CÁC SẢN PHẨM TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Phân tích hồi qui
Để xác định mối liên hệ giữa các nhân tố đã được rút ra ở trên, ta sử dụng hồi qui tuyến tính để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua các sản phẩm tiết kiệm điện năng của người dân huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Mô hình được xây dựng như sau:
Trong đó, Y là biến nhị phân, thể hiện sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi mua hàng, nhận giá trị 1 nếu có ảnh hưởng, nhận giá trị 0 nếu không có ảnh hưởng đến hành vi mua hàng.
F1, F2, F3, F4, F5 là các biến độc lập, với: F1: Hành vi mua sản phẩm tiết kiệm điện F2: Nhận thức kiểm soát hành vi mua hàng F3: Thái độ đối với hành vi
F4: Vai trò chính phủ F5: Quy chuẩn chủ quan
Bảng 4.15 Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính
Nhân tố Biến Hệ số B Sig. VIF
Hành vi mua sản phẩm tiết kiệm điện F1 0,200 0,006 1,629 Nhận thức kiểm soát hành vi
F2 0,269 0,000 1,424
Thái độ đối với hành vi F3 0,187 0,002 1,461
Vai trò chính phủ F4 0,030 0,576 1,431
Quy chuẩn chủ quan F5 0,200 0,000 1,380
Hằng số -2,647 0,000 Hệ số R2 0,624 Hệ số R2 hiệu chỉnh 0,608 Giá trị thống kê F 37,857 Durbin-Watson 1,762
Để đảm bảo xây dựng được mô hình ước lượng “tốt” với tất cả các hệ số ước lượng đúng với kỳ vọng, có ý nghĩa thống kê, giá trị R2
có ý nghĩa và các biến độc lập không xảy ra tự tương quan hay đa cộng tuyến, tổng số biến trong mô hình phù hợp với số mẫu quan sát, phương pháp khai thác dữ liệu (enter) được sử dụng.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, vì mô hình có sig. = 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α = 5% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa. Đồng nghĩa với các dữ liệu trong mô hình có thể sử dụng được. Qua bảng kết quả phân tích cho thấy R2= 0,624 và R2 hiệu chỉnh là 0,608 có nghĩa là 60,8% sự ảnh hưởng đến hành vi mua các sản phẩm tiết kiệm điện được giải thích bởi các yếu tố đưa vào mô hình, hệ số này tương đối cao là do có sự liên quan giữa quyết định mua và các biến được đưa vào mô hình. Các biến trên chỉ giải thích được 60,8% sự ảnh hưởng của hành vi mua, còn lại là do các yếu tố khác ngoài mô hình ảnh hưởng.
Mức ý nghĩa Sig. là 0,000 nhỏ hơn 5%, điều đó cho thấy mô hình hồi quy đưa ra là có ý nghĩa. Hay biến phụ thuộc Y (các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng) bị ảnh hưởng bởi ít nhất một yếu tố độc lập được đưa trong mô hình. Bên cạnh đó độ phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình nhỏ hơn 10 nên chứng tỏ mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến (theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Ngoài ra hệ số Durbin Watson là 2,275 không xảy ra hiện tượng tự tương quan (theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Bên cạnh đó, qua kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi cho thấy không có biến nào bị phương sai sai số thay đổi, tức là không ảnh hưởng đến mô hình.
Nhóm nhân tố F4 có hệ số sig. bằng 0,576 lớn hơn mức ý nghĩa 5% nên ta loại nhóm nhân tố này ra khỏi mô hình ảnh hưởng.
Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua các sản phẩm tiết kiệm điện của người dân huyện Phong Điền phụ thuộc vào các yếu tố sau: hành vi mua sản phẩm tiết kiệm điện, nhận thức kiểm soát hành vi, thái độ đối với hành vi và quy chuẩn chủ quan (ở mức ý nghĩa sig. < 5% và 10%). Mô hình hồi quy có dạng:
0 1 1 2 2 3 3 4 4
Thay các hệ số vào thể được viết lại như sau:
Quyết định mua = -2,647+ 0,200 * hành vi mua sản phẩm tiết kiệm điện + 0,269 * nhận thức kiểm soát hành vi
+ 0,187 * thái độ đối với hành vi + 0,200 * quy chuẩn chủ quan
Từ phương trình hồi quy dạng chuẩn hóa ta có nhận xét:
Hành vi mua sản phẩm tiết kiệm điện (F1): Hệ số của nhân tố F1 mang dấu dương (+) cho thấy khi F1 ngày càng tăng và các nhân tố F2, F3, F5 không đổi, khi tăng trưởng 1% về nhân tố F1 thì làm cho quyết định mua tăng lên 20%. Cụ thể khi cố định các nhân tố còn lại, nếu một trong những biến như: “Ưu tiên chọn sản phẩm tiết kiệm điện”, “Mua thường xuyên hơn”, “Có ý định mua khi có nhu cầu” và “Tuyên truyền quảng bá giúp nâng cao nhận thức”, tăng lên 1 đơn vị thì quyết định mua của người dân sẽ tăng lên 0,200 đơn vị. Điều này có thể được lí giải khi người tiêu dùng nói chung và người dân huyện Phong Điền nói riêng, họ nhận thấy việc mua sản phẩm tiết kiệm điện năng là cần thiết, nhất là trước tình trạng thiếu điện diễn ra ngày càng nghiêm trọng như hiện nay, đặc biệt là vào mùa khô thì việc sử dụng các thiết bị điện, điện tử có khả năng giảm lượng điện trong sinh hoạt là một việc làm rất quan trọng và cần thiết.
Nhận thức kiểm soát hành vi (F2): Hệ số của nhân tố F2 mang dấu dương (+) cho thấy khi F2 ngày càng tăng và các nhân tố F1, F3, F5 không đổi, khi tăng trưởng 1% về nhân tố F2 thì làm cho quyết định mua hàng tăng lên 26,9%. Cụ thể khi cố định các nhân tố còn lại, nếu một trong những biến như: “Có đủ kiến thức và kinh nghiệm để mua”, “Giới thiệu cho bạn bè người thân mua”, “Mua sản phẩm là do bản thân quyết định” và “Sẵn lòng trả tiền nhiều hơn để mua” tăng lên 1 đơn vị thì quyết định mua của người dân sẽ tăng lên 0,269 đơn vị. Ngoài ra, nhóm F2 có hệ số B lớn nhất nên sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua nhiều nhất do vậy nên tăng cường cải thiện các biến trong nhóm để tăng tỷ lệ người dân quyết định mua sản phẩm tiết kiệm điện.
Thái độ đối với hành vi (F3): Hệ số của nhân tố F3 mang dấu dương (+) cho thấy khi F2 ngày càng tăng và các nhân tố F1, F2, F5 không đổi, khi tăng trưởng 1% về nhân tố F3 thì làm cho quyết định mua hàng tăng lên 18,7%. Cụ thể khi cố định các nhân tố còn lại, nếu một trong những biến như:
“mua sản phẩm là một ý tưởng tốt”, “giải pháp ưu việt để tiết kiệm điện”, “mua vì thói quen” tăng lên 1 đơn vị thì quyết định mua của người dân sẽ tăng lên 0,187 đơn vị. Ngoài ra hệ số của nhóm nhân tố F3 là nhỏ nhất trong 4
nhóm, do đó cần có các biện pháp cải thiện thái độ của người dân đối với sản phẩm tiết kiệm điện về nhiều mặt cả chất lượng, giá cả và mẫu mã.
Quy chuẩn chủ quan (F5): Hệ số của nhân tố F5 mang dấu dương (+) cho thấy khi F5 ngày càng tăng và các nhân tố F1, F3, F2 không đổi, khi tăng trưởng 1% về nhân tố F5 thì làm cho quyết định mua hàng tăng lên 20%. Cụ thể khi cố định các nhân tố còn lại, nếu một trong những biến như: “Người bán khuyên mua” và “Gia đình muốn mua” tăng lên 1 đơn vị thì quyết định mua của người dân sẽ tăng lên 0,200 đơn vị.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HÀNH VI MUA
CÁC SẢN PHẨM TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