0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA CÁC SẢN PHẨM TIẾT KIỆM ĐIỆN CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 49 -49 )

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha thì phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis) là kỹ thuật nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.

4.3.2.1 Kiểm định KMO và Barlett

Tương tự các nghiên cứu khác trước đây, khi đi vào phân tích nhân tố ta cần kiểm định xem việc tiến hành phân tích nhân tố có phù hợp hay không. Việc kiểm tra được thực hiện thông qua việc tính hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s Test. Nếu 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết H0 là độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong thống kê. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig=0) thì các biến quan sát có sự tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Kết quả phân tích:

- Kiểm định tính thích hợp của mô hình có hệ số KMO là 0,773. Hệ số này lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1.

- Kiểm định Bartlett về tương quan các yếu tố quan sát cho thấy tại mức ý nghĩa có giá trị sig = 0,000 bé hơn 0,05.

- Kết quả cho thấy mô hình thích hợp sử dụng phân tích nhân tố và có ý nghĩa thống kê.

Xây dựng mô hình nhân tố

Từ kết quả phân tích nhân tố sẽ có được các nhóm nhân tố chung. Dựa theo bảng dữ liệu nhóm các nhân tố theo từng dòng và kết hợp cùng với trọng số của từng nhân tố trong nhóm để xây dựng mô hình nhân tố. Các nhóm nhân tố

bao gồm các nhân tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các biến có tương quan thấp sẽ bị loại.

Bảng 4.11 KMO và kiểm định Bartlett’s Test.

KMO và kiểm định Bartlett

Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (KMO) 0,773

Kiểm định Bartlett về các thông số

Chi - bình phương 777,403

Df 153

Sig. 0,000

4.3.2.2 Xây dựng mô hình nhân tố

Bảng 4.12 Ma trận xoay nhân tố

Biến Ma trận xoay nhân tố

F1 F2 F3 F4 F5

Ưu tiên chọn sản phẩm tiết kiệm điện 0,764

Mua thường xuyên hơn 0,593

Có ý định mua khi có nhu cầu 0,585

Tuyên truyền quảng bá giúp nâng cao

nhận thức 0,458

Có đủ kiến thức và kinh nghiệm để mua 0,887

Giới thiệu cho bạn bè người thân mua 0,652

Mua sản phẩm là do bản thân quyết định 0,642 Sẵn lòng trả tiền nhiều hơn để mua 0,557

Mua sản phẩm là một ý tưởng tốt 0,824

Giải pháp ưu việt để tiết kiệm điện 0,627

Mua vì thói quen 0,551

Sản phẩm có chất lượng tốt 0,847

Sự kiện “Giờ Trái Đất” 0,597

Dán nhãn năng lượng giúp dễ lựa chọn 0,520

Chi phí trong tháng sẽ tăng 0,490

Công bố rộng rãi và chính xác thông tin 0,480

Người bán khuyên mua 0,765

Gia đình muốn mua 0,532

Phương sai trích 62,67%

Kết quả cho thấy không có yếu tố quan sát nào có hệ số tương quan bé hơn 0,5 nên không cần phải loại biến. Vì vậy, 18 tiêu chí ban đầu sẽ được sử dụng để phân tích và đánh giá trong những phần sau.

Phân tích nhân tố EFA đã trích được 5 nhân tố từ 18 biến quan sát với phương sai trích được là 62,67% > 50% (đạt yêu cầu), có nghĩa là 5 nhân tố này đã giải thích được 62,67% độ biến thiên của dữ liệu.

Bảng 4.13 Ma trận điểm nhân tố

Biến Ma trận điểm nhân tố

F1 F2 F3 F4 F5

Ưu tiên chọn sản phẩm tiết kiệm điện 0,419

Mua thường xuyên hơn 0,246

Có ý định mua khi có nhu cầu 0,293

Tuyên truyền quảng bá giúp nâng cao

nhận thức 0,146

Có đủ kiến thức và kinh nghiệm để mua 0,479

Giới thiệu cho bạn bè người thân mua 0,333

Mua sản phẩm là do bản thân quyết định 0,273 Sẵn lòng trả tiền nhiều hơn để mua 0,216

Mua sản phẩm là một ý tưởng tốt 0,413

Giải pháp ưu việt để tiết kiệm điện 0,281

Mua vì thói quen 0,287

Sản phẩm có chất lượng tốt 0,555

Sự kiện “Giờ Trái Đất” 0,246

Dán nhãn năng lượng giúp dễ lựa chọn 0,210

Chi phí trong tháng sẽ tăng 0,205

Công bố rộng rãi và chính xác thông tin 0,197

Người bán khuyên mua 0,496

Thông qua kết quả phân tích nhân tố ở bảng 4.13 cho thấy 5 nhân tố được tạo ra (F1, F2, F3, F4, F5). Cụ thể:

Mô hình phân tích nhân tố chung có dạng như sau: Bảng 4.14 Mô hình phân tích nhân tố chung

