Kết quả mô hình

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu của công ty tnhh công nghiệp thủy sản miền nam (Trang 58)

4.3.2.1 Mô hình thống kê cho các biến

Bảng 4.6: Mô tả thống kê và ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình (n=48)

Các biến VIF Trung

bình

Độ lệch

chuẩn 1 2 3 4

1. Kim ngạch xuất khẩu

(nghìn USD) 8.09 0.41

2. Tỷ giá hối đoái 1.78 9.87 0.08 0.73***

3. Lạm phát (%) 1.05 -0.53 1.17 0.05 -0.03

4. Quy mô doanh nghiệp

(số lao động) 1.31 7.14 0.08 0.58*** 0.45*** 0.09 5. Giá cá tra nguyên liệu

(VND 1.61 9.92 0.15 0.21 0.51*** 0.12 0.36**

Nhìn vào Bảng 4.6 cho biết giá trị của hệ số phóng đại phương sai (VIF – variance inflation factor), trung bình, độ lệch chuẩn và hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Trước khi phân tích dữ liệu, mô hình này đã thực hiện các giả thuyết thống kê để kiểm tra dữ liệu có thỏa mãn điều kiện giả thuyết hay không? Sau khi thực hiện các kiểm định, kết quả kiểm định White ta thấy giá trị Prob > chi2 = 0,61 >  = 5%, từ đó chấp nhận giả thuyết H0: phương sai cố định. Kết quả đó chứng tỏ rằng mô hình không có hiện tượng “heteroskedasticity” trong dữ liệu. Nhìn vào Bảng 4.6 ta thấy, giá trị lớn nhất là 0.73 – cho biết mối tương quan giữ tỷ giá hối đoái giữa VND và USD đến kim ngạch xuất khẩu cá tra fillet của công ty South Vina. Ngoài ra, Bảng 4.6 còn thể hiện giá trị VIF của các biến có trong mô hình đều dưới giá trị “ngưỡng” là 10.0 (Hair và các công sự, 2006). Điều này có nghĩa là, không có hiện tượng đa cộng tuyến khi xem xét tất cả các biến này đồng thời trong mô hình nghiên cứu. Các kết quả kiểm định này chứng tỏ rằng kết quả ước lượng không bị chệch về mặt thống kê.

47

4.2.2.2 Kiểm định thống kê

Đây là bước tiến hành thực hiện các kiểm định thống kê để phát hiện ra các sai sót có trong mô hình từ đó khắc phục những sai sót đó.

Kiểm định bỏ sót biến: Kiểm định theo phương pháp Ramsey reset Đặt giả thuyết:

H0: Mô hình không bỏ sót biến H1: Mô hình bỏ sót biến

Kết quả thu được:

Ramsey RESET test using powers of the fitted values of Y Ho: model has no omitted variables

F(3, 40) = 2.83 Prob > F = 0.0507

Ta có: Prob > F =0.0507 >  = 5% nên chấp nhận H0: Mô hình không bỏ sót biến.

Vậy mô hình không có biến bị bỏ xót.

Kiểm định phương sai sai số thay đổi: Sử đụng kiểm định White Đặt giả thuyết:

H0: Phương sai cố định H1: Phương sai thay đổi Kết quả thu được:

White's test for Ho: homoskedasticity against Ha: unrestricted heteroskedasticity chi2(14) = 11.96

Prob > chi2 = 0.6091

Ta có: Prob > chi2 = 0.6091 >  = 5%. Chấp nhận giả thuyết H0: Phương sai cố định.

Kết luận: Vậy mô hình có phương sai cố định (không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi) hay “heteroskedasticity”.

48

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Sử dụng hệ số phóng đại phương sai.

Kết quả thu được:

Bảng 4.7: Giá trị hệ số phóng đại phương sai VIF

Các biến VIF (variance inflation factor)

Tỷ giá hối đoái 1.78

Lạm phát 1.05

Quy mô doanh nghiệp (số lượng

lao động) 1.31

Giá cá tra nguyên liệu 1.61

Mean VIF 1.44

Vì giá trị hệ số phóng đại của các biến đều bé hơn 10.0 (Hair và các cộng sự, 2006) nên mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.

