4.1.1 Giới tính Bảng 4.1 Giới tính STT Giới tính Tần số Phần trăm (%) 1 Nam 70 58,3 2 Nữ 50 41,7 Tổng 120 100,0
(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 2014)
Trong 120 đáp viên trả lời phỏng vấn thì có sự chênh lệch giữa đáp viên nam và nữ. Cụ thể có 70 nam và 50 nữ, chiếm tỉ lệ lần lượt là 58,3% và 41,7%. Sự chênh lệch này xảy ra do tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện khi tiến hành phỏng vấn, các đối tượng được chọn dựa trên tính dễ tiếp xúc nhất nên yếu tố giới tính theo kết quả trên chỉ mang tính chất tương đối.
4.1.2 Nghề nghiệp
Bảng 4.2 Nghề nghiệp
STT Nghề nghiệp Tần số Phần trăm (%)
1 Nông dân 23 19,2
2 Công nhân 22 18,3
3 Công nhân viên chức 29 24,2
4 Kinh doanh, buôn bán 31 25,8
5 Nội trợ 15 12,5
Tổng 120 100,0
(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 2014)
Qua kết quả phân tích ở bảng 4.2 cho thấy, phần lớn đối tượng được phỏng vấn là công nhân viên chức và kinh doanh, buôn bán, chiếm tỉ lệ cao, lần lượt là 24,2% và 25,8%. Cơ cấu nghề nghiệp trong mẫu nghiên cứu phần lớn là công nhân viên chức và kinh doanh buôn bán bởi vì địa bàn nghiên cứu của đề tài là trung tâm huyện Phong Điền, nơi tập trung các cơ quan hành chính và khu chợ lớn nhất huyện, chợ nổi Phong Điền.
4.1.3 Trình độ học vấn Bảng 4.3 Trình độ học vấn Bảng 4.3 Trình độ học vấn STT Trình độ học vấn Tần số Phần trăm (%) 1 Tiểu học 10 8,3 2 THCS 28 23,3 3 THPT 38 31,7 4 Trung cấp 14 11,7 5 Cao đẳng 10 8,3 6 Đại học 20 16,7 Tổng 120 100,0
(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 2014)
Nhìn chung, chỉ có 8,3% đáp viên có trình độ tiểu học và không có trường hợp mù chữ. THPT chiếm tỉ lệ cao nhất 31,7%. Tỷ lệ trình độ từ trung cấp đến đại học khá cao, cụ thể đại học chiếm 16,7%. Trình độ học vấn của người dân nơi đây cũng tương đối cao, một phần do đối tượng khảo sát chủ yếu là kinh doanh và công nhân viên chức, chưa đánh giá chung được trình độ chung của toàn huyện.
4.1.4 Thu nhập
Từ bảng số liệu 4.4 ta thấy, đa số những đáp viên có mức thu nhập dưới 2 triệu chiếm 12,5%, hộ gia đình có thu nhập từ 4 triệu đồng trở xuống chiếm 37,5%, đáp viên có mức thu nhập từ 4-6 triệu chiếm 35,8% cho thấy đời sống kinh tế nơi đây phát triển. Kinh tế đang dần được cải thiện do đó thu nhập của người dân ngày càng cao. Đặc biệt địa bàn được nghiên cứu là nơi tập trung đông đúc khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, do vậy thu nhập của người dân nơi đây được cải thiện đáng kể từ từ việc cung cấp các dịch vụ về du lịch này. Bảng 4.4 Thu nhập Thu nhập Tần số Phần trăm (%) 1. Dưới 2 triệu đồng 15 12,5 2. Từ 2 – dưới 4 triệu đồng 45 37,5 3. Từ 4 – dưới 6 triệu đồng 43 35,8 4. Trên 6 triệu đồng 17 14,2 Tổng 120 100,0
4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN PHONG ĐIỀN, KIỆM ĐIỆN NĂNG CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.2.1. Các sản phẩm tiết kiệm điện năng đã từng mua
Thị trường các mặt hàng sản phẩm tiết kiệm điện năng ngày càng đa dạng và phong phú. Cùng điểm qua các sản phẩm người tiêu dùng đã từng mua.
Qua kết quả điều tra ở bảng 4.5 cho thấy, phần lớn đáp viên đã từng mua các loại bóng đèn tiết kiệm điện, chiếm tỉ lệ cao nhất 76,67%, cụ thể trên tổng số 120 quan sát thì có 92 quan sát đã mua bóng đèn tiết kiệm điện. Tiếp theo là nồi cơm điện, và tủ lạnh, chiếm tỉ lệ 68,33% và thấp nhất là các sản phẩm khác như tivi, máy giặt.. chiếm tỷ lệ 5,83%.