Nhóm Tên Nhân Tố Biến quan sát Hệ số 1 Hành vi mua sản phẩm tiết kiệm điện

Ưu tiên chọn sản phẩm tiết kiệm

điện 0,419

Mua thường xuyên hơn 0,246

Có ý định mua khi có nhu cầu 0,293

Tuyên truyền quảng bá giúp nâng

cao nhận thức 0,146 2 Nhận thức kiểm soát hành vi mua hàng

Có đủ kiến thức và kinh nghiệm để

mua 0,479

Giới thiệu cho bạn bè người thân

mua 0,333

Mua sản phẩm là do bản thân quyết

định 0,273

Sẵn lòng trả tiền nhiều hơn để mua 0,216

3 Thái độ đối với hành vi

Mua sản phẩm là một ý tưởng tốt 0,413

Giải pháp ưu việt để tiết kiệm điện 0,281

Mua vì thói quen 0,287

4

Vai trò chính phủ

Sản phẩm có chất lượng tốt 0,555

Sự kiện “Giờ Trái Đất” 0,246

Dán nhãn năng lượng giúp dễ lựa

chọn 0,210

Chi phí trong tháng sẽ tăng 0,205

Công bố rộng rãi và chính xác

thông tin 0,197

5

Quy chuẩn chủ quan

Người bán khuyên mua 0,496

Gia đình muốn mua 0,322

Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + … +WikXk

Từng hệ số trong phương trình ước lượng nhân tố sẽ có mức ảnh hưởng khác nhau đến nhân tố chung. Biến có hệ số lớn nhất sẽ có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân tố chung. Từ kết quả của ma trận điểm nhân tố, các phương trình nhân tố được thiết lập như sau:

F1 = 0,419 * Ưu tiên chọn sản phẩm tiết kiệm điện + 0,246 * Mua thường xuyên hơn

+ 0,293 * Có ý định mua khi có nhu cầu

+ 0,146 * Tuyên truyền quảng bá giúp nâng cao nhận thức

Nhân tố chung F1_ Hành vi mua sản phẩm tiết kiệm điện nhận thấy biến “Ưu tiên chọn sản phẩm tiết kiệm điện” có hệ số điểm nhân tố là 0,419 nên sẽ tác động mạnh nhất đến nhân tố chung, đồng thời biến có hệ số điểm nhân tố “Tuyên truyền quảng bá giúp nâng cao nhận thức” là 0,146 có mức ảnh hưởng thấp nhất trong các biến thuộc nhân tố chung F1.

→ Cần có giải pháp nâng cao vai trò của các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức và hành vi mua các sản phẩm tiết kiệm điện.

F2 = 0,479 * Có đủ kiến thức và kinh nghiệm để mua + 0,333 * Giới thiệu cho bạn bè người thân mua + 0,273 * Mua sản phẩm là do bản thân quyết định + 0,216 * Sẵn lòng trả tiền nhiều hơn để mua

Nhân tố chung F2_ Nhận thức kiểm soát hành vi mua hàng: biến “Có đủ kiến thức và kinh nghiệm để mua” có hệ số điểm nhân tố cao nhất 0,479 như vậy nó sẽ ảnh hưởng mạnh nhất trong các biến quan sát và biến “Sẵn lòng trả tiền nhiều hơn để mua” với hệ số điểm nhân tố là 0,216 có mức tác động thấp nhất trong nhân tố chung F2.

→ Cần có giải pháp về giá sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu và thu nhập của người dân.

F3 = 0,413 *Mua sản phẩm là một ý tưởng tốt + 0,281*Giải pháp ưu việt để tiết kiệm điện + 0,287 *Mua vì thói quen

Nhân tố chung F3_ Thái độ đối với hành vi: biến “Mua sản phẩm là một ý tưởng tốt” có hệ số điểm nhân tố cao nhất 0,413 như vậy nó sẽ ảnh hưởng mạnh nhất trong các biến quan sát và biến “Giải pháp ưu việt để tiết kiệm

điện” với hệ số điểm nhân tố là 0,281 có mức tác động thấp nhất trong nhân tố chung F3.

F4 = 0,555 * Sản phẩm có chất lượng tốt + 0,246 * Sự kiện “Giờ Trái Đất”

+ 0,210 * Dán nhãn năng lượng giúp dễ lựa chọn + 0,205 * Chi phí trong tháng sẽ tăng

+ 0,197 * Công bố rộng rãi và chính xác thông tin

Nhân tố chung F4_Vai trò chính phủ: biến Sản phẩm có chất lượng tốt có hệ số điểm nhân tố cao nhất 0,555 như vậy nó sẽ ảnh hưởng mạnh nhất trong các biến quan sát và biến “Công bố rộng rãi và chính xác thông tin” với hệ số điểm nhân tố là 0,197 có mức tác động thấp nhất trong nhân tố chung F4.

F5 = 0,496 * Người bán khuyên mua + 0,322 * Gia đình muốn mua

Nhân tố chung F5_Quy chuẩn chủ quan: biến “Người bán khuyên mua” có hệ số điểm nhân tố cao nhất 0,496 như vậy nó sẽ ảnh hưởng mạnh trong các biến quan sát và biến “Gia đình muốn mua” với hệ số điểm nhân tố là 0,322 có mức tác động thấp nhất trong nhân tố chung F5.

Từ kết quả phân tích nhân tố, tác giải đưa ra mô hình điều chỉnh như hình 4.1:

Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Hành vi mua sản phẩm tiết kiệm điện (F1)

Nhận thức kiểm soát hành vi mua hàng (F2)

Thái độ đối với hành vi (F3)

Vai trò chính phủ (F4)

Ý định mua

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA CÁC SẢN PHẨM TIẾT KIỆM ĐIỆN CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 49 -49 )

×