Tín dụng phi chính thức

Một phần của tài liệu thực trạng tiếp cận tín dụng phi chính thức của hộ dân vùng dự án tại quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 39)

Tín dụng phi chính thức trong mẫu quan sát bao gồm: vay từ người cho vay địa phương, vay từ anh em, bạn bè và tham gia hụi. Nguồn tín dụng này do có ưu điểm là nhanh chóng, không cần tài sản đảm bảo, không có thủ tục phức tạp

vì thế mà nó đáp ứng những nhu cầu mà hai nguồn tín dụng chính thức và bán chính thức không đáp ứng được. Tuy nhiên, có một số rủi ro cao ở hình thức hụi

và lãi suất cao ở hình thức vay người cho vay do sự cấp bách của người vay.

a) Những người cho vay chuyên nghiệp

Hoạt độngcủa những người cho vay chuyên nghiệp rất đa dạng, họ chuyên cung cấp tín dụng cho tiêu dùng trong những trường hợp khẩn cấp như cưới hỏi,

bệnh tật, ma chay v.v… Hơn nữa, những người cho vay thường không đòi hỏi tài sản thế chấp cũng như các thủ tục giấy tờ phiền phức, đó cũng là lý do cho sự tồn

tại và phát triển của loại hình tín dụng này.

Các mẫu quan sát có tiếp cận hình thức người cho vay lãi này cho những trường hợp thật sự cấp bách, lượng vay tương đối hạn chế vì lãi suất ở hình thức này tương đối cao.

b) Hụi

Các hộ gia đình tham gia hụi để giải quyết những nhu cầu tài chính ngắn

hạn, lượng vay từ việc chơi hụi có thể từ vài triệu đến vài chục triệu đồng trên từng dây hụi, chủ hụi thường là người có uy tín, được mọi người tin tưởng, có

nhiều hình thức hụi đa dạng như: hụi ngày, hụi tuần, hụi tháng,… đáp ứng được đa dạng nhu cầu của thành viên tham gia.

Các hộ trong mẫu quan sát, tham gia hai hình thức hụi là hụi ngày và hụi

tháng, lượng vốn huy động được từ việc tham gia hụi có thể lên đến là vài chục triệu đồng, lượng vốn vay được các hộ dân sử dụng vào nhiều mục đích như: kinh

doanh, xây sửa nhà, sinh lãi, tiết kiệm…

c) Vay mượn từ bạn bè, người thân

Tuỳ theo sự thân thuộc giữa hai đối tượng mà giá cảsử dụng vốn được xác định hợp lý. Lãi suất ở đây có thể ngang bằng hoặc thấp hơn lãi suất thị trường,

thậm chí không tính lãi, nguồn tín dụng này còn có thể đáp ứng kịp thời những

khó khăn tạm thời của những hộ dân, ngoài ra, còn có thể đáp ứng cho nhu cầu

buôn bán kinh doanh, xây sửa nhà…

Trong mẫu quan sát, nguồn tín dụng này cũng nhiều hộ dân huy động, mức vay đa dạng, lãi suất không cao, mang tính tương trợ nhau, mục đích sử dụng vốn

vay cũng là kinh doanh, xây sửa nhà và thiếu thụt tạm thời trong gia đình.

Các chính sách, quy định của nhà nước về tín dụng phi chính thức:

Phường/Hụi (họ) là một trong những hình thức để huy động vốn, tương trợ trong nhân dân được Nhà nước thừa nhận và cho phép hoạt động. Bộ luật Dân sự đã dành hẳn một điều để quy định về vấn đề này.

- Theo quy định tại điều 479 Bộ luậtdân sự “họ, hụi, biểu, phường (sau đây gọi

chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận

của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền

hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền,nghĩa vụ của các thành viên…”. -Để quy định cụ thể hơn về hoạt động của hình thức này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2006/NĐ-CP ngày 27/11/2006 về hụi, họ, biêu, phường. Nghị định này đã quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của những người tham gia chơi họ.

Điều 2, Chương 1:

1. Quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp

luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Nghiêm cấm việc tổ chức họ đểcho vay nặng lãi, lừa đảo, lạm dụng tín

nhiệm hoặc các hành vi trái pháp luật khác để chiếm đoạt tài sản của người khác. Điều 31, Chương 4 : "Trong trường hợp có tranh chấp về họ hoặc phát sinh từ họ

thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải hoặc theo yêu cầu

của một hoặc nhiều người tham gia họ, tranh chấp đó được giải quyết tại Tòa án

theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự"

Theo quy định của Điều 163 Bộ luật Hình sự quy định, việc cho vay nặng

lãi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau đây:

- Thứ nhất: Lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định

từ mười lần trở lên. Theo quy định của khoản 1 Điều 476 Bộ Luật Dân sự về lãi suất thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng, nếu lãi suất cho vay gấp 10 lần mức lãi suất này thì có dấu hiệu của tội cho vay nặng lãi. - Thứ hai: Có tính chất chuyên bóc lột được hiểu là người phạm tội lợi dụng việc

cho vay, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn cấp bách của người đi vay để cho vay với

lãi suất cao (lãi nặng) nhằm thu lợi bất chính mà thực chất là bóc lột người đi vay.

Tính chất chuyên bóc lột của hành vi cho vay lãi nặng thể hiện ở chỗ: người phạm

tội thực hiện hành vi cho vay lãi nặng nhiều lần, hành vi mang tính chuyên nghiệp, người phạm tội lấy việc cho vay lãi nặng làm một nghề kiếm sống và lấy

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu thực trạng tiếp cận tín dụng phi chính thức của hộ dân vùng dự án tại quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 39)