-Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh
nhằm trình bày một cách tổng quát về thực trạng tín dụng phi chính thức tại các
hộ dân, đặc điểm các mẫu được nghiên cứu,…
Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa
trên số liệu và thông tin thu thập. Thống kê mô tả bao gồm:
Bảng phân phối tần số: Là bảng tóm tắt dữ liệu được sắp xếp thành từng tổ khác
nhau, dựa trên những tần số xuất hiện của các đối tượng trong cơ sở dữ liệu để so
sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu.
Phân phối tần số tích lũy (tần số cộng dồn) đáp ứng mục đích khác của phân tích
thống kê là khi thông tin được đòi hỏi muốn biết tổng số quan sát mà giá trị của
nó thì ít hơn một giá trị cho sẵn nào đó.
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng
cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).
- Phương pháp số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở hay chỉ tiêu của năm này và năm kia.
-Phương pháp số tương đối: Là tỉ lệ phần trăm % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với
chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối
so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
- Đối với mục tiêu 2: Sử dụng mô hình hồi quy, cụ thể là mô hình Probit nhằm
phân tích yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng phi chính thức của các hộ
dân. Mô hình Probit trong đề tài có phương trình như sau: 1X1 2X2 ... 6X6 Y
Trong đó:
Y là biến phụ thuộc được nghiên cứu trong bài này là quyết định vay tín dụng phi
chính thức. Biến phụ thuộc Y được sử dụng dưới dạng biến giả và có dạng lưỡng
phân tức là chỉ nhân một trong hai giá trị (0) hoặc (1). Với (0) mang ý nghĩa là không vay tín dụng phi chính thức và (1) là có vay tín dụng phi chính thức.
6 2 1,X ,...,X
X là các biến độc lậpvà được mô tả chi tiết trong bảng 2.2 sau:
Kết hợp việc tham khảo một số nghiên cứu cảu các tác giả Phan Đình Khôi (2012), Nguyễn Văn Ngân (2004), Ngô Thị Mỹ Linh (2011), cùng với góp ý
của giáo viên hướng dẫn. Đề tài đã đưa vào mô hình các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng phi chính thức của hộ dân như sau:
Căn cứ chọn biến và giải thích biến:
- X1(HOCVAN) Trình độ học vấn của chủ hộ.
Được hiểu là số lớp học cao nhất mà chủ hộ đã hoàn thành, thường thì trình
độ học vấn càng cao thì khả năng tính toán đầu tư hiệu quả hơn và khả năng đem
lại thu nhập cũng cao hơn, do đó, những người có trình độ học vấn cao lại có thể
vay tín chấp dễ dàng hơn. Điều này được khẳng định trong đề tài của Phan Đình Khôi (2012) là chủ hộ có học vấn thấp có xu hướng được vay tín dụng phi chính
thức thấp hơn so với chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn và Nguyễn Văn Ngân
(2004) với biến trình độ học vấn thì ảnh hưởng tích cực đến tín dụng phi chính
thức. Dấu kì vọng của biến này trong mô hình là: +.
- X2(TLLAODONG): Tỷ lệ lao động của hộ dân.
Biến có giá trị bằng với tỉ số giữa số người lao động trong hộ chia cho số
nhân khẩu của hộ. Khi xảy ra trường hợp túng thiếu trong gia đình thì nguồn tín
dụng phi chính thức có thể sẽ đáp ứng được nhu cầu của các hộ gia đình tốt hơn
so vớinguồn tín dụng chính thức. Vì thế, mà với các hộ có tỷ lệ lao động cao, thì sẽ hạn chế được những túng thiếu đó, từ đó giảm đi nhu cầu tiếp cận tín dụng phi
chính thức. Dấu kì vọng của biến này sẽ là: -.
- X3(NGHENONG):Trước dự án chủ hộ hoạt động tronglĩnh vực nông
nghiệp.
Biếnnày là biến giả. Nó nhận giá trị 0 nếu chủ hộ không lao động trong lĩnh
vực nông nghiệp trước khi có dự án, ngược lại nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là lao
động nông nghiệp trước khi có dự án. Do một số mặt hạn chế của tín dụng nông
thôn mà các lao động nông nghiệp thường tiếp cận tín dụng phi chính thức, Ngô Thị Mỹ Linh đã khẳng định điều này, với các nông hộ tại An Giang thì việc tiếp
cận tín dụng phi chính thức dễ dàng với những món vay nhỏ cho nhu cầu sinh
hoạt hằng ngày. Biến này sẽ nhận dấu kỳ vọng +.
