HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
i. Các phương pháp phát hiện sai lầm của học sinh khi giải bài tập giải bài tập
i. Qua bài kiểm tra
2.1.1.1. Mục đích
Ghi lại những thiếu sót, sai lầm của học sinh trong bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết hoặc kiểm tra học kỳ, để dựa vào đó tìm hiểu khả năng giải bài tập của học sinh.
2.1.1.2. Hình thức
Thu thập một số bài kiểm tra của học sinh cả 3 khối, ứng với mỗi đề kiểm tra xem xét khoảng từ 50 đến 100 bài làm của học sinh, ghi lại những sai sót của học sinh trong bài kiểm tra.
2.1.1.3. Phân tích Bài 1:
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN - HÀ TĨNH
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG HALOGEN - LỚP 10 (năm học 2012 – 2013)
Câu 1 (3đ): Hoàn thành các phản ứng sau (nếu có) a. Cu + Cl2 →to b. Fe + Cl2 o t → c. Cl2 + NaOH (đặc) o 100 C → d. Fe3O4 + HCl → e. AgNO3 + HCl → f. Ag + HCl →
Câu 2 (1đ): Nhận biết các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học: KOH, KCl, HCl, KNO3.
Câu 3 (2đ):
a. Sắp xếp các chất sau theo trật tự tăng dần tính axit (giải thích): HCl, HBr, HF, HI. b. Sắp xếp các chất sau theo trật tự tăng dần tính oxi hóa (giải thích): F2, Br2, I2, Cl2.
Câu 4 (2đ): Cho 1,29 gam hỗn hợp gồm Zn và Cu vào dung dịch HCl dư thu được 0,224 lít khí (ở đktc). Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Câu 5 (2đ): Cho 31,84 gam hỗn hợp gồm NaX và NaY (X, Y là 2 halogen ở 2 chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thì được 57,34 gam kết tủa. Tìm công thức của 2 muối?
Những sai sót của học sinh
Câu 1 (3đ):
- Phản ứng (b) viết sai sản phẩm thành FeCl2.
- Phản ứng (c) viết sai sản phẩm thành NaCl + NaClO + H2O. Một số học sinh viết đúng sản phẩm nhưng không biết cân bằng phương trình.
- Phản ứng (d) viết sản phẩm chỉ có một muối FeCl3 hoặc FeCl2.
- Phản ứng (f) không xảy ra mà học sinh vẫn viết phản ứng là AgCl + H2.
Câu 2 (1đ):
- Một số em nhận biết mà không viết phương trình phản ứng.
- Một số em nhận biết mà không nêu hiện tượng, chỉ nêu hóa chất và viết phương trình phản ứng.
- Một số em khi nhận biết các dung dịch bằng quỳ tím thì cho rằng: quỳ tím làm dung dịch KOH hóa xanh, dung dịch HCl hóa đỏ và không nhận biết được 2 chất còn lại.
Câu 3 (2đ):
a. Nhiều học sinh xếp trật tự tính axit chỉ dựa vào độ phân cực của liên kết nên xếp hoàn toàn ngược như sau: HI < HBr < HCl < HF.
b. Câu này đa số học sinh xếp đúng nhưng giải thích không được vì sao tính oxi hóa giảm dần từ F2 đến I2.
Câu 4 (2đ):
- Học sinh sai lầm ở chỗ cho rằng Cu có thể phản ứng với dung dịch HCl.
- Học sinh chỉ ra được một trường hợp NaBr và NaI, thiếu trường hợp NaF và NaCl.
Bài 2:
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ TĨNH
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH (năm học 2012 – 2013) Số câu trắc nghiệm: 30 câu
Câu 1: Tính chất không phải là của khí hiđro sunfua là A. không màu, có mùi trứng thối.
B. tan nhiều trong nước.* C. hơi nặng hơn không khí.
D. tan trong nước tạo thành dung dịch axit yếu.
Câu 2: Điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm bằng cách nào ? A. Cho S cháy trong không khí.
