nhiều kỳ vọng, song kết quả đạt được của hoạt động xuất khẩu cá tra trong năm 2010 lại không như mong đợi. Thực tế cho thấy, ngành hàng cá tra vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động xuất khẩu. Do đó, đề vực dậy ngành cá tra trong nước cũng như chấn chỉnh thị trường xuất khẩu cho năm 2011, Hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam đã thông nhất bốn giải pháp, gồm: tăng giá XK trung bình thông qua quản lý giá sàn XK; ổn định lượng nguyên liệu, bảo đảm cung – cầu; tăng cường quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn sản phẩm và đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại.

Sau những khó khăn gặp phải trong năm 2009 và 2010, hoạt động xuất khẩu cá tra đã trở lại và phát triển mạnh mẽ trong năm 2011. Số liệu Hải Quan Việt Nam cho thấy, giá trị XK cá tra năm 2011 đạt 1,805 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2010. Liên tục trong trong năm 2011, giá trị XK cá tra Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng hai con số, trong khi tăng trưởng khối lượng chỉ ở mức một con số, thậm chí còn sụt giảm vào tháng 2 và tháng 7.

Khối lượng xuất khẩu cá tra năm 2011 ước đạt trên 600.000 tấn, tăng 3% so với năm 2010. Một tín hiệu đáng mừng là trong năm 2011 đá có 230 doanh nghiệp tham gia XK cá tra. Những thị trường duy trì được lượng nhập khẩu (NK) ổn định hoặc tăng một phần là nhờ các DN tham gia XK chủ yếu là DN lớn, có khả năng đảm bảo nguồn cung.

Giá trung bình cá tra XK trong các tháng năm 2011 liên tục tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2010. Mức chênh lệch giá so với cùng kỳ năm trước thể hiện rất rõ vào các tháng 5, 6, 7, 8 và 10 (tăng khoảng 26%), so với các tháng đầu năm và cuối năm 2011 tăng khoảng 15%. Giá trung bình XK đạt đỉnh vào tháng 6 và tháng 8, giảm nhẹ vào tháng 2 và tháng 7. Nguồn

31

nguyên liệu chế biến thiếu, chi phí gia tăng, nhu cầu cao là những yếu tố thúc đẩy giá trung bình XK tăng.

Trong năm 2011, XK cá tra chủ yếu là hàng fillet đông lạnh với giá trị XK mặt hàng này đạt 1,79 tỷ USD, chiếm 99% tổng giá trị XK cá tra của Việt Nam. Hàng giá trị gia tăng vẫn còn khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 1% tổng giá trị XK cá tra. Giá trị XK cá tra fillet đông lạnh và hàng chế biến tính đến cuối tháng 11 năm 2011 đều tăng so với giá trị XK mặt hàng cá tra cùng loại của cả năm 2010.

Trong số 136 quốc gia và vùng lãnh thổ NK cá tra của Việt Nam, Mỹ là nước có giá trị NK hàng philê đông lạnh lớn nhất, trong khi Hà Lan là thị trường đơn lẻ có giá trị NK hàng chế biến nhiều nhất đạt trên 5,4 triệu USD, chiếm 38,81% thị phần của tổng giá trị XK hàng cá tra chế biến. XK cá tra philê đông lạnh sang Ai Cập trong năm 2011 có xu hướng giảm so với năm trước nhưng hàng chế biến lại có xu hướng tăng gần 350%, mặc dù giá trị XK vẫn còn rất khiêm tốn so với các thị trường NK hàng chế biến của Việt Nam.

Cơ cấu các thị trường NK chính hầu như không thay đổi. Sự biến động chỉ xảy ra ở nhóm thị trường nhỏ, nguyên nhân có thể do nhu cầu tại các thị trường này không ổn định. Mỹ và EU vẫn là những thị trường NK lớn nhất cá tra của Việt Nam. Hai thị trường này chiếm 47% tổng giá trị XK cá tra của Việt Nam năm 2011. Trong đó, XK sang Mỹ tăng 87,8% lên 331,6 triệu USD, thị phần tăng từ 11% lên 18%. Thị trường EU bị giảm tỷ trọng từ 37% xuống còn 29,7%, do XK sang Tây Ban Nha – thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất trong khối giảm 9,4%.

