Vài nét về mẫu quan sát

Một phần của tài liệu thực trạng tiếp cận tín dụng phi chính thức của hộ dân vùng dự án tại quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 42)

a)Cơ cấu mẫu nghiên cứu phân theo dự án

Các quan sát được thu thập từ 5 dự án đang và đã hoàn thành trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Cơ cấu mẫu phân theo từng dự án được thể

hiện ở bảng sau:

Bảng 4.1 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo dự án

Dự án Số hộ Tỷ lệ (%)

Khu tái định cư Cồn Khương 12 16,00

Trường trung cấp du lịch 12 16,00

Chợ An Cư 17 22,67

Trường đại học Y Dược Cần Thơ 20 26,67

Khu nhà ở cán bộ Đại học Cần Thơ 14 18,67

Tổng cộng 75 100,00

Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 10/2014

Trong 5 dự án kể trên, có 2 dự án thuộc tư nhân là dự án khu tái định cư

Cồn Khương và trường Trung cấp du lịch. Dự án chợ An Cư thuộc dự án nâng

cấp đô thị của thành phố và 2 dự án còn lại gồm dự án trường đại học Y Dược

Cần Thơ và khu nhà ở cán bộ đại học Cần Thơ thuộc ngân sách nhà nước. Qua tìm hiểu trong quá trình phỏng vấn được biết rằng, việc phổ biến thông tin về dự án đến các hộ dân trong vùng dựán thì chưa được thực hiện một cách hiệu quả.

Một số hộ dân chưa biết rõ về dự án, thời gian thực hiện, mục đích dự án… vì thế

mà có một số vấn đề đã phát sinh trong việc giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng rất

nhiều đến tiến độ dự án.

Các dự án thì ảnh hưởng về nhiều mặt trong đời sống của các hộ dân, ảnh hưởng lớn nhất có thể là về đất đai canh tác của các nông hộ thuộc vùng dự án.

Thông tin về số diện tích đất của các hộ dân bị mua lại bởi các dự án như sau:

Bảng 4.2 Thông tin về diện tích đất của hộ dân Đơnvị tính: m2 Chỉ tiêu Số hộ Tổng số Thấp nhất Trung bình Cao nhất Diện tích đất bị thu hồi 59 167897 43 2845,71 25000 Diện tích đất ruộng 21 57833 88 2711,09 18000 Diện tích đất vườn 38 109425 43 2879,61 15000 Diện tích đất thổ cư 5 639 119 127,80 160

Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 09/2014

Có 59 hộ dân trong tổng số 75hộ quan sát trong vùng dự án bị ảnh hưởng đến đất đai canh tác, việc thiếu đất canh tác là nguyên nhân chính dẫn đến việc là không hài lòng về tài chính của các hộ dân sau khi dự án bắt đầu. Lúc này thì phần tiền bồi thường đấtcủa chủ dự án được xem là nguồn tài chính bổ sung cho chi tiêu của hộ. Tuy nhiên, trong quá trình thu thập mẫu thì tiền bồi thường lại không được sự hài lòng cao của các hộ dân, bên cạnh đó thì chương trình đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho người nông dân thiếu đất sản xuất nhằm tạo thu nhập

còn nhiều bất cập, chưa thể giúp được các lao động nông nghiệp này trong việc ổn định cuộc sống sau dự án. Điều này đòi hỏi các chủ đầu tư và các cơ quan

b) Mô tả một số thông tin những hộ dân quan sát

Những thông tin cơ bản về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn

của các hộ, thông tin về tỷ lệ lao động, thu nhập và chi tiêu của hộ được thống kê qua các bảng sau:

- Cơ cấu mẫu theo giới tính:

Nguồn: số liệu khảo sát thực tế09/2014

Hình 4.1Cơ cấu mẫu theo giới tính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo kết quả khảo sát, có 47 hộ trong tổng số 75 hộ quan sát chiếm

62.67% có chủ hộ là nam giới, 28 hộ còn lại có chủ hộ là nữ giới chiếm 37,33%.