4.3.2.3 Thảo luận kết quả

Tiến hành kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính (OLS) với biến phụ thuộc là kim ngạch xuất khẩu và các biến độc lập gồm: tỷ giá hối đoái, lạm phát, quy mô doanh nghiệp, giá cá tra nguyên liệu ta được kết quả sau:

Bảng 4.8: Ảnh hưởng của các yếu tố đến kim ngạch xuất khẩu cá tra

Các biến Hệ số ước lượng Độ lệch chuẩn P - value Hằng số -35.651 5.084 0.000 Các biến độc lập

Tỷ giá hối đoái 3.993 0.666 0.000

Lạm phát 0.03 0.033 0.384

Quy mô doanh nghiệp

(số lượng lao động) 1.726 0.484 0.001

Giá cá tra nguyên liệu -0.806 0.294 0.009

N 48

R – squared 0.672

P – value 0.000

Theo kết quả mô hình ta có R – squared = 67,20%. Điều này chứng tỏ rằng các biến độc lập có trong mô hình giải thích được 67,20% sự thay đổi của biến phụ thuộc (kim ngạch xuất khẩu cá tra fillet đông lạnh). Còn lại 32,80%

49

sự thay đổi được giải thích bởi các biến độc lập không có trong mô hình. Ngoài ra, ta thấy hệ số R – squared tương đối cao cho thấy khả năng giải thích của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong mô hình là khá tốt. Đồng thời, ta có giá trị P - values = 0,0000 <  = 1%, có nghĩa là mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Ngoài ra nhìn vào mô hình ta thấy:

- P – value của các biến X1, X3 và X4 đều bé hơn  = 0.01 điều này có nghĩa là 3 biến độc lập tỷ giá hối đoái, quy mô doanh nghiệpgiá cá tra nguyên liệu có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Điều này là hợp lý vì 3 yếu tố này là 3 yếu tố xuất hiện trực tiếp vào quá trình sản xuất và xuất khẩu cá tra fillet của công ty South Vina.

- P – value của biến X2 lớn hơn  = 0.01 điều này có nghĩa là biến độc lập tỷ lệ lạm phát không có ý nghĩa trong mô hình với mức ý nghĩa 1% (ít nhất về mặt thống kê). Trên thực tế, tỷ lệ lạm phát của quốc gia cũng có tác động đến hoạt động xuất khẩu, vì khi lạm phát của một quốc gia tăng sẽ làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu của quốc gia đó với các đối thủ trên trường thế giới. Tuy nhiên, do đề tài này chỉ áp dụng đối với một doanh nghiệp, nên có thể sự tác động của yếu tố lạm phát không ảnh hưởng trực tiếp.

Sự tác động của các biến độc lập có ý nghĩa còn lại trong mô hình được giải thích cụ thể:

- X1: Đây là biến có trong mô hình để thể hiện nhân tố tỷ giá hối đoái. Theo kết quả mô hình, hệ số ước lượng của X1 là 1= 3,993 (p<0,01), điều này chứng tỏ kim ngạch xuất khẩu và tỷ giá hối đoái có mối tương quan thuận. Có nghĩa là khi tỷ giá hối đoái giữa đồng VND và USD tăng lên sẽ làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng lên. Cụ thể, khi X1 tăng lên 1 đơn vị thì kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng lên 3,993 đơn vị. Điều này hoàn toàn hợp lý, vì trên thực tế khi tỷ giá hối đoái tăng có nghĩa là 1 USD sẽ đổi được lượng VND nhiều hơn nên khi đó 1 USD có thể mua được nhiều hàng hóa hơn tại thị trường Việt Nam, do đó lúc này lượng hàng hóa xuất khẩu sẽ tăng lên. Đã có nhiều trường hợp chính phủ đưa ra chính sách phá giá đồng nội tệ để gia tăng sản lượng hàng hóa xuất khẩu.

- X3: Thể hiện cho yếu tố quy mô doanh nghiệp qua số lượng lao động có trong mô hình. Hệ số ước lượng của biến X3 là 3= 1,726 (p<0,01), điều này có nghĩa là quy mô doanh nghiệp có mối tương quan thuận với kim ngạch xuất khẩu. Khi tăng lên 1 đơn vị lao động sẽ làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng lên 1,726 đơn vị. Điều này hoàn toàn hợp lý, vì khi số lượng lao

50

động tăng lên trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì năng suất lao động sẽ tăng lên, từ đó làm tăng sản lượng xuất khẩu kéo theo kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cũng sẽ tăng lên. Ta còn có thể thấy, yếu tố quy mô doanh nghiệp là yếu tố có tác động lớn nhất trong các yếu tố có trong mô hình.

