7. Bố cục khóa luận
3.2.3 Áp dụng phương thức định đề mục chủ đề trong công tác định từ
từ khóa tài liệu.
Nhược điểm của ngôn ngữ từ khóa là các từ khóa có giá trị tìm tin ngang nhau. Tất cả các từ khóa được trình bày trong trường 653 mà không phân biệt được từ khóa chính, từ khóa phụ, từ khóa về nhân vật, từ khóa địa lý, …điều này sẽ gây ra hiện tượng nhiễu tin.
Với phương thức định đề mục chủ đề đề là phương thức xử lý cơ bản và có xu hướng sử dụng rộng rãi đối với các thư viện và trung tâm thông tin trong nước bởi những thế mạnh của nó. Cũng giống như ngôn ngữ từ khoá là cho phép hệ thống hoá tài liệu theo đối tượng nghiên cứu, tuy nhiên nó khắc phục được nhược điểm của ngôn ngữ từ khoá là giảm độ nhiễu tin. Nếu như ngôn ngữ từ khoá là loại ngôn ngữ hậu kết hợp, các đặc trưng nội dung của tài liệu có giá trị tìm tin ngang nhau thì ngôn ngữ đề mục chủ đề là loại ngôn ngữ tiền kết hợp, là ngôn ngữ mà trong đó các ký hiệu, các tổ hợp từ, câu được diễn đạt theo một mối liên hệ kết hợp, nó có cấu trúc ổn định.
78
Về phương thức trình bày đề mục chủ đề trong biểu ghi MARC, các thành phần của đề mục chủ đề được trình bày trong từng trường con của trường 650 - đề mục chủ đề cho phép người dùng tin tìm tin theo đề mục chủ đề với cấu trúc chặt chẽ, đồng thời cho phép tìm theo từng trường con độc lập, có ý nghĩa như các từ khoá. Như vậy ngôn ngữ đề mục chủ đề trong tìm tin tự động hoá đã gần bao hàm được ngôn ngữ từ khoá.
Bên cạnh đó, với ngôn ngữ đề mục chủ đề, các đối tượng nghiên cứu thuộc các chủ đề đặc biệt (tên nhân vật, tên địa lý,…) được trình bày trong các trường riêng (610 - chủ đề tên người, 651 - chủ đề tên địa lý), như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc trích dữ liệu để xây dựng các bảng tra cứu phụ trợ trong các ấn phẩm thông tin thư mục bằng phương pháp tự động hoá.
Với những ưu thế trên của ngôn ngữ đề mục chủ đề, thư viện nên áp dụng phương thức định đề mục chủ đề trong định từ khóa tài liệu.
Đối với phương tiện kiểm soát đề mục chủ đề. Trong điều kiện hiện tại ở nước ta chưa có một bảng đề mục chủ đề chính thức dùng chung cho tất cả các hệ thống thư viện, thư viện có thể sử dụng các bảng từ khoá làm công cụ kiểm soát từng thành phần của đề mục chủ đề. Tiến tới, thư viện có thể nghiên cứu áp dụng khung đề mục chủ đề của Thư viện Quốc hội (LCSH) làm phương tiện kiểm soát. Có thể sử dụng nguyên bản tài liệu gốc, có thể dịch ra tiếng Việt hoặc cải biến cho phù hợp với nhiệm vụ của thư viện.