Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua các sản phẩm tiết kiệm điện của người dân huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 30)

Từ các mô hình trên ta thấy, giữa ý định mua và hành vi mua có mối quan hệ với nhau. Do mục đích nghiên cứu của bài này là tập trung vào hành vi mua hàng nên tác giả đã bỏ qua ý định mua để tiến hành nghiên cứu về hành vi mua hàng. Cùng với điều kiện thực tế tại địa bàn nghiên cứu ở thời điểm hiện tại, đồng thời dựa vào cơ sở lý thuyết từ các mô hình TRA, TPB kết hợp với những lược khảo, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu ở bên dưới

Dưới đây là mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:

Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Thái độ đối với hành vi

Quy chuẩn chủ quan Nhận thức kiểm soát hành vi Vai trò của Chính phủ Yếu tố kinh tế Hành vi mua hàng Thái độ hành vi Quy chuẩn chủ quan Nhận thức kiểm soát hành vi Ý thức hành vi về môi trường Yếu tố kinh tế Vai trò của chính phủ Ý định mua

Dựa trên mô hình nghiên cứu các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất:

H1: Thái độ đối với hành vi có tác động tích cực đến hành vi mua hàng, cụ thể như: -Mua các sản phẩm tiết kiệm điện năng là một ý tưởng tốt.

-Tôi an tâm khi sử dụng các sản phẩm tiết kiệm điện năng.

-Các sản phẩm tiết kiệm điện năng có chất lượng tốt hơn sản phẩm bình thường.

-Tôi nghĩ rằng sử dụng các sản phẩm tiết kiệm điện năng là một giải pháp ưu việt nhằm tiết kiệm điện cho gia đình.

H2: Quy chuẩn chủ quan có tác động tích cực đến hành vi mua hàng, cụ thể như:

-Mua các sản phẩm tiết kiệm điện năng vì gia đình tôi muốn. -Bạn bè khuyên tôi nên mua các sản phẩm tiết kiệm điện năng. -Người bán khuyên tôi nên mua các sản phẩm tiết kiệm điện năng. -Tôi mua các sản phẩm tiết kiệm điện năng vì thói quen của tôi.

H3: Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tích cực đến hành vi mua hàng, cụ thể như:

-Mua các sản phẩm tiết kiệm điện năng là một việc làm dễ dàng. -Việc mua các sản phẩm tiết kiệm điện năng là do tôi quyết định.

-Nếu tôi muốn mua các sản phẩm này tôi có đủ kiến thức và kinh nghiệm để đưa ra quyết định mua.

-Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân mua các sản phẩm tiết kiệm điện. H4: Vai trò của chính phủ có tác động tích cực đến hành vi mua hàng, cụ thể như:

-Chính phủ cần công bố rộng rãi và chính xác thông tin về các sản phẩm tiết kiệm điện năng để người dân dễ dàng lựa chọn.

- Quyết định của Chính phủ về dán nhãn năng lượng trên các sản phẩm tiết kiệm điện năng giúp tôi dễ dàng lựa chọn và mua sản phẩm.

- Thông qua các cuộc tuyên truyền, quảng bá, vận động người dân sử dụng thiết bị tiết kiệm điện giúp tôi nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các sản phẩm tiết kiệm điện.

- Tôi đã nghĩ đến các sản phẩm tiết kiệm điện năng thông qua sự kiện tắt đèn hưởng ứng “Giờ Trái Đất”.

H5: Yếu tố kinh tế có tác động tích cực đến hành vi mua hàng, cụ thể như: -Giá sản phẩm tiết kiệm điện năng cao hơn các sản phẩm cùng loại. -Tôi sẵn lòng trả nhiều tiền hơn để mua sản phẩm tiết kiệm điện năng vì nghĩ rằng nó sẽ tiết kiệm chi phí trong tương lai.

-Tôi có đủ tiền để mua sản phẩm mà tôi muốn mua.

-Khi tôi mua các sản phẩm tiết kiệm điện năng thì chi phí trong tháng đó của tôi sẽ tăng lên.

H6: Yếu tố hành vi mua hàng, gồm các biến như:

-Khi tôi có sự lựa chọn giữa hai sản phẩm tương tự nhau, tôi thường chọn mua sản phẩm có khả năng tiết kiệm điện năng.

-Tôi sẽ mua các sản phẩm tiết kiệm điện năng thường xuyên hơn. -Tôi có ý định mua các sản phẩm tiết kiệm điện năng khi có nhu cầu.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua các sản phẩm tiết kiệm điện của người dân huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 30)