Phân tích chiến lược đề xuất

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu của công ty tnhh công nghiệp thủy sản miền nam (Trang 68)

5.1.2.1 Chiến lược S/O

- SO1: Chiến lược thâm nhập thị trường mới, giữ vựng thị trường hiện tại: Để đảm bảo hoạt động xuất khẩu mang tính hiệu quả và bền vững, Công ty không tập trung vào một thị trường duy nhất, vì tính rủi ro sẽ rất cao nếu thị trường đó bão hòa, thay vào đó Công ty không ngừng mở rộng sản phẩm của mình sang các thị trường mới nhằm gia tăng tầm ảnh hưởng của thương hiệu. Bên cạnh đó, Công ty cũng tiếp tục củng cố vào các thị trường hiện tại, điển hình là tập trung vào thị trường giàu tiềm năng nhất của Công ty là Brazil, đây là thị trường mang lại nguồn kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cho công ty, do đó Công ty luôn tìm hiểu nhu cầu của khách hàng thị trường này để có thể đáp ứng kịp thời và một cách đầy đủ nhất những yêu cầu của thị trường này, nếu một khi có rủi ro xảy ra thì những khách hàng trung thành của thị trường này vẫn có thể giúp Công ty hoạt động ổn định. Bên cạnh đó, South Vina không ngừng thu hút nhiều nhà nhập khẩu từ các thị trường mới nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu giúp gia tăng lợi nhuận cho Công ty.

- SO2: Mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường: dựa vào những thế mạnh vốn có như nguồn lao động dồi dào, địa điểm thuận lợi, cơ sở hạ tầng hiện đại, cũng như là công nghệ, dây truyền sản xuất tiên tiến,để từ đó Công ty có thể mở rộng quy mô sản xuất góp phần làm giảm chi phí sản xuất và đáp ứng được nhu cầu của nhiều thị trường xuất khẩu khác nhau.

5.1.2.2 Chiến lược W/O

- WO1: Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm: Đối với Công ty mức đa dạng mức đa dạng hóa sản phẩm còn rất thấp chủ yếu tập trung vào mặt hàng cá tra đông lạnh, cá tra, basa fillet. Điều này chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng phong phú của khách hàng, các sản phẩm giá trị gia tăng của Công ty còn rất ít chưa mang lại giá trị lớn. Ngoài ra, phát triển chiến lược đa dạng hóa sản phẩm còn giúp Công ty phân tán được rủi ro khi thị trường sản phẩm khác gặp khó khăn, đồng thời tạo thế cạnh tranh với nhiều công ty, doanh nghiệp khác bằng cách đưa ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.

- WO2: Xây dựng mẫu mã bao bì sản phẩm phù hợp với thị trường: Công ty cần chú trọng hình thức, kiểu dáng bên ngoài của sản phẩm, không những đẹp phù hợp với từng thị trường mà phải tạo được sự đặc trưng, gây ấn tượng cho khách hàng, tạo điều kiện để đưa thương hiệu SOUTHVINA đến với nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Để đáp ứng yêu cầu này, Công ty cần xây dựng bộ phận chuyên trách việc thiết kế bao bì thông qua việc tìm

57

hiểu các thị trường mà Công ty xuất khẩu về yêu cầu chất liệu cũng như về văn hóa trong kinh doanh.

- WO3: Chú trọng hoạt động Marketing quốc tế: Marketing quốc tế đang trở thành một trong những hoạt động quan trọng, quyết định đến sự thành bại của hoạt động xuất khẩu của một công ty. Nếu một công ty có được một chiến lược Marketing tốt không những giúp sản phẩm của họ thâm nhập được thị trường quốc tế mà còn có thể phát triển được lâu dài, vì thị trường thế giới là rất tiềm năng. Đối với công ty South Vina cần đẩy mạnh thực hiện các hoạt động Marketing Mix nhằm đưa sản phẩm của mình ra nhiều thị trường hơn và có chỗ đứng vững chắc trên trường quốc tế.

5.1.2.3 Chiến lược S/T

-ST1: Kiểm soát, nâng cao chất lượng sản phẩm: Với công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại và chủ động quy hoạch vùng nguyên liệu cho Công ty, chiến lược kiểm soát nâng cao chất lượng sản phẩm tạo lợi thế rất lớn cho Công ty khi cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong ngành và có thể đáp ứng tốt xu hướng của các thị trường về vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, khi kiểm soát được chất lượng sản phẩm có thể giúp Công ty chủ động về cả yếu tố giá.

- ST2: Chiến lược giá cả, chi phí hợp lý: Trước vấn đề bán phá giá và mức thuế CBPG ngày một tăng cao đối với những doanh nghiệp vi phạm, để đảm bảo những yêu cầu và lợi nhuận, Công ty cần xây dựng chiến lược giá phù hợp bằng cách dựa vào những lợi thế sẵn có nhằm giữ vững được vị thế của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh, phù hợp với nhà nhập khẩu và đặc biệt là tránh được những rủi ro từ luật chống bán phá giá đã được quy định.

5.1.2.4 Chiến lược W/T

- WT1: Kiểm tra chặt chẽ vùng nuôi nguyên liệu chất lượng: Công ty cần có chiến lược để đảm bảo có được nguồn nguyên liệu chất lượng phục vụ cho quá trình sản xuất lâu dài. Cử các kỹ sư chuyên trách đến kiểm tra vùng quy hoạch nuôi cá nguyên liệu thường xuyên để đảm bảo chất lượng. Xây dựng chuỗi mua nguyên liệu cá tra có chất lượng bền vững từ các hộ nông dân các tỉnh trong khu vực, để có được nguồn nguyên liệu chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu sản xuất.

- WT2: Xây dựng bộ phận chuyên trách Marketing: Để đảm bảo cạnh tranh hiệu quả, hoạt động marketing là rất cần thiết nhằm giúp tìm hiểu được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng từ đó giúp Công ty sản xuất được những mặt hàng đúng nhu cầu người tiêu dùng, góp phần gia tăng lợi nhuận cho công ty.

58

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu của công ty tnhh công nghiệp thủy sản miền nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)