- Nghề nghiệpcủa chủ hộ

Bảng 4.3Cơ cấu nghề nghiệp của chủ hộ

Nghề nghiệp Trước dự án Sau dự án

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

Nông nghiệp 38 50,67 14 18,67

Phi nông nghiệp 10 13,33 37 49,33

Không làm việc 27 36,00 24 32,00

Tổng cộng 75 100,00 75 100,00

Nguồn: số liệu khảo sátthực tế 2014

Trước khi có các dự án, có 38 chủ hộ, chiếm 51% cơ cấu mẫu, lao động

trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng do dự án mà các các chủ hộ đã chuyển sang

các lĩnh vực phi nông nghiệp khác, cụ thể thì có 27 hộchuyển đổi, nếu trước kia

con số này là 37 hộ. Tuy nhiên, việc học một nghề mới với các chủ hộ là không dễ. Vì vậy, mà các nghề nghiệp phi nông nghiệp ở đây chỉ có thể là: bảo vệ, phụ hồ, làm công, buôn bán… Có 3 chủ hộ nếu trước khi không có làm việc thì sau khi sống ở khu tái định cư có mở tiệm tạp hóa buôn bántại nhà tạo thêm thu nhậpcho hộ.

- Trình độ học vấn của chủ hộ Bảng 4.4Trình độ học vấn chủ hộ Trình độ học vấn Số quan sát (hộ) Tỉ lệ (%) Không biết chữ 2 2,67 Tiểu học 25 33,33 Trung học cơ sở 29 38,67 Trung học phổ thông 19 25,33 Tổng cộng 75 100,00

Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 09/2014

Trình độ học vấn của các chủ hộ không cao, phần lớn các chủ hộ có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông, cụ thể con số này là 56 hộ trên tổng 75 mẫu,chiếm khoảng 75%. Trình độ học vấn của các chủ hộ đóng vai trò không nhỏ trong việc ổn định cuộc sống cho gia đình, những chủ hộ có học vấn cao sẽ chăm lo cho gia đình tốt hơn, giải quyết những khó khăn của gia đình sau dự án tốt hơn, nhiều hộ có học vấn cao còn có thể sử dụng khoản tiền bồi thường như là một khoảng tiền sinh lãi, giúp cho kinh tế gia đình tốt hơn so với việc làm nông trước đó. Ở mặt khác, thì với những chủ hộ có trình độ học vấn thấp thì các dự án lại mang đến cho họ nhiều thay đổi trong cuộc sống, việc khó khăn trong chuyển đổi ngành nghề, không tạo được thu nhập cho gia đình, phần tiền bồi thường lại được xem là phần tiền dùng để chi tiêu chủ yếu, và ngày càng vơi dần, không thể đảm bảo cuộc sống cho gia đình trong tương lai.

- Nguồn lao động của hộ

Bảng 4.5Mô tả nguồn lao động trong hộ

Chỉ tiêu ĐVT Thấp nhất Trung bình Cao nhất

Nhân khẩu Người 1,00 5,15 15,00

Lao động Người 0,00 2,61 8,00

Tỷ lệ lao động % 0,00 0,52 1,00

Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 09/2014

Số nhân khẩu trung bình của 75 hộ quan sát là 5-6 người và tỷ lệ số người lao động trên tổng số nhân khẩu là vào khoảng 0.52, điều này có nghĩa là có khoảng một nửa thành viên trong gia đình tạo thu nhập cho kinh tế của hộ. Tỷ lệ này chưa được cao, những thành viên lao động này thường là nam giới và những người trong độ tuổi từ 16 trở lên, thành viên phụ thuộc trong các hộ gia đình là những người lớn tuổi, ngoài độ tuổi lao động và những trẻ em dưới độ tuổi lao động trong gia đình. Vai trò của lao động nữ trong các hộ quan sát không cao,

phần nhiều gia đình thì các phụnữ thường chỉ làm nội trợ và một số hộ thì họ có

tạo thu nhập nhờ những công việc thời vụ, nhưng những vệc này thường đem lại

khoảng thu nhập không cao, lại không thường xuyên nên không đóng góp nhiều

vào kinh tế gia đình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một khía cạnh khác cần xem xét ở đây đó là những người nông dân sau

khi chuyển đổi nghề thì họ chỉ tham gia vào các ngành nghề nghiệp không đảm

bảo thu nhập, có thể bị sa thải bất cứ lúc nào, và họ không được trợ cấp cũng như

có bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…

- Thông tin về thu nhập và chi tiêu trong hộ

Bảng 4.6Thu nhập và chi tiêu của các hộ dân

Chỉ tiêu Số hộ Thấp nhất Trung bình Cao nhất

Tổng thu nhập 75 2,00 8,75 54,50 Thu nhập bình quân một lao động 1,33 3,41 7,79 Tổng chi tiêu 1,30 6,33 24,00