- X4 (THOIHANVAY): Thời hạn vay các món tín dụng mà các hộ dân đang vay.
Có giá trị là số năm của món vay tín dụng, với những món vay với thời
gian ngắn thì sẽ được vay ở nguồn phi chính thức nhiều hơn ở nguồn chính thức
vì không mất thời gian cho thủ tục vay. Phan Đình Khôi (2012) đã khẳng định sự
linh hoạt của thời gian vay của tín dụng phi chính thức sẽ bù đắp cho mức lãi suất
cao. Dấu kì vọng của của biến này là +.
- X5 (LUONGVAY): Lượng tín dụng mà các hộ dân vay được ở các
nguồn tín dụng.
Biến này có giá trị bằng lượng tiền mà các hộ dân vay được ở các nguồn
tín dụng. Với giả thuyết là lượng tín dụng không lớn sẽ được vay ở nguồn tín
dụng phi chính thúc nhiều hơn các nguồn khác. Ngô Thị Mỹ Linh (2011) đã khẳng định việc tiếp cận tín dụng phi chính thức tương đối dễ dàng với những
món vay nhỏ. Dấu kì vọng của biến này sẽ là -.
- X6(TAISAN): Các hộ dân có tài sảnlàm tài sản thế chấp.
Biến phụ thuộc cuối cùng này là biến giả, có hai giá trị 1 và 0. Khi người
vay có tài sản thế chấp cho các khoản vay tín dụng thì biến này sẽ có giá trị là 1.
Và khi người vay không có tài sản thế chấp thì biến này sẽ nhận giá trị là 0. Tài sản thế chấp ở đây có thể là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc là một
khoản tiền tiết kiệm trong ngân hàng. Giả thuyết đặt ra là khi người vay không có tài sản thế chấp nhằm đảm bảo cho những khoản tín dụng chính thức thì người
vay sẽ có nhu cầu cao hơn các khoản vay ở hình thức tín dụng phi chính thức.
Nguyễn Văn Ngân (2004) đã khẳng định điều này và Phan Đình Khôi (2012) lại
khẳng định là nhân tố tác động tiêu cực đến tín dụng phi chính thức của các nông
Từ những phân tích trên, tác giả đã tổng hợp một bảng các biến đưa vào mô
hình như sau:
Bảng 2.2 Các biến đưa vào mô hình Probit
Biến số Diễn giải Căn cứ chọn biến Kỳ
vọng X1 HOCVAN Trình độ học vấn của chủ hộ, có giá trị là số lớp cao nhất chủ hộ hoàn thành Phan Đình Khôi (2012) Nguyễn Văn Ngân
(2004)
+
X2 TLLAODONG
Tỷ lệ lao động của hộ, có giá
trị bằng số người lao động
trong hộ chia số nhân khẩu
của hộ.
Tham khảo ýkiến chuyên gia -
X3 NGHENONG
Nghề nghiệp của chủ hộ trước
khi có dự án, nhận giá trị 0 nếu
chủ hộ không lao động nông nghiệp, 1 nếu chủ hộ là lao động
nông nghiệp.
Nguyễn Văn Ngân (2004) Ngô Thị Mỹ Linh
(2011)
+
X4 THOIHANVAY
Thời hạn của món vay, có giá
trị là số năm của món vay tín
dụng các hộ dân đang tiếp
cận.
Phan Đình Khôi
(2004) -
X5 LUONGVAY
Lượng tín dụng các hộ dân vay được từ các nguồn tín
dụng. Lượng vay tính bằng
triệu đồng.
Ngô Thị Mỹ Linh (2011) -
X6 TAISANTHECHAP
Biến giả, nhận giá trị 1 khi người vay cho rằng tín dụng
phi chính thức không cần thế
chấp tài sản và nhận giá trị 0 khi ngược lại.
Phan Đình Khôi
(2012) +
Nguồn: Tác giả tổng hợp, 09/2014
-Đối với mụctiêu 3: Từ mô tả và phân tích ở trên, đề xuất các giải pháp cụ thể từ
CHƯƠNG3
TỔNG QUAN VỀ CÁC DỰ ÁN VÀ TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