B. Đốt cháy hoàn toàn khí H2S trong không khí.
C. Cho dung dịch Na2SO3 tác dụng với HNO3 đặc nóng. D. Đun nóng dung dịch H2SO4 với Na2SO3.*
Câu 3: Oxi tác dụng được với tất cả các chất trong dãy chất nào dưới đây? A. Al2O3, Ca, H2S, C. B. Mg, CH4, N2, SO2. *
C. NaOH, Mg, Cl2, S. D. FeS2, Au, P, NO.
Câu 4: Cho lưu huỳnh lần lượt phản ứng với mỗi chất sau (trong điều kiện thích hợp): H2, O2, H2SO4 loãng, Cu, Fe, F2. Có bao nhiêu phản ứng chứng minh được tính khử của lưu huỳnh?
A. 4. B. 2. * C. 5. D. 3.
Câu 5: Trật tự tăng dần tính axit nào dưới đây là đúng?
A. H2S, H2CO3, H2SO3, H2SO4. * B. H2SO3, H2SO4,H2S, H2CO3. C. H2CO3, H2SO3, H2S, H2SO4. D. H2CO3, H2S, H2SO3, H2SO4.
A. SO2 làm vẩn đục dung dịch nước vôi trong.
B. SO2 khi tan vào nước tạo thành dung dịch axit mạnh. * C. SO2 làm mất màu dung dịch brom.
D. SO2 vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
Câu 7: Dung dịch H2SO4 đặc, nóng tác dụng được với dãy các chất nào sau đây, để sản phẩm không có khí thoát ra?
A. Cu, KOH, BaCl2. B. NaOH, CaCO3, CuO. C. Fe2O3, Cu(OH)2, BaCl2. * D. S, Fe(OH)3, BaCl2.
Câu 8: Điều chế O2, người ta nung hỗn hợp gồm 5 gam MnO2 và 122,5 gam KClO3. Sau 1 thời gian đem chất rắn cân lại thấy khối lượng còn lại là 115,5 gam. Khối lượng KClO3 bị phân hủy là
A. 30,625 gam. * B. 45,945 gam. C. 68,975 gam. D. 35,725 gam.
Câu 9: Xét phản ứng sau: Fe3O4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Tổng hệ số (nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phản ứng trên là
A. 20. B. 25. C. 26. * D. 21.
Câu 10: Trong các chất sau: Fe, FeS, FeO, Fe(OH)3, chất nào tác dụng với H2SO4 đặc nóng và H2SO4 loãng cho cùng một loại muối sunfat?
A. FeS. B. Fe. C. Fe(OH)3. * D. FeO.
Câu 11: Cho 55,6 gam hỗn hợp X gồm Mg, Cu và Al tác dụng hoàn toàn với oxi dư thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 86,8 gam. Để hòa tan hết hỗn hợp Y cần tối thiểu V lít dung dịch H2SO4 2M. Giá trị của V là
A. 1,950. B. 0,975. * C. 3,900. D. 0,488.
Câu 12: H2S không được tạo thành khi cho cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau? (xem các phản ứng được tiến hành ở điều kiện thích hợp)
A. FeS và dung dịch HCl. B. CuS và dung dịch HCl. * C. Na2S và dung dịch H2SO4 loãng. D. H2 và S.
Câu 13: Muối CuSO4.5H2O được cho vào dung dịch axit sunfuric đặc. Hiện tượng quan sát được:
A. Tinh thể muối chuyển từ màu xanh sang màu trắng và có khí mùi hắc thoát ra. B. Tinh thể muối chuyển từ màu xanh sang màu đen do tạo thành muội than. C. Tinh thể muối chuyển từ màu xanh sang màu trắng. *
D. Tinh thể muối có màu xanh đậm hơn ban đầu.
Câu 14: Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng được với tất cả các chất trong dãy: A. Fe, Cu, CaCO3, BaCl2. * B. Al(OH)3, S, K2CO3, ZnS.