Với số nhân khẩu trung bình 5-6 người, tổng thu nhập trung bình của

những hộ được khảo sát vào khoảng 8,75 triệu đồng và tổng chi tiêu của hộ trung

bình là 6,33 triệu đồng, do đó, nếu lấy phần thu nhập trừ tổng chi tiêu thì trung bình các hộ sẽ có được một khoảng tiết kiệm hàng tháng. Tuy nhiên, do độ lệch

chuẩn tương đối cao, nên số trung bình chưa phản ánh được thực trạng vấn đề. Phần tiết kiệm ở nhiều hộ ở mức âm, có nghĩa là, thu nhập của hộ dân thì không chi trả được tất cả các khoản chi tiêu trong gia đình. Trong lúc này thì phần tiền

bồi thường cũng như là vay tín dụng là phần bù vào khoảng thiếu hụt đó.

Các chủ hộ thì điều cho rằng chi tiêu trong hộ sau khi có dự án tăng so với trước kia, chủ yếu là cho phần chi tiêu cho sinh hoạt trong gia đình, đặc biệt là các hộ chuyển vào khu tái định cư. Còn về phần thu nhập thì chưa thực sự ổn định, thu nhập trung bình trên lao động vào khoảng 3,41 triệu đồng/tháng. Mức lương này thì phù hợp lao động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ.

4.1.2 Thực trạng tiếp cận các nguồn tín dụng và tín dụng phi chính thức

của các hộ dân trong vùng dự án trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố

Cần Thơ

Trong phần này đề tài sẽ phân tích thực trạng tiếp cận các nguồn tín dụng

chính thức nói chung và các nguồn tín dụng phi chính thức nói riêng. Trước hết, đề tài sẽ nói chung về thực trạng các nguồn tín dụng.

4.1.2.1 Thực trạng tiếp cận các nguồn tín dụng của các hộ quan sát

Như đã phân tích thì có ba nguồn tín dụng là chính thức, bán chính thức và phi chính thức. Tùy vào những nhu cầu tín dụng và những tính toán sử dụng vốn

tín dung các hộ dân mẫu quan sát đã tiếp cận với các nguồn tín dụng như sau:

Bảng 4.7Thông tin về vay tín dụngcủa hộdân

Nguồn: sốliệu khảo sát thực tế 09/1014

Chỉ tiêu Số quan sát (hộ) Tỷ lệ (%) Không vay tín dụng 51 68,00 Vay chính thức 6 8,00 Bán chính thức 1 1,33 Phi chính thức 17 22,67 Tổng cộng 75 100,00

Trong 75 mẫu quan sát, có 51 hộ không vay tín dụng. Trong quá trình phỏng vấn thì được biết rằng, các chủ hộ không vay do không muốn vay. Không

muốn vay ở thị trường chính thức là vì không biết vay để làm gì, các hộ dân không có kế hoạch cụ thể cho tương lai, lý do cho việc thiếu tính toán này là do trình độ học vấn của chủ hộ còn thấp và do trước khi họ chỉ biết làm nông nghiệp.

Hình thức bán chính thức thì mang tính tương trợ nhau, chỉ đáp ứng cho những đối tượng người vay nhất định vì thế mà đa phần các hộ dân không tiếp cận được.

Cuối cùng là hình thức tín dụng phi chính thức, các hộ dân không muốn tiếp cận

do một số lý do sau: lí do thứ nhất, các hộ dân có tâm lý sợ rủi ro từ hình thức tín (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dụng này, vì thế mà rất hạn chế tiếp cận, lý do thứ hai là do không có nguồn thu

nhập ổn định và nguồn thu nhập lại không cao, nếu vay tín dụng thì sẽ không có

nguồn trả nợ, do đó khi có những thiếu thụt tạm thời trong gia đình nếu không

thật sự cấp bách lắm thì các hộ dân sẽ tính toán để vượt qua. Bên cạnh đó, thì phần tiền bồi thường còn lại của hộ sẽ được hộ sử dụng để bù đắp vào khoảng

thiếu thụt trong việc chi tiêu trong gia đình.

Trong đó có 6 hộ dân chiếm 8% cơ cấu mẫu quan sát có vay nguồn vốn

chính thức, chính xác thì trong quan sát là vay ngân hàng, nhưng phần lớn là 4 trên 6 hộvay ở ngân hàng chính sách xã hội, nguồn vốn vay hướng đến đối tượng

nghèo, cận nghèo và giúp tạo công ăn việc làm, nguồn này thường có lãi suất

thấp, thời gian trả nợ dài và không cần tài sản thế chấp. 2 hộ vay ở ngân hàng

thương mạicho mục đích kinh doanh theo hình thức tín chấp và chịu mức lãi suất trên dưới 16%/năm.

