1.5.1.1. Khái niệm về bài tập hoá học
Bài tập hoá học là khái niệm bao hàm tất cả (những bài toán, những câu hỏi hay đồng thời cả bài toán và cả câu hỏi), mà trong khi hoàn thành chúng, HS không chỉ đơn thuần là vận dụng kiến thức cũ mà cả tìm kiếm kiến thức mới và vận dụng kiến thức cũ trong những tình huống mới và khi hoàn thành chúng HS nắm được một tri thức hay một kĩ năng nhất định.
1.5.1.2. Phân loại bài tập hoá học
Trên thực tế, khó có thể có được một tiêu chuẩn thống nhất nào về vấn đề phân loại bài tập hoá học. Nói cách khác, sự phân hoá bài tập hoá học bao giờ cũng mang tính tương đối, vì trong bất kỳ loại bài tập nào cũng chứa đựng một vài yếu tố của một hay nhiều loại khác. Tuy nhiên người ta có thể căn cứ vào những đặc điểm, dấu hiệu cơ bản khác nhau để phân loại.
a. Dựa vào nội dung có thể phân bài tập hoá học thành 4 loại:
+ Bài tập định tính: là các dạng bài tập có liên hệ với sư quan sát để mô tả, giải thích các hiện tượng hoá học. Các dạng bài tập định tính:
- Giải thích, chứng minh, viết phương trình hóa học của phản ứng hoá học.
- Nhận biết, phân biệt các chất - Tách các chất ra khỏi hỗn hợp - Điều chế hoá chất, ...
Đặc biệt trong bài tập định tính có rất nhiều bài tập thực tiễn giúp HS giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan đến hoá học.
+ Bài tập định lượng: Là loại bài tập cần dùng các kỹ năng toán học kết hợp với kĩ năng hoá học để giải. Căn cứ vào nội dung có các dạng bài tập định lượng:
- Dựa vào thành phần để xác định công thức hoá học. - Tính theo công thức, phương trình hoá học
- Tính toán với các chất khí. - Bài tập về nồng độ dung dịch, ...
+ Bài tập thực nghiệm: Là dạng bài tập có liên quan đến kĩ năng thực hành + Bài tập tổng hợp: Là dạng bài tập có tính chất gồm các dạng trên.