7. Bố cục khóa luận
3.2.4 Trao đổi kinh nghiệm với các thư viện khác
Chất lượng công tác định từ khóa tài liệu của thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 còn thấp. Thư viện cần có sự trao đổi, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các thư viện khác về kiến thức nghiệp vụ nói chung và công tác định từ khóa tài liệu nói riêng. Thư viện cần tổ chức cho cán bộ các buổi đi tham quan, thực tế tại các thư viện trường Đại học
79
lớn để có thể học hỏi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm tiên tiến giúp cán bộ thư viện bổ sung, hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ của mình.
3.2.5 Tổ chức công việc
Tổ chức công việc hợp lý sẽ nâng cao được chất lượng định cũng như năng suất của công tác định từ khóa tài liệu.
Công tác định từ khóa tài liệu tại thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 được thực hiện bởi 05 cán bộ của phòng Nghiệp vụ - Bổ sung. Công việc được phân bố đều cho 05 cán bộ, điều này giúp cán bộ có thể nắm được tất cả các kiến thức về nghiệp vụ. Tuy nhiên, trình độ của cán bộ ở các khâu không sâu dẫn đến chất lượng xử lý nội dung tài liệu cũng như chất lượng của công tác định từ khóa không được đảm bảo.
Hiện nay tại thư viện, công tác định từ khóa tài liệu phân công theo mảng ngôn ngữ, trong 05 cán bộ thì 04 cán bộ xử lý các tài liệu tiếng việt, 01 cán bộ xử lý các tài liệu ngoại văn. Toàn bộ các sách ngoại văn chỉ được thực hiện bởi cán bộ trong khi đó khối lượng các tài liệu ngoại văn trong thư viện chiếm phần lớn nhất là các tài liệu tiếng Anh và tiếng Nga. Việc phân công công việc như vậy là không hợp lý, Các cán bộ khác cần phải tự hoàn thiện trình độ ngoại ngữ của mình để có thể định từ khóa với các tài liệu ngoại văn.
Để công tác định từ khóa tài liệu đạt chất lượng cao, thư viện nên phân công công việc cho cán bộ theo từng lĩnh vực chủ đề của tài liệu. Mỗi cán bộ có thể đảm nhiệm từng lĩnh vực để có thể hiểu được những kiến thức cơ bản về ngành đó từ đó có thể đi sâu vào việc phân tích các chủ đề tài liệu.
80 KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của thời đại, việc hiện đại hóa, tự động hóa các hoạt động Thư viện thông tin ở Việt Nam trở thành một xu thế tất yếu. Thực hiện việc tìm tin bằng ngôn ngữ từ khóa người dùng tin có thể nhận được thông tin nhanh chóng về tài liệu. Tại thư viện trường Đại học Sư phạm Hà nội 2, công tác định từ khóa tài liệu cũng như công tác xử lý nội dung tài liệu được chú trọng. Công tác này được thực hiện bởi các cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm, được trang bị máy vi tính, công cụ kiểm soát. Cán bộ thư viện có những sáng tạo riêng trong việc định từ khóa với việc áp dụng các phương pháp các quy tắc vào những tình huống cụ thể. Kết quả là công tác định từ khóa tài liệu đạt được hiệu quả và chất lượng tương đối cao. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được vẫn còn một số hạn chế nhất định trong công tác định từ khóa tại thư viện gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả tìm tin. Tìm ra những giải pháp thích ứng và hiệu quả là công việc đòi hỏi sự nỗ lực và cố gắng của cán bộ thư viện cũng như sự quan tâm của ban chủ nhiệm thư viện, lãnh đạo Nhà trường để công tác định từ khóa tài liệu nói riêng và công tác xử lý nội dung tài liệu nói chung sẽ đạt được những kết quả cao hơn. Việc hoàn thiện công tác định từ khóa tài liệu cũng như công tác xử lý nội dung tài liệu giúp cho thư viện phát triển hơn trong tương lai.
81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo hoạt động của Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2012
2. Bộ từ khoá(2005), Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hà Nội
3. Trần Xuân Bản, Nâng cao chất lượng xử lý nội dung tài liệu tại thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Luận văn Thạc sĩ khoa học Thư viện, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
4. Ngô Thị Hồng Diệp (1998), khảo sát công tác định từ khóa qua một số cơ sở dữ liệu tư liệu tại Trung tâm Thông tin Tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học văn hóa
Hà Nội, Hà Nội.
