Từ hơn trăm năm trước, Cần Thơ đã được mệnh danh là Tây Đô – thủ phủ
của miền Tây Nam bộ và giờ đây Cần Thơ đã trở thành đô thị loại 1, một trong 4
tỉnh – thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng song Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ 4 của Việt Nam. Lợi thế của TP. Cần Thơ không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở vị trí địa lý cho phép phát triển các
lĩnh vực: hạ tầng đô thị; hạ tầng giao thông; nông nghiệp công nghệ cao; công
nghiệp chế biến nông - thủy - hải sản; du lịch, hạ tầng phục vụ du lịch và các ngành công nghiệp phụ trợ. Trên cơ sở đó, Cần Thơ đang hướng tới mục tiêu trở
thành thành phố đồng bằng cấp quốc gia, văn minh, hiện đại, xanh, sạch đẹp, là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại – dịch vụ, trung tâm giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa của vùng.
a) Vị trí địa lý
Thành phố Cần Thơ - Thành phố cửa ngõ, có vị trí địa lý rất thuận lợi: nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, trên trục giao thương giữa vùng tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, Đồng Tháp Mười và thành phố Hồ Chí Minh.
Nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông
ngòi kênh rạch như sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Thốt Nốt, rạch Ô Môn....
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung - hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ
sông Cửu Long, trải dài trên 55 km dọc bờ tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.409 km2, chiếm 3,49% diện tích toàn vùng. Cần Thơ tiếp giáp với 5 tỉnh: phía
bắc giáp An Giang và đông bắc giáp Đồng Tháp, phía nam giáp Hậu Giang, phía tây giáp Kiên Giang, phía đông giáp Vĩnh Long. Khí hậu Cần Thơ điều hoà dễ
Nguồn: Cổng thông tin thành phố Cần Thơ, 2013
Hình 3.1 Bản đồ thành phố Cần Thơ
Theo đường thủy, Cần Thơ là trung tâm giao thông thủy bộ của cả vùng Nam bộ, nối liền với Cam-pu-chia, nối với đường biển quốc tế theo luồng Định
An, cách biển Đông 75km. TP. Cần Thơ hiện có hai cảng biển lớn giữvai trò đầu
mối của toàn vùng là cảng Cái Cui và cảng Cần Thơ có thểtiếp nhận tàu hàng từ
10.000 đến 20.000 tấn. Trong đó, cảng Cần Thơ là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực, là cảng loại I trong hệ thống cảng biển Việt Nam, cũng là cảng chính của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Theo đường bộ, TP. Cần Thơ là một nút thắt quan trọng trong mạng lưới
giao thông toàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, Cần Thơ hiện có 117
km quốc lộ chạy qua gồm QL1A, QL80, QL91, QL91B, tạo thành một mạng lưới
giao thông bao phủ toàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Từ TP. Cần Thơ,
hàng hóa sẽ dễ dàng được vận chuyển đến các tỉnh khác trong khu vực. Cầu Cần Thơ đã hoàn thành sẽ tạo thành một hệ thống giao thông hoàn chỉnh kết nối TP.
Theo đường hàng không, sân bay quốc tế Cần Thơ đã được đưa vào hoạt động. Nối Cần Thơ với các vùng khác của đất nước cũng như kết nối với các
vùng khác trong khu vực.
b) Kinh tế
Trong 10 năm qua, TP.Cần Thơ đã tập trung nguồn vốn lớn đầu tư cơ sở hạ
tầng như: cầu Cần Thơ, cảng Cái Cui,Quốc lộ 91B, cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, nhiều tuyến đường giao thông mới được đưa vào sử dụng, hệ thống siêu thị,
chợ, trung tâm thương mại...
Bảng3.1 Giá trị sản xuất theo giá so sánh 2010 phân theo khu vực kinh tế ĐVT: Triệu đồng
2011 2012 2013
Tổng giá trị sản xuất 132.840.623 140.898.320 155.435.492
Trong đó:
Nông lâm nghiệp - thủy sản
Công nghiệp - xây dựng Thương mại – dịch vụ 11.931.943 82.177.676 38.731.004 11.981.027 83.458.615 45.458.678 11.452.121 92.935.759 51.047.612 Nguồn: Niêm giám thống kê thành phố 2013
Tổng giá trị sản xuất của thành phố tăng dần qua các năm, cụ thể, trong năm 2013 tăng 10.3% so với năm 2012, và nằm 2012 tăng 6% so với năm 2011.