Bảng 4.5 Các sản phẩm tiết kiệm điện đã từng mua (*)
STT Sản phẩm Tần số Phần trăm/trả lời (%)
Phần trăm/quan sát (%)
1 Bóng đèn 92 23,23 76,67
2 Nồi cơm điện 82 20,71 68,33
3 Tủ lạnh 82 20,71 68,33
4 Bàn ủi 56 14,14 46,67
5 Quạt điện 77 19,44 64,17
6 Khác (tivi, máy giặt) 7 1,77 5,83
Tổng 396 100,00 _
(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 2014)
(*) Câu hỏi nhiều lựa chọn
Nguyên nhân bóng đèn tiết kiệm điện được nhiều đối tượng nghiên cứu đã từng mua bởi vì: chủ trường chính sách “Chương trình mục tiêu quốc gia Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” vì vậy nhiều hộ gia đình đã chọn mua cho gia đình các loại bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang,… để thay thế cho bóng đèn tròn vốn tiêu hao khá nhiều năng lượng trong gia đình. Song song đó, sự thiếu điện diễn ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến hậu quả là giá điện ngày càng tăng cao thì việc lựa chọn bóng đèn có khả năng tiết kiệm điện nhằm giảm chi phí cho sinh hoạt là sự lựa chọn thông minh của
người tiêu dùng. Mặt khác, giá của các loại bóng đèn tiết kiệm điện cũng không cao lắm, phù hợp với thu nhập của nhiều người. Vì vậy, bóng đèn chiếm tỉ lệ cao nhất trong kết quả phỏng vấn. Bên cạnh đó, các sản phẩm thiết yếu trong sinh hoạt hằng ngày như nồi cơm điện, tủ lạnh và quạt điện cũng chiếm tỷ lệ khá cao.
4.2.2 Địa điểm mua hàng
Khi được hỏi về nơi thường mua các sản phẩm tiết kiệm điện năng, thì có 58,33% đáp viên trả lời là chợ truyền thống, tiếp đó là 77,50% chọn mua tại các siêu thị và chỉ 67,50% mua tại các trung tâm điện máy.
Bảng 4.6 Địa điểm mua hàng (*)
STT Địa điểm mua hàng Tần số Phần trăm/trả lời (%)
Phần trăm/quan sát (%)
1 Chợ truyền thống 70 28,69 58,33
2 Các siêu thị 93 38,11 77,50
3 Các trung tâm điện máy 81 33,20 67,50
Tổng 244 100,00 _
(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 2014)
(*) Câu hỏi nhiều lựa chọn
Kết quả trên được lí giải là do các hệ thống siêu thị và cửa hàng điện máy trong những năm gần đây phát triển một cách nhanh chóng. Với ưu điểm là nhiều mặt hàng đa dạng kèm theo chính sách ưu đãi, hậu mãi hấp dẫn thu hút nhiều khách hàng đến tham quan và mua sắm. Bên cạnh đó đường xá ngày càng được mở rộng, điều kiện kinh tế phát triển nên việc đi lại dễ dàng từ đó việc thường xuyên ghé các siêu thị và trung tâm điện máy (khoảng cách hơn 15 km) để xem và mua các sản phẩm tiết kiệm điện trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Tuy nhiên thói quen mua tại các tiệm tạp hóa cũng như các chợ truyền thống vẫn không thay đổi, vì đa số các chợ truyền thống phần lớn bán các sản phẩm thiết yếu hằng ngày, khâu hậu mãi thường hầu như không có đối với KH.
4.2.3 Các tiêu chí ảnh hưởng đến hành vi mua của người dân
Từ kết quả phân tích ở bảng 4.7 cho thấy, có 27,46% đáp viên chọn chất lượng và giá cả, chiếm tỉ lệ cao nhất trong các tiêu chí được đưa ra. Kế tiếp là thương hiệu nổi tiếng 15,37%. Uy tín người bán chỉ chiếm tỉ lệ thấp nhất 3,78%.
Những đối tượng được khảo sát đa số quan tâm nhiều đến chất lượng và giá cả bởi vì các sản phẩm tiết kiệm điện là các sản phẩm có thời gian sử dụng lâu; đồng thời chi phí tương đối cao. Với một sản phẩm chất lượng tốt sẽ giúp người tiêu dùng giảm hư hỏng trong quá trình sử dụng, tiết kiệm được khá lớn lượng điện trong tương lai, vì vậy sẽ tiết kiệm chi phí trong gia đình và tương xứng với số tiền đã bỏ ra.