C. K2S, Mg, Ba(NO3)2, Cu(OH)2. D. Fe, NaNO3, NaOH, FeCO3.
Câu 15: Cho lần lượt các kim loại Mg, Ag, Fe và Cu (số mol bằng nhau) tác dụng với lượng dư H2SO4 đặc nóng. Khi phản ứng hoàn toàn thì thể tích SO2 thoát ra nhiều nhất (cùng điều kiện) là từ kim loại
A. Mg. B. Fe. * C. Cu. D. Ag.
Câu 16: Để nhận biết 2 chất rắn: Fe3O4 và Fe thì hóa chất không thể sử dụng là A. dung dịch HCl. B. dung dịch H2SO4 loãng.
C. dung dịch H2SO4 đặc nguội. D. dung dịch H2SO4 đặc nóng. *
Câu 17: Trong các câu sau, câu nào đúng khi nói về tính chất hoá học của ozon? A. Ozon kém bền hơn oxi. *
B. Ozon oxi hoá tất cả các kim loại kể cả Au và Pt. C. Ozon oxi hoá Ag thành AgO.
D. Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn flo.
Câu 18: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ.
Sau một thời gian thì ống nghiệm chứa dung dịch Cu(NO3)2 sẽ
A. không có hiện tượng gì xảy ra. B. có xuất hiện kết tủa màu đen.* C. có xuất hiện kết tủa màu trắng. D. có sủi bọt khí mùi hắc.
Câu 19: Khi nhiệt phân hoàn toàn a gam mỗi chất sau: KClO3 (xúc tác MnO2), KMnO4, KNO3 và HgO. Chất tạo lượng oxi lớn nhất là
A. KNO3. B. KMnO4.* C. KClO3. D. HgO.
Câu 20: Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra H2SO4?
A. Sục khí SO2 vào dung dịch brom. B. Đun nóng S bột với H3PO4 đặc, nóng. * C. Sục khí clo vào dung dịch H2S. D. Pha loãng oleum bằng nước.
Câu 21: Hoà tan hoàn toàn 36,57 gam hỗn hợp gồm Zn, Fe trong H2SO4 đặc nóng dư. Sau phản ứng, thu được dung dịch A và 16,464 lít khí SO2 (đktc). Khối lượng Fe, Zn lần lượt là
A. 21,45 gam và 15,12 gam. B. 15,12 gam và 21,45 gam.* C. 16,25 gam và 20,32 gam. D. 20,32 gam và 16,25 gam
Câu 22: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, FeSO4, FeCO3 lần lượt tác dụng với H2SO4 đặc nóng. Số phản ứng oxi hóa khử là
A. 8. B. 7. C. 6. * D. 5.
Câu 23: Để nhận biết hai bình khí CO2 và SO2, cách nào không đúng? A. Dẫn từ từ đến dư mỗi khí vào dung dịch Ca(OH)2. *
B. Dẫn mỗi khí vào dung dịch KMnO4. C. Dẫn mỗi khí vào dung dịch Br2. D. Dẫn mỗi khí vào dung dịch H2S.
Câu 24: Dẫn 4,48 lít khí SO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch NaOH 2M. Khối lượng muối khan thu được là
A. 21,9 gam. * B. 18,3 gam. C. 22,8 gam. D. 15,75 gam.
Câu 25: Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu. Nếu cho m gam A vào dd H2SO4 loãng, dư thì thu được 0,15 mol H2. Còn nếu cho m gam A vào dd H2SO4 đặc nguội, dư thì thu được 0,17 mol khí mùi hắc. Giá trị của m là
A. 9,28. B. 19,28. * C. 24,4. D. 13,5.
Câu 26: Để 5,6 gam Fe trong không khí thu được 7,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho X tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư thu được bao nhiêu lít khí SO2 (đktc)?