Với những tính hiệu tích cực mà hoạt động xuất khẩu cá tra mang lại trong năm 2011, nhiều chuyên gia dự báo rằng năm 2012 sẽ tiếp tục là một năm bùng nổ của cá tra Việt Nam, với dự báo giá trị xuất khẩu cá tra có thể vượt mốc 2 tỷ USD. Tuy nhiên, trái với những dự đoán ban đầu, hoạt động xuất khẩu cá tra trong năm 2012 gặp phải những khó khăn.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2012, cá tra Việt Nam đã xuất khẩu sang 142 thị trường, tăng so với 136 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2011. Giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 1,74 tỷ USD, giảm 3,4% so với năm 2011. Mặc dù không đạt mục tiêu đặt ra, nhưng xuất khẩu cá tra trong năm qua vẫn duy trì vị thế của một mặt hàng chiến lược trong cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

Nguyên nhân chính của sự sụt giảm trong năm 2012 là do sự tăng lên củ giá cá nguyên liệu trong nước dẫn đến việc thiếu hụt nguồn vốn của các

32

DN Việt Nam trong quá trình sản xuất và do sự thu hệt của các thị trường. Trong 10 thị trường chiếm thị phần chính gồm: Châu Âu, Mỹ, Asean, Trung Quốc và Hồng Kông, Mexico, Brazil, Ai Cập, Ả-rập Xê-út, Colombia, Australia, chiếm tỷ trọng 77,5% tổng giá trị xuất khẩu cá tra năm 2012 thì đã có tới 7 thị trường giảm nhập khẩu cá tra trong năm 2012 so với năm 2011, trong đó giảm mạnh nhất là EU,giảm 19% so với năm 2011, và Ả-rập Xê-út. Ba thị trường còn lại là Mỹ, Trung Quốc và Hồng Kông, Ai Cập đều tăng lần lượt là 8,2%; 31,5% và 29,1%, tuy nhiên mức tăng này đều thấp hơn rất nhiều so với các năm trước đó.

Theo nhận định của VASEP, năm 2013, xuất khẩu cá tra sẽ gặp nhiều khó khăn do cả doanh nghiệp và người nuôi cá tra vẫn tiếp tục thiếu vốn, trong khi hai thị trường nhập khẩu chính có sức tiếp nhận tốt là EU và Mỹ vẫn chưa hồi phục.

Đúng như nhận định, tình hình xuất khẩu cá tra Việt Nam trong năm 2013 chưa có nhiều khởi sắc mới, những thị trường nhập khẩu truyền thống đang có mức tăng chậm lại. Thêm vào đó, những cuộc cạnh tranh trong thương trường ở các thị trường lớn như: Mỹ và EU đã gây không ít tổn thất cho các doanh nghiệp xuất khâu cá tra Việt Nam.

Năm 2013, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 149 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, tăng thêm 7 quốc gia so với cùng kỳ năm 2012. Xuất khẩu cá tra năm 2013 đạt 1,76 tỷ USD, tăng hơn 1% so với cùng kỳ năm 2012.

Có thể thấy rằng, dù thị trường của cá tra ngày càng được mở rộng: Năm 2011 là 136, năm 2012 là 142 và năm 2013 là 149 song giá trị xuất khẩu cá ta lại sụt giảm chứng tỏ kim ngạch xuất khẩu cá tra vẫn chưa có tiến triên tốt. Vẫn là những nguyên nhân rất cũ của ngành cá tra Việt Nam. Trong năm 2013 nguồn nguyên liệu giảm 13% so với cùng kỳ năm 2012, bắt nguồn từ việc cá tra mất giá nên nhiều hộ nông dân đã treo đầm, bỏ nghề nuôi cá. Bên cạnh đó, các vấn đề từ các thị trường chính như Mỹ, EU vẫn chưa có dấu hiệu bình ổn trở lại. Nhiều giải pháp nhằm vực dậy ngành sản xuất này đã được đưa ra, nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp nào thật hiệu quả. Trước thực

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu của công ty tnhh công nghiệp thủy sản miền nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)