Bảng 4.7 Các tiêu chí ảnh hưởng đến hành vi mua (*)
STT Tiêu chí Tần số Phần trăm/trả lời (%) Phần trăm/quan sát (%)
1 Giá cả 109 27,46 90,83
2 Chất lượng 109 27,46 90,83
3 Kiểu dáng 48 12,09 40,00
4 Thương hiệu nổi tiếng 61 15,37 50,83
5 Nơi mua thuận tiện 55 13,85 45,83
6 Uy tín của người bán 15 3,78 12,50
Tổng 397 100,00 _
(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 2014)
(*) Câu hỏi nhiều lựa chọn
Giá là một trong những biến số quan trọng trong marketing. Giá đóng vai trò quyết định trong việc mua mặt hàng này hay mặt hàng khác đối với người tiêu dùng. Đặc biệt đối với người dân nông thôn, với thu nhập thấp, mọi chi tiêu phải cân nhắc kĩ lưỡng thì giá cả là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi mua của họ.
Nơi mua thuận tiện giúp cho người mua sản phẩm được dể dàng. Về kiểu dáng và thương hiệu sẽ giúp cho chất lượng sản phẩm được mua được sử dụng lâu hơn. Nhất là khi một sản phẩm điện trong nhà bị hư hỏng, chẳng hạn như
bóng đèn thì việc lựa chọn nơi mua thuận tiện là giải pháp tốt và nhanh chóng. Đồng thời nhiều người còn cảm thấy an tâm về chất lượng cũng như giá cả.
4.2.4Mức độ ảnh hưởng của nguồn thông tin
Để biết được mức độ ảnh hưởng của các nguồn thông tin đến quyết định mua của người dân, tác giả đã tiến hành đánh giá mức độ ảnh hưởng của nguồn thông tin đến hành vi mua cả người tiêu dùng để có giải pháp hữu hiệu, kịp thời nhằm nâng cao hành vi mua của người dùng. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8 bên dưới.
Bảng 4.8 Mức độ ảnh hưởng của nguồn thông tin
STT Nguồn thông tin GTNN GTLN Giá trị trung bình Mức độ
1 Quảng cáo 2 5 3,67 Quan trọng
2 Bạn bè, lối xóm 2 5 3,40 Quan trọng
3 Nhân viên bán hàng 2 5 3,62 Quan trọng
(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 2014)
Nhìn chung, cả 3 nguồn thông tin được đề xuất ra đều ở mức quan trọng đối với người dân nơi đây. Trong khi đó quảng cáo trên radio, tivi có giá trị trung bình cao nhất (3,67), tiếp đến là tác động từ nhân viên bán hàng (3,62). Có thể lý giải rằng bởi vì quảng cáo thông qua tivi hay radio là một trong những phương tiện mà các nhà sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh thường lựa chọn để quảng bá các sản phẩm của mình đến công chúng nên người tiêu dùng tiếp xúc với các phương tiện này thường xuyên hơn. Mặt khác, có thể thấy, trong gia đình hiện nay thì tivi hay radio dần phổ biến, nó là một phương tiện giải trí; đồng thời là nguồn cung cấp thông tin cần thiết trong cuộc sống của người dân nơi đây. Song đó ta cũng thấy rằng tác động của người bán có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định mua của người dân.
Đồng thời tác giả cũng tiến hành nghiên cứu về tác động của khuyến mãi đến hành vi mua của người tiêu dùng.
4.2.5Chương trình khuyến mãi
Bảng 4.9 Chương trình khuyến mãi
STT Chương trình Tần số Phần trăm (%)
1 Giảm giá 61 50,8
2 Tặng kèm sản phẩm 39 32,5
3 Rút thăm trúng thưởng 20 16,7
Tổng 120 100,0
(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 2014)
Khi được hỏi về hình thức khuyến mãi được yêu thích thì chỉ có 20 đáp viên thích hình thức rút thăm trúng thưởng (16,7%); đồng thời có 39 đáp viên (32,5%) thích được tặng kèm sản phẩm. Trong khi đó, có tới 61 đáp viên thích giảm giá (50,8%) khi mua các sản phẩm điện gia dụng. Điều này có thể lí giải được vì: rút thăm trúng thưởng là chương trình mang tính may rủi mà KH trúng thưởng hoàn toàn là do sự may mắn. Vì vậy, khá ít đáp viên chọn hình thức này. Ta có thể thấy rằng đối với các sản phẩm tiết kiệm điện với mức giá cao thì sức hút của việc giảm giá càng có tác động mạnh đến người tiêu dùng.
