Sử dụng BTHH theo hướng dạy học tích cực [42]

Một phần của tài liệu Một số biện pháp khắc phục sai lầm thường gặp của học sinh khi giải bài tập hóa học vô cơ trung học phổ thông (Trang 37)

cực [42]

Bản thân BTHH đã là PPDH hóa học tích cực song tính tích cực của phương pháp này được nâng cao hơn khi được sử dụng như là nguồn kiến thức để HS tìm tòi chứ không phải để tái hiện kiến thức. Với tính đa dạng của mình BTHH là phương tiện để tích cực hóa hoạt động của HS trong các bài dạy hóa học, nhưng hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào việc sử dụng của GV trong quá trình dạy học hóa học.

1.5.3.1. Sử dụng BTHH để hình thành khái niệm hóa học

Ngoài việc dùng BTHH để củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng hóa học cho HS người GV có thể dùng bài tập để tổ chức, điều khiển quá trình nhận thức của HS hình thành khái niệm mới. Trong bài dạy hình thành khái niệm HS phải tiếp thu, lĩnh hội kiến thức mới mà HS chưa biết hoặc chưa biết chính xác rõ ràng. GV có thể xây dựng, lựa chọn hệ thống bài tập phù hợp để giúp HS hình thành khái niệm mới một cách vững chắc.

Trong mục tiêu môn học có nhấn mạnh đến việc tăng cường rèn luyện kĩ năng hóa học cho HS trong đó chú trọng đến kĩ năng thí nghiệm hóa học và kĩ năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. Bài tập thực nghiệm là một phương tiện có hiệu quả cao trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành, phương pháp làm việc khoa học, độc lập cho HS. GV có thể sử dụng bài tập thực nghiệm khi nghiên cứu, hình thành kiến thức mới, khi luyện tập, rèn luyện kĩ năng cho HS. Khi giải bài tập thực nghiệm, HS phải biết vận dụng kiến thức để giải bằng lí thuyết rồi sau đó tiến hành thí nghiệm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của những bước giải bằng lí thuyết và rút ra kết luận về cách giải.

1.5.3.3. Sử dụng các bài tập thực tiễn

Theo phương hướng dạy học tích cực GV cần tăng cường sử dụng giúp HS vận dụng kiến thức hóa học giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan đến hóa học. Thông qua việc giải bài tập thực tiễn sẽ làm cho việc học hóa học tăng lên, tạo hứng thú, say mê trong học tập của HS. Các bài tập có liên quan đến kiến thức thực tế còn có thể dùng để tạo tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học. Các bài tập này có thể ở dạng bài tập lí thuyết hoặc bài tập thực nghiệm.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Qua điều tra thăm dò ý kiến của GV và HS, chúng tôi nhận thấy sự nhầm lẫn trong suy luận, nhận thức của HS rất đa dạng và phổ biến. Việc nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân, đề ra biện pháp khắc phục là rất cần thiết.

Trong chương 1 chúng tôi đã tổng quan về các vấn đề lí luận có liên quan đề đề tài gồm :

- Tổng quan vấn đề

- Các lí thuyết học tập : Lí thuyết hành vi, lí thuyết nhận thức, lí thuyết kiến tạo, lí thuyết nhân văn làm cơ sở tâm lí học cho hoạt động học tập.

- Các vấn đề về dạy và học tích cực. - Dạy học từ sai lầm

- Bài tập hoá học.

Đây là cơ sở lí luận và thực tiễn cho các phân tích sai lầm, vướng mắc và đề xuất các biện pháp khắc phục trong chươn

Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SAI LẦM

Một phần của tài liệu Một số biện pháp khắc phục sai lầm thường gặp của học sinh khi giải bài tập hóa học vô cơ trung học phổ thông (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w