5. Vũ Dương Thúy Ngà, Vũ Thúy Bình, Định chủ đề và định từ khóa tài liệu, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Nghị định số 128/CP ngày 1/8/1967 của chính phủ về việc thành lập trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
7. Trần Thị Quý, Nguyễn Thị Đào (2007). Xử lý thông tin trong hoạt động Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Lê Văn Viết (2001), Cẩm nang nghề thư viện, Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
10. Trang web phần mềm Libol tại thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2: http://192.168.0.1/Libol.
82
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm sâu sắc tới Thạc sĩ Tạ Thị Mỹ Hạnh – Giảng viên ngành Thư viện thông tin – Khoa công nghệ thông tin – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã quan tâm, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện giúp em hoàn thành khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong khoa công nghệ thông tin đã hết lòng dạy dỗ, tạo điều kiện tốt cho em trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban chủ nhiệm và các anh chị công tác tại thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình.
Cảm ơn tới các bạn đồng khóa và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận này
Trong quá trình thực hiện khóa luận do trình độ của một sinh viên còn hết sức hạn chế không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của của quý thầy cô và đóng góp ý kiến của toàn thể các bạn để khóa luận hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2013 Sinh viên
83
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, đề tài nghiên cứu này không trùng lặp với đề tài nghiên cứu nào khác.
Đề tài có trích dẫn một số nội dung của một số tác giả khác để bổ sung cho khóa luận của mình. Tôi xin phép và xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2013 Sinh viên
84 MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ... 2
4. Tình hình nghiên cứu... 2
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ... 3
6. Phương pháp nghiên cứu ... 3
7. Bố cục khóa luận ... 4
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC ĐỊNH TỪ KHÓA TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 ... 5
1.1. Khái quát về thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ... 5
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ... 5
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ ... 8
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực ... 8
1.1.4. Cơ sở vật chất ... 10
1.1.5. Nguồn lực thông tin ... 11
1.1.6 Người dùng tin và nhu cầu tin ... 16
1.1.6.1 Người dùng tin ... 16
1.1.6.2 Nhu cầu tin ... 16
1.2. Khái quát về công tác định từ khóa tài liệu tại thư thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ... 18
1.2.1. Các khái niệm ... 18
1.2.2. Công cụ định từ khóa tại thư viện ... 20
1.2.3. Yêu cầu công tác định từ khóa tài liệu tại thư viện... 21
1.2.4. Vai trò của công tác định từ khóa tài liệu trong hoạt động Thông tin – thư viện tại thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ... 28
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH TỪ KHÓA TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 ... 30
85
2.1 Quy trình định từ khóa... 30
2.1.1 Phân tích chủ đề tài liệu ... 31
2.1.2 Dịch các đặc trưng sang ngôn ngữ từ khóa tự do bằng phương pháp xử lý từ vựng ... 33
2.1.3 Kiểm soát từ ... 34
2.1.4 Trình bày từ khóa theo quy định ... 37
2.2 Chất lượng công tác định từ khóa tài liệu tại thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ... 39
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng công tác định từ khóa tài liệu tại thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ... 69
2.3.1 Cán bộ định từ khóa ... 69
2.3.2 Tổ chức công việc ... 70
2.3.3 Công cụ định từ khóa ... 71
2.3.4 Phương tiện kỹ thuật ... 71
Chương 3. NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ ... 72
3.1 Nhận xét ... 72
3.1.1 Ưu điểm ... 72
3.1.2 Tồn tại và nguyên nhân ... 72
3.2 Khuyến nghị ... 74
3.2.1 Nâng cao năng lực của cán bộ thư viện ... 74
3.2.2 Thiết lập đội ngũ cộng tác viên ... 76
3.2.3 Áp dụng phương thức định đề mục chủ đề trong công tác định từ khóa tài liệu. ... 77
3.2.4 Trao đổi kinh nghiệm với các thư viện khác ... 78
3.2.5 Tổ chức công việc ... 79
KẾT LUẬN ... 80