- X4: Đây là biến cuối cùng có ý nghĩa thống kê trong mô hình, là đại diện cho yếu tố giá cá tra nguyên liệu. Ta có hệ số ước lượng của biến X4 là

4

 = -0,806 (p<0,01). Điều này cho thấy yếu tố giá cá tra nguyên liệu có mối tương quan nghịch với kim ngạch xuất khẩu. Có nghĩa là khi giá cá tra nguyên liệu tăng lên sẽ làm giảm kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể, khi giá cá tra nguyên liệu tăng lên một đơn vị sẽ làm kim ngạch xuất khẩu giảm đi 0,806 đơn vị. Điều này hoàn toàn phù hợp, trên thực tế khi giá nguyên liệu (cá tra nguyên liệu) tăng lên sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng lên, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trong quá trình xuất khẩu, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu sẽ bị sụt giảm.

Như vậy, theo kết quả của nghiên cứu này thì kim ngạch xuất khẩu của công ty South Vina chịu tác động chủ yếu của ba yếu tố là tỷ giá hối đoái, quy mô doanh nghiệp và giá cá tra nguyên liệu. Trong đó, hai yếu tố tỷ giá hối đoái và quy mô doanh nghiệp có mối tương quan thuận đối với kim ngạch xuất khẩu của công ty và yếu tố còn lại là giá cá tra nguyên liệu thì có mối tương quan nghịch với kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ba yếu tố tác động chính được đề cập trong mô hình, kim ngạch xuất khẩu của công ty South Vina còn chịu sự tác động một phần từ các yếu tố khác không đề cập đến trong mô hình. Hàm ý của bài nghiên cứu này là để gia tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty, South Vina cần chú trọng phát triển quy mô doanh nghiệp từ việc thu hút nhiều lao động và chú ý đến sự thay đổi của tỷ giá để có sự điều chỉnh hợp lý trong quá trình xuất khẩu. Bên cạnh đó, South Vina cũng cần tập trung xây dựng hệ thống cung ứng nguyên liệu cho Công ty để tránh gặp những khó khăn do sự biến động giá của nguồn cá tra nguyên liệu trên thị trường.

51

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM 5.1 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT

5.1.1 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Công ty

5.1.1.1 Điểm mạnh

- Từ khi được thành lập cho đến nay, vấn đề nhân sự luôn được công ty South Vina luôn được đặt lên hàng đầu và không ngừng nâng cao chất lượng. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty luôn được trao dồi kiến thức cũng như trình độ, kỹ năng làm việc. Các lớp học, tập huấn tay nghề thường xuyên được tổ chức, song song với đó hoạt động đưa các cán bộ lãnh đạo tham dự các khóa tập huấn, hội thảo để nâng cao năng lực trong quá trình làm việc thường xuyên được thực hiện. Đến nay, công ty South Vina đã có đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm, khả năng sáng tạo cũng như tác phong làm việc hiện đại, khoa học. Bên cạnh đó với khoản 1400 công nhân làm việc tại các xưởng chế biến với tay ngày tương đối tốt, thái đọ làm việc tích cực, tinh thần trách nhiệm cao và luôn tuân thủ các quy định của Công ty. Với đội ngũ công nhân viên chức như hiện nay, công ty South Vina tinh tưởng sẽ đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty trong tương lai.

- South Vian được trang bị trang thiết bị, máy móc hiện đại, công nghệ và dây truyền sản xuất tiên tiến được nhập khẩu từ các quốc gia đi đầu về công nghệ như Đức, Nhật Bản, Mỹ, Nga... Với việc đầu tư hệ thống sản xuất tiên tiến, quy trình sản xuất của South Vina đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật khắc khe của các thị trường trên thế giới, cũng như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đảm bảo một cách tối đa.

- Vị trí tọa lạc của Công ty gần nhiều ngư trường lớn của khu vực ĐBSCL có nhiều thuận lợi cho quá trình tìm nguồn nguyên liệu. Ngoài ra, công ty South Vina còn chủ động xây dựng vùng nuôi nguyên liệu để cung cấp cho nhu cầu sản xuất của công ty, xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn cho thủy sản nhằm cung cấp nguồn thức ăn sạch để tạo ra nguồn nguyên liệu cá sạch đảm bảo chất lượng.

- Trong quá trình phát triển, với sự nổ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam đã đạt được nhiều tiêu chuẩn về chất lượng, nhiều giải thưởng có giá trị, các bằng khen và chứng chỉ về chất lượng sản phẩm. Đến nay, thương hiệu SOUTHVINA đã khẳng

52

định được vị thế của mình trên thị trường và trở thành một trong những thương hiệu được lòng tin và sự lựa chọn của khách hàng trong và ngoài nước. - Các sản phẩm của công ty South Vina luôn được đính hướng “chất lượng đi đôi với giá cả hợp lý” nên không bao giờ có hiện tượng giảm giá, bán phá giá nhằm triệt hạ các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Điều này đã góp phàn đem lại lòng tin của khách hàng đối với các sản phẩm của South Vina.

5.1.1.2 Điểm yếu

- Dù xây dựng vùng nuôi nguyên liệu nhưng vẫn chưa đủ để cung cấp cho quá trình sản xuất của Công ty. Công ty chưa thiết lập nguồn thu mua nguyên liệu chất lượng, ngoài ra các yếu tố về dịch bệnh cũng như sự tác động của các đối thủ cạnh trang tranh làm cho vấn đề nguyên liệu là một trong những vấn đề chính mà công ty đang cố gắn giải quyết đề đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Mẫu mã bao bì sản phẩm chưa được chú trọng. Thiết kế bao bì con đơn điệu, nhãn mác, tên sản phẩm còn chưa bắt mắt, gây ấn tượng cho người tiêu dùng.

- Sản phẩm của Công ty còn chưa đa dạng, không có sản phẩm đặc thù nào tạo sự khác biệt với các sản phẩm của các công ty khác. Chưa có sự tập trung cao vào sản phẩm chủ lực, sản xuất còn phân tán.

- Hoạt động Marketing còn nhiều yếu kém, chưa có bộ phận chuyên trách, các hoạt động quảng bá thương hiệu còn ít, mang lại hiệu quả không cao. Hệ thống mạng website giới thiệu của công y còn quá sơ xài, thiếu nhiều thông tin, chưa mang tính thu hút và cập nhật đối với khách hàng quan tâm.

5.1.1.3 Cơ hội

- Quá trình hội nhập kinh tế thế giới hiện nay của Việt Nam tạo nhiều điều kiện cho hoạt động giao thương quốc tế diễn ra rộng rãi. Việc gia nhập vào nhiều tổ chức kinh tế, các khu vực thương mại mậu dịch, tự do của Việt Nam góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có công ty South Vina.

- Thị trường thủy sản ngày càng được mở rộng và nhu cầu về các sản phẩm thủy sản ngày càng tăng cao, đặc biệt đối với các nước thuộc khu vực châu Mỹ, Âu. Đây là cơ hội không thể tốt hơn để các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, trong đó có công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam.

53

- Nhà nước ban hành những chính sách hỗ trợ giúp ngành thủy sản phát triển, đặc biệt là những gói hỗ trợ tín dụng lớn cho các doanh nghiệp thủy sản đảm bảo cho quá trình hoạt động ổn định trong thời kỳ khó khăn, cùng với việc thành lập Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã giúp các công ty nắm bắt tốt hơn các thông tin quy định xuất khẩu, kết hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với nhau, tạo thành một khối để có thể giúp đỡ nhau khi xảy ra những rủi ro, áp lực từ phía thị trường nước ngoài.

- Nằm trong vùng “nước vàng” – Đồng bằng sông Cửu Long tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Đồng thời vị trí của Công ty cũng có nhiều thuận lợi khi gần các vùng nuôi cá nguyên liệu lớn trong khu vực, hệ thống giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu đến nhà máy sản xuất cũng như thuận tiện cho vệ đưa sản phẩm đến cảng để xuất khẩu.

5.1.1.4 Đe dọa

- Tình hình cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt từ nhiều phía, các doanh nghiệp nước ngoài đã bắt đầu quan tâm và từng bước thâm nhập vào

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu của công ty tnhh công nghiệp thủy sản miền nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)