Nghĩa, tác dụng của BTHH trong dạy học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp khắc phục sai lầm thường gặp của học sinh khi giải bài tập hóa học vô cơ trung học phổ thông (Trang 36)

+ Bài tập trắc nghiệm khách quan là loại bài tập hay câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn và yêu cầu HS suy nghĩ rồi dùng một kí hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời. Các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan: bài tập điền khuyết, Bài tập đúng sai, bài tập ghép đôi, bài tập nhiều lựa chọn.

+ Bài tập tự luận: là dạng bài tập yêu cầu HS phải kết hợp cả kiến thức hoá học, ngôn ngữ hoá học và công cụ toán học để trình bày nội dung của BTHH.

c. Dựa vào mức độ tư duy có thể chia BTHH thành bốn loại:

+ Bài tập ở mức độ biết các kiến thức: Loại bài tập ở mức độ này chỉ yêu cầu HS nhớ lại, tái hiện lại những kiến thức đã được học.

+ Bài tập ở mức độ hiểu các kiến thức: Loại bài tập này yêu cầu HS không những nhớ lại kiến thức đã học mà còn được diễn giải, mô tả, tóm tắt được những kiến thức đã học để thể hiện khả năng hiểu biết của mình.

+ Bài tập ở mức độ vận dụng: Loại bài tập này yêu cầu HS vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập định tính, định lượng và thực nghiệm cũng như những vấn đề chưa biết lúc học.

+ Bài tập ở mức độ vận dụng - sáng tạo: Loại bài tập này yêu cầu HS không những vận dụng các kiến thức đã học mà còn phải biết sáng tạo từ những cái đã học trong trường hợp mới để giải các bài tập một cách hiệu quả nhất

b. Ý nghĩa, tác dụng của BTHH trong dạy học học

Việc dạy học không thể thiếu bài tập. Sử dụng bài tập để luyện tập là một biện pháp hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học vì bài tập hoá học có các ý nghĩa to lớn:

- Làm chính xác hoá các khái niệm hoá học. Cũng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn. Chỉ khi vận dụng được kiến thức vào việc giải bài tập, HS mới nắm được kiến thức một cách sâu sắc.

- Ôn tập, hệ thông hoá kiến thức một cách tích cực nhất. - Rèn luyện các kĩ năng hoá học.

- Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, lao động sản xuất và bảo vệ môi trường.

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học và các thao tác tư duy.

1.5.2.2. Ý nghĩa phát triển

Phát triển ở HS các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập, thông minh và sáng tạo.

1.5.2.3. Ý nghĩa giáo dục

Rèn luyện đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học hoá học. Bài tập thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện văn hoá lao động (lao động có tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc).

Một phần của tài liệu Một số biện pháp khắc phục sai lầm thường gặp của học sinh khi giải bài tập hóa học vô cơ trung học phổ thông (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w