Nếu ở lĩnh vực nông lâm nghiệp-thủy sản không có sự biến động qua 3 năm, thì ở
lĩnh vực công nghiệp-xây dựng và thương mại-dịch vụ lại tăng. Đáng chủ ý là năm 2013 ở lĩnh vực Công nghiệp - xây dựng tăng 11.4% so với năm 2012, trong khi đó thì tằng trưởng ở lĩnh vực này trong năm 2012 chỉ tăng 1.6% so với năm
2011. Còn trong khu vực thương mại – dịch vụ thì năm 2013 lại chỉ tăng trường
12.3% so với năm 2014 thấp hơn con số 17.4% tăng trưởng của năm 2012 so với
2011. Sự ít biến động của giá trị sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thay vào đó
là sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp và dịch vụ thì hoàn toàn phù hợp với định hướng của thành phố. Là sẽ trở thành thành phố công nghiệp và dịch vụ năm
Để thấy rõ hơn phần trăm đóng góp của từng lĩnh vực ta có thể xem ở phần
biểu đồ sau:
Nguồn: Niêm giám thống kê thành phố Cần Thơ 2013
Hình 3.2Cơcấu giá trị sản xuất được tính theo giá 2010 phân theo khu vực
Lĩnh vực nông nghiệp của thành phố chỉ đóng góp chưa đến 10%, công
nghiệp chiếm tỷ trong cao nhất vào khoảng 60% tổng giátrị sản xuất và phần còn lại là 30% cho giá trị cho khu vực thương mại và dịch vụ tạo ra. Năm 2013, thành
phố Cần Thơ dẫn đầu các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về thu nhập bình quân
đầu người. Theo đó, chỉ tiêu này của thành phố Cần Thơ (theo giá hiện hành) đạt
62,9 triệu đồng, tương đương 2.989 USD, tăng 7,9 triệu đồng so năm 2012.
c- Xã hội
Bảng 3.2 Thông tin dân số thành phố Cần Thơ
ĐVT 2011 2012 2013 Dân số trung bình Nam Nữ Người 1.209.192 600.968 608.224 1.220.160 606.713 613.447 1.232.260 612.126 620.134 Mật độ dân số Người/Km2 854 862 875 Dân thành thị Người 799.859 809.207 818.957
Dân số trung bình nông thôn Người 409.333 410.953 413.303 Nguồn: Niêm giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2013
Dân số thành phố tăng trưởng ổn định, sự tăng dân số qua 3 năm được thể
hiện thì năm sau tăng trưởng vào khoảng 1% so với năm trước. Đây là kết quả
của việc thực hiện tốt chương trình kế hoạch hóa gia đình đã được các cấp chính
quyền. Cơ cấu dân số theo giới tính thì tương đối hợp lý, nữ giới chiếm phần trăm cao hơn nhưng phần hơn này chỉ 1% so với nam. Dưới tác động của quá trình đô
thị hóa và công nghiệp hóa mạnh mẽ như hiện nay đã thu hút lao động từ nông
thôn chuyển dịch ra thành thị để tìm kiếm việc làm, mà dân thành thị có sự gia tăng hơn so với 10 năm trước. Do đó, mà số dân thành thị của thành phố cao gấp đô so với dân nông thôn.
Nguồn: Niêm giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2013
Hình 3.3 Số lao động từ 15 tuổi đang lao động trên địa bàn thành phố, 2013
Tỷ số lao động chiếm 50% tổng dân số, tỷ lệ này không cao và rõ ràng là cần có sự thúc đẩy để tăng tỷ lệ này. Tuy dân số nữ giới có chiếm một phần nhỉnh hơn một chút, nhưng số lao động nữ lại thấp hơn so với nam. Phần lớn nữ giới trên địa bàn thành phốcó trình độ học vấn không cao, và phần nhiều vẫn còn giữ quan điểm truyền thống là người đàn ông trong gia đình sẽ gánh vác kinh tế gia đình, nên người phụ nữ thường chỉ nội trợ, phụ nữ ở nông thôn phụ giúp chồng
trong việc đồng án.