CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu thực trạng tiếp cận tín dụng phi chính thức của hộ dân vùng dự án tại quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 59)

DỤNG PHI CHÍNH THỨC CỦA CÁC HỘ QUAN SÁT TRONG VÙNG

DỰ ÁNTẠI QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHÔ CẦN THƠ

Như đã trình bày ở chương trước, đề tài sẽ sử dụng hàm probit để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng phi chính thức của các

hộ dân trong vùng dự án. Biến phụ thuộc trong mô hình là việc tiếp cận tín

dụng phi chính thức của các hộ dân và các biến giải thích gồm: trình độ học

vấn của chủ hộ, tỷ lệ người lao động trên tổng nhân khẩu, thời hạn tín dụng, lượng tín dụng, lãi suất tín dụng, tài sản thế chấp, lao động nông nghiêp trước

Kết quả xử lí hàm probit bằng chương trình stata được thể hiện ở bảng sau:

Bảng4.14 Kết quả phân tích bằng hàm probit

Biến giải thích Hệ số ước lượng Giá trị P

HOCVANCHUHO* -0,058997 0,007 TLLAODONG** -1,04077 0,014 NGHENONG** 0,3115865 0,028 THOIHANVAY 0,0127858 0,836 LUONGVAY 0,0009068 0,372 TAISANTHECHAP** -0,479977 0,025 Tổng số quan sát 57

Phần trăm dự báo đúng của mô hình 77,19% Giá trị kiểm định chi bình phương 34,72 Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương 0,9244

Nguồn: kết quả khảo sát thực tế 09/2014

Ghi chú: ** có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, * có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Mô hình có 4 biến có ý nghĩa thống kê khác 0 ở mức ý nghĩa từ 5% đến

1%. Trong đó có một biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1% là học vấn chủ hộ. Ba biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5% là tỉ lệ lao động của hộ và biến trước dự án

chủ hộ là nông dân, hộ có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, các biến đưa vào mô hình có thể chưa đại diện hết tất cả các yếu tố tác động đến vần đề nghiên cứu, do đó,

ta không thể bác bỏ giả thuyết H0là mô hình không bỏxót biến. Giá trị kiểm định

Pearson chi bình phương về sự phù hợp của mô hình là 34,72 và giá trị kiểm định P tương ứng là 0,9244. Phần trăm dự báo đúng của mô hình là 77,19%, mô hình

ước lượng các nhân tố ở mức tương đối cao.

Kết quả hồi quy hàm Probit, các hệ số hàm hồi quy không biểu hiện trức

tiếp mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và viến độc lập. Do đó, đề tài chỉ tập trung

giải thích sự tác động của các yếu tố độc lập lên biến phụ thuộc thông qua hệ số

Giải thích mô hình:

- HOCVANCHUHO: Trình độ học vấn của chủ hộ. Có ý nghĩa thống kê tác

động lên khả năng tiếp cận tín dụng phi chính thức của hộ ở mức 1%. Những hộ

mà trình độ học vấn của chủ hộ cao thường có các hoạt động sản xuất, kinh doanh

tốt hơn, tiết kiệm trong hộ cao hơn, họ sẽ hạn chế tiếp cận với nguồn tíndụng phi

chính thức lãi cao. Do vậy, trình độ học vấn chủ hộ thể hiện ý nghĩa nghịch chiều đến việctiếp cận tín dụng phi chính thức.

- TLLAODONG: Tỷ lệ lao độngbiến phụ thuộc này có ý nghĩa thống kê ở mức

5%, và có mối quan hệ nghịchvới biến độc lập. Với mỗi đơn vị thay đổi của biến

này với điều kiện các biến khác không đổi thì việc tiếp cận tín dụng phi chính

thức của các hộ dân sẽ giảm 1,00%. Những hộ có tỷ lệ lao động cao thì rất hạn

chế với việc vay tín dụng phi chính thức, do họ đảm bảo được cho việc chi tiêu

trong gia đình hơn là những hộ có tỷ lệ lao động thấp hơn, có người phụ thuộc cao hơn .

- NGHENONG: Trước dự án chủ hộ lao động nông nghiệp. Kết quả phân tích

probit cho thấy rằng, biến này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, và có mối

quan hệ thuận với việc vay tín dụng phi chính thức. Điều này nói lên rằng khi chủ

hộ là lao động nông nghiệp thì khả năng tiếp cận tín dụng phi chính thức sẽ cao hơnso với việc tiếp cận những nguồn tín dụng khác. Cụ thể, là khi chủ hộ là lao

động nông nghiệpthì khả năng tiếp cận tín dụng phi chính thức sẽ cao hơn 0,3%.

- THOIHANVAY: Thời hạn vay của các món vay tín dụng của các hộ dân. Thời hạn vay không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Giả định rằng những món vay có thời hạn ngắn thường sẽ được vay ở nguồn tín dụng phi chính thức vì không cần tốn thời gian cho thủ tục vay, và với những món vay nhiều thời gian hơn thì sẽ được vay ở các nguồn chính thức vì lãi suất sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, ở

các mẫu quan sát có một số hộ vay tín dụng với thời gian dài kéo dài hơn 1 năm do đó, biến này không có ý nghĩa trong mô hình.

- LUONGVAY: Lượng tín dụng xin vay. Biến này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình, điều này được giải thích như sau, với giả thuyết các lượng vay ít

sẽ thường được vay ở nguồn tín dụng phi chính thức hơn các nguồn tín dụng

chính thức. Nhưng thực tế với những khoản vay lớn thì vẫn được các hộ dân tiếp

cận ở thị trường phi chính thức, nên biến này trong mô hình không thể hiện ý

- TAISANTHECHAP: Các hộ dân có tài sản thế chấp. Biến này có ý nghĩa

thống kêở mức 5% và có mối quan hệ nghịch chiều với nhu cầu tiếp cận tín dụng

phi chính thức, khi có tài sản để thế chấp các hộ dân có nhu cầu vay tín dụng

chính thức hơn nguồn tín dụng phi chính thức vì lãi suất ở thị trường chính thức

thấp hơn phi chính thức. Cụ thể, khi những đều kiện khác không đổi thì nhu cầu

vay tín dụng phi chính thức sẽ giảm 0,5% khi hộ vay có tài sản thế chấp.

Tóm lại, từ kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín

dụng phi chính thức của các hộ dân trong vùng dự án qua mô hình Probit, ta có 4 yếu tố ảnh hưởng đến đối tượng phân tích là học vấn chủ hộ, tỷ lệ lao động trong

hộ, chủ hộ lao động nông nghiệp trước khi có dự án, và hộ có tài sản thế chấp.

Trong đó, biến hoc vấn ảnh hưởng nghịch chiều đến việc vay tín dụng phi chính

thức. Bên cạnh đó, thì các chủ hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ có khả năng vay tín dụng phi chính thức cao hơn, do nguồn tín dụng thì rất phổ biến ở nông thôn nước ta. Tỷ lệ lao động trong hộ là yếu tố có tác động nghịch chiều với

nhu cầu vay tín dụng phi chính thức, do nguồn thu nhập của các thành viên sẽ đủ cho chi tiêu trong gia đình, hạn chế được những thiếu thụt tiền bạc. Cuối cùng là tài sản thế chấp của hộ vay, những hộ có tài sản thế chấp thì sẽ làm cho gia đình hạn chế tiếp cận với các nguồn tín dụng phi chính sinh lãi, vì lãi suất ở thị trường cao hơn so với khoản tín dụng khác mà họ có thể tiếp cận.

Qua việc, phân tích thực trạng vay tín dụng phi chính thức và tìm ra được

các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của người vay nguồn tín dụng này. Đề tài đã rút ra được một số kết luận nhu sau: tín dụng phi chính thức vẫn được tiếp cận

nhiều hơn so với tín dụng chính thức ở những hộ dân, lý do là vì dễ tiếp cận,

không cần thủ tục, không thế chấp, nhanh chóng giải ngân, tự do sử dụng tiền

vay, những lý do này thì phù hợp cho những nhu cầu món vay nhỏ với nhu cầu

gấp của người vay. Tuy nhiên, lãi suất vay tín dụng ở người cho vay thì khá cao, có hộ vay với lãi suất 1%/ngày, đây là hình thức nặng lãi, không được nhà nước thừa nhận, hình thức hụi thì đây cũng có thể là một hình thức sinh lãi hiệu quả nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro, người chơi có thể mất đi phần vốn góp nếu chủ hụi không đáng tin cậy. Phần sau, đềtài sẽ đề ra những biện pháp cho những vấn đề

Một phần của tài liệu thực trạng tiếp cận tín dụng phi chính thức của hộ dân vùng dự án tại quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)