4.3 KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO VÀ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ CÁC BIẾN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA HÀNG TỐ KHÁM PHÁ CÁC BIẾN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA HÀNG
4.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach Alpha
Độ tin cậy của thang đo (các biến) được kiểm định thông qua hai công cụ là hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố. Hệ số Cronbach’s Alpha cho biết sự tương đối đồng nhất trong đo lường theo các biến có nội dung gần giữ nhau và đã hình thành bên một nhân tố. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha dùng để xác định độ tin cậy của thang đo. Thang đo có độ tin cậy đáng kể khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo. Do đó, hệ số này càng cao, sự tương quan của các biến với các biến khác trong nhóm càng cao và hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0,3. Theo Nunally & Burnstein (1994) thì các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được xem là biến rác và đương nhiên là bị loại khỏi thang đo.
Đề tài này đưa 23 biến để phân tích mức độ ảnh hưởng đến hành vi mua các sản phẩm tiết kiệm điện năng của người dân huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Để đo lường sự ảnh hưởng này, tác giả tiến hành phân tích nhân tố để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng.
Bảng 4.10 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng Các nhân tố Hệ số tương quan biến -tổng Hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số Cronbach’s Alpha tổng 0,850 Ý tưởng tốt 0,398 0,845 An tâm khi sử dụng 0,098 0,855 Chất lượng tốt 0,485 0,841
Giải pháp ưu việt để tiết kiệm điện 0,330 0,847
Gia đình muốn mua 0,482 0,842
Bạn bè khuyên nên mua 0,229 0,850
Người bán khuyên mua 0,412 0,844
Mua vì thói quen 0,435 0,843
Mua sản phẩm là việc làm dễ dàng 0,126 0,853
Mua sản phẩm là do tôi quyết định 0,545 0,838
Có đủ kiến thức và kinh nghiệm để mua 0,427 0,843
Giới thiệu cho bạn bè người thân mua 0,378 0,845
Chính phủ cần công bố rộng rãi và chính xác thông tin 0,512 0,841
Dán nhãn năng lượng giúp dễ lựa chọn 0,515 0,840
Tuyên truyền quảng bá giúp nâng cao nhận thức tiết kiệm điện 0,526 0,842 Nghĩ đến sản phẩm thông qua sự kiện “Giờ Trái Đất” 0,657 0,833
Giá cao hơn sản phẩm cùng loại 0,247 0,850
Sẵn lòng trả tiền nhiều hơn để mua 0,605 0,837
Tôi có đủ tiền để mua sản phẩm mà tôi muốn 0,274 0,850 Mua sản phẩm tiết kiệm điện thì chi phí trong tháng sẽ tăng 0,413 0,844 Khi lựa chọn 2 sản phẩm tương tự, ưu tiên chọn sản phẩm tiết
kiệm điện 0,453 0,843
Mua thường xuyên hơn 0,522 0,840
Kết luận: Sau khi thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo (hệ số tin cậy Cronbach Alpha) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm tiết kiệm điện của người dân huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ với 23 nhân tố. Hệ số Cronbach Alpha tổng đạt 0,850 > 0,6 chứng tỏ thang đo lường này tốt. Tuy nhiên, nhân tố “An tâm khi sử dụng, Bạn bè khuyên nên mua, Mua sản phẩm là việc làm dễ dàng, Giá cao hơn sản phẩm cùng loại, Tôi có đủ tiền để mua sản phẩm mà tôi muốn” có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 nên ta loại 5 nhân tố đó ra khỏi phân tích nhân tố.
Tiếp tục kiểm định lần 2 với 18 nhân tố còn lại, ta thấy rằng hệ số Cronbach’s Alpha tổng bằng 0,859 và không có hệ số tương quan biến tổng nào nhỏ hơn 0,3 nên ta chấp nhận sử dụng 18 nhân tố vào phân tích nhân tố EFA.
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha thì phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis) là kỹ thuật nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.
4.3.2.1 Kiểm định KMO và Barlett
Tương tự các nghiên cứu khác trước đây, khi đi vào phân tích nhân tố ta cần kiểm định xem việc tiến hành phân tích nhân tố có phù hợp hay không. Việc kiểm tra được thực hiện thông qua việc tính hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s Test. Nếu 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết H0 là độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong thống kê. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig=0) thì các biến quan sát có sự tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng