Quận Ninh Kiều

Một phần của tài liệu thực trạng tiếp cận tín dụng phi chính thức của hộ dân vùng dự án tại quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 33)

Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ về kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội.Quận có hệ thống giao thông hội tụ nhiều tuyến đường thủy, bộ

quan trọng của vùng nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển và lưu thông nguyên

liệu và sản phẩm hàng hóa, tạo ra các trục phát triển từ thành phố Cần Thơ đến

các thị xã, thành phố của nhiều tỉnh trong vùng. Quận có nhiều chợ và trung tâm mua sắm như: chợ cổ Cần Thơ, chợ Tân An, chợ Hưng Lợi, chợ An Bình, chợ An

Hòa, siêu thị Co.op Mart, siêu thị Metro Cash Hưng Hợi, siêu thị MaxiMart, siêu thị Vinatex, trung tâm thương mại Cái Khế, …

Trên địa bàn quận Ninh Kiều hiện tại, có 13 phường và 71 khu vực với

diện tích tự nhiên 2.926 ha (đất nông nghiệp là 830,8 ha; đất phi nông nghiệp là 2.095,6 ha và đất chưa sử dụng là 0,2 ha); dân số là 252.728 người với mật độ dân

số 8.737người/km2cao nhất so với các quận, huyệnkhác trong thành phố.

Trong tương lai gần, 2014-2015, Quận được đã được định hướng phát triển

cụ thể rõ ràng với những con số chỉ tiêu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.3 Chỉ tiêu kế hoạch phát triển của quận Ninh Kiều năm 2014 và 2015 Chỉ tiêu phát triển ĐVT Kế hoạch tăng trưởng

-Tăng trưởng kinh tế % 19,50-20,00 - Thu nhập bình quân đầu người năm USD/năm 3.500 – 4.000

-Cơ cấu kinh tế tỉ trọng thương mại - dịch vụ

chiếm 73% cơ cấu. - Giá trị sản xuất công nghiệp %/năm 7,00 – 9,00

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ năm 2013

Giải pháp được đưa ra để thực hiện kế hoạch là:

- Tập trung phát triển kinh tế trên địa bàn quận theo hướng lấy Thương mại – Dịch vụ là trọng tâm, trở thành ngành kinh tế quan trọng hàng đầu của quận. Tạo điều kiện phát triển các trung tâm thương mại đa chức năng, các siêu thị, hệ thống

bán buôn, bán lẻ, hình thành các khu phố chuyên doanh; trợ giúp doanh nghiệp

vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể. Phát triển ngành dịch vụ theo hướng đa dạng

hoá các loại hình, ưu tiên các dịch vụ du lịch, khu vui chơi, nghỉ dưỡng, các nhà hàng, khách sạn; đồng thời phát triển mạnh các ngành dịch vụ tài chính, ngân

hàng, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, chuyển giao khoa học công nghệ,

giáo dục, văn hoá, y tế; nâng cao chất lượng phục vụ, xây dựng phong cách văn

minh trong hoạt động thương mại - dịch vụ. Tăng cường công tác quản lý nhà

nước trong lĩnh vực thương mại, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

- Khuyến khích, hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển công nghiệp - tiểu thủ công

nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng

hóa; ưu tiên phát triển các ngành nghề sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng

vụ cho xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận. Tăng cường hợp tác,

liên kết để đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề

truyền thống của địa phương.

-Đối với khu vực nông nghiệp, giảm dần tỷ trọng của ngành này theo hướng phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

triển nông nghiệp đô thị sinh thái, kết hợp nông nghiệp với du lịch sinh thái

Bên cạnh đó thì để xây dựng và phát triển quận Ninh Kiều thành đô thị trung tâm, trước mắt có ba vấn đề cần giải quyết:

-Trước hết là cần quy hoạch tổng thể quận Ninh Kiều theo hướng văn minh, hiện đại, khắc phục tình trạng ngập lụt vào mùa mưa và khi thủy triều lên.

- Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư hạ

tầng kỹ thuật phát triển kinh tế - xã hội, kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại đa chức năng, phát triển các khu phố chuyên doanh, siêu thị chuyên ngành, dịch vụ du lịch chất lượng cao để Ninh Kiều trở thành trung

tâm thương mại năng động, là nơi giao thương hàng hóa với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Thứ ba, đưa các hoạt động văn hóa-xã hội, xây dựng nếp sống văn minh đô thị đi vào chiều sâu, xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm trật tự quản lý đô thị.

Vì thế, thành phố đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhiều công trình dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng và phát huy hiệu quả; nhiều khu đô thị, tái định cư mới được đầu tư xây dựng cùng với việc

cải tạo nâng cấp, chỉnh trang đô thị, tạo cảnh quan, trật tự đô thị theo hướng văn

minh, hiện đại, góp phần phát triển thành phố theo các tiêu chí của đô thị loại I

trực thuộc Trung ương.

Tuy nhiên, Ninh Kiều cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức,

cần phải tiếp tục giải quyết như: cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của quận phát triển chưa đồng bộ, cần được đầu tư xây dựng và cải tạo lớn. Trong khi đó, công tác

quy hoạch và quản lý quy hoạch nói chung và quy hoạch đô thị nói riêng còn nhiều bất cập; nhiều vấn đề kinh tế xã hội trên địa bàn, không thể giải quyết trong

một thời gian ngắn. đô thị hóa nhanh, dân số tăng mạnh, đặc biệt là tăng cơ học,

nên sức ép về vấn đề lao động và việc làm, trật tự an toàn giao thông, xử lý ô

Một phần của tài liệu thực trạng tiếp cận tín dụng phi chính thức của hộ dân vùng dự án tại quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 33)