Có 1 hộ trong 75 mẫu quan sát vay tín dụng bán chính thức ở hội phụ nữ,

số tiền vay này được dùng vào việc mua máy bơm vá xe cho việc vá xe của gia đình anh chị, cũng như nguồn vốn vay chính sách xã hội, phần vốn vay bán chính

thức này thì giá trị không lớn, nhưng với lãi suất thấp và đối tượng được tiếp cận

là những hộ nghèo trong khu vực.

Có 17 hộ vay tín dụng phi chính thứcchiếm 26% cơ cấu mẫu, tín dụng phi

chính thức ở đây bao gồm: là việc vay người cho vay ở địa phương, chơi hụi và

vay mượn anh em bạn bè. Việc tiếp cận hình thức tín dụng phi chính thức có lãi suất thì thường là những khoản tín dụng nhỏ và do những nhu cầu cấp bách trong gia đình, theo dạng này thì phần nhiều là vay ở người cho vay địa phương. Việc chơi hụi được các hộ dân tiếp cận như một nguồn huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, buôn bán nhỏ và một sốhộ xem đây là một hình thức cho vay xin lãi do số

mang ý nghĩa tương trợ nhau, đúng với truyền thống của dân ta, thường khoản

vay này có lãi suất thấp hoặc không có lãi suất, nhưng phải hoàn trả trong khoản

thời gian giao trước. Mục đích xin vay của khoản này cũng cho việc kinh doanh

và chi tiêu cấp bách.

Trước khi phân tích thực trạng vấn đề, đề tài sẽ sơ lược về thực trang vay

tín dụng ngân hàng, điều này sẽ giúp chúng ta hiễu rõ hơn thực trạng việc vay tín

dụng phi chính thức của hộ dân trong vùng dự án.

4.1.2.2 Thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộquan sát

Chỉ có 6 hộ dân trong mẫu quan sát có vay tín dụng ngân hàng, chỉ chiếm 8% cơ cấu mẫu, con số khiêm tốn. Thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn thì đề tài

đã có được những lý do cho việc không muốn tiếp cận và muốn nhưng không tiếp

cận được như sau:

Bảng 4.8Thông tin về việc vay tín dụng ngân hàng của các hộ dân

Số hộ Tỉ trọng (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không muốn vay 52 69,33

Muốn vay 17 22,67

Có vay 6 8,00

Tổng cộng 75 100,00

Nguồn: số liệu khảo sát thựctế 09/1014

Tín dụng chính thức, cụ thể ở đây là tín dụng ngân hàng, theo bảng thống

kê cho thấy thực trạng là có 52 hộ dân không muốn vay tín dụng ngân hàng, chiếm đến khoảng 70% tổng mẫu. Và 17 hộ trong số 75 hộ muốn vay nhưng không được đáp ứng nhu cầu và có 6 hộ vay nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Lưu ý rằng, người trả lời phỏng vấn có thể lựa chọn nhiều lý do, các lý do

được đưa ra trong bảng câu hỏi gồm: không có nhu cầu vay, chưa từng vay, số

tiền vay được ít, thời gian vay ngắn, chi phí vay cao, thủ tục rườm rà, không thích mang nợ, mất thời gian chờ đọi duyệt hồ sơ, không khả năng trả nợ. Và kết quả thu được đã thể hiện trong hình sau:

Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 09/2014

Hình 4.2 Lý do không vay vốn từ các tổ chức ngân hàng

Theo kết quả khảo sát thì lý do phần nhiều chiếm đến 80.77% hộ dân

không vay do không có nhu cầu vay. Điều này được lý giải là do đa phần các

chủ hộ có trình độ dân trí không cao, họ không có ý định kinh doanh khởi

nghiệp mà chủ yếu là muốn để dành một khoản tiền dưỡng già. Họdùng phần

tiền bồi thường để cho các nhu cầu về tiền bạc, và do có kinh nghiệm trong

việc chi tiêu họ sẽ kế hoạch chi tiêu sao cho phù hợp, không để túng thiếu.

Một phần của tài liệu thực trạng tiếp cận tín dụng phi chính thức của hộ dân vùng dự án tại quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 42)