A. 3,36 lít. B. 1,12 lít. * C. 0,56 lít. D. 2,24 lít
Câu 27: Cho 2,81 gam hỗn hợp Fe2O3, ZnO, MgO tác dụng vừa đủ với 300 ml dd H2SO4 0,1M. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch sau phản ứng là
A. 5,51 gam. B. 5,15 gam. C. 5,21 gam. * D. 5,75 gam.
Câu 28: Cho 32,8 gam hỗn hợp muối Na2CO3, MgCO3, K2CO3 vào dung dịch H2SO4 loãng dư, đun nhẹ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a gam hỗn hợp muối sunfat và 6,72 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của a là
Câu 29: Người ta điều chế H2SO4 từ quặng pirit sắt qua các giai đoạn sau: FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4.
Từ 180 gam FeS2 có thể điều chế được bao nhiêu gam dung dịch H2SO4 40% với hiệu suất của cả quá trình là 90% ?
A. 264,60 gam. B. 661,50 gam. * C. 330,75 gam. D. 735,00 gam.
Câu 30: Sau khi ozon hóa oxi, thể tích khí sau phản ứng giảm đi 10 ml. Hỏi có bao nhiêu ml ozon được hình thành? Biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện.
A. 30 ml. B. 20 ml. * C. 15 ml. D. 10 ml. Những lỗi học sinh hay sai
- Câu 1: Một số học sinh nhầm lẫn cho rằng khí H2S tan trong nước tạo thành dung dịch axit mạnh.
- Câu 2: Học sinh nhầm lẫn phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm và công nghiệp nên chọn phương án nhiễu A, B.
- Câu 3: Học sinh quên mất tính chất của oxi: oxi không phản ứng được với Cl2 và Au nên chọn phương án nhiễu C, D.
- Câu 4: Học sinh nhầm lẫn giữa tính oxi hóa và tính khử của lưu huỳnh nên chọn phương án nhiễu D.
- Câu 5: Học sinh thường chọn phương án nhiễu D. - Câu 6: Hầu như học sinh làm đúng.
- Câu 7: Học sinh nhầm lẫn ở chỗ cho rằng CaCO3, S, Cu phản ứng với H2SO4 đặc nóng không sinh ra khí nên chọn phương án nhiễu A, B, D.
- Câu 8: Học sinh nhầm ở chỗ tìm khối lượng oxi sai (do không tính khối lượng MnO2) nên chọn phương án nhiễu D.
- Câu 9: Một số học sinh cân bằng phương trình phản ứng không được nên chọn ngẫu nhiên phương án trả lời.
- Câu 10: Hầu như học sinh làm đúng.
- Câu 11: Một số học sinh tính số mol O2 sai, kết quả sai.
- Câu 12: Một số học sinh chọn phương án nhiễu C vì nghĩ rằng H2S phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng nên Na2S phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng không sinh ra khí H2S.
- Câu 14: Học sinh sai ở chỗ: cho rằng Cu, S, NaNO3 có khả năng phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng.
- Câu 15: Học sinh nhầm lẫn và chọn phương án nhiễu D.
- Câu 16: Học sinh nhầm lẫn cho rằng Fe3O4 phản ứng với H2SO4 đặc không sinh ra khí SO2.
- Câu 17: Một số sai lầm hay gặp:
+ Sai lầm 1: cho rằng O2 có thể phản ứng với Au, Pt ⇒ chọn phương án nhiễu B.
+ Sai lầm 2: quên hóa trị của Ag ⇒ chọn phương án nhiễu C.
+ Sai lầm 3: cho rằng tính oxi hóa của ozon mạnh hơn flo ⇒ chọn phương án nhiễu D.
- Câu 18: Một số học sinh không có kĩ năng quan sát nên không chọn đúng đáp án.
- Câu 19: Một số học sinh không cẩn thận chọn phương án nhiễu D và thấy trong phân tử KMnO4 có nhiều oxi.
- Câu 20: Hầu như học sinh chọn đúng đáp án.
- Câu 21: Học sinh không cẩn thận chọn phương án nhiễu A vì có thể tính toán ra đúng kết quả nhưng lúc chọn thì sai.
- Câu 22:
+ Học sinh không cẩn thận: thấy Fe2O3, Fe(OH)3 cũng phản ứng với H2SO4 đặc nóng nhưng quên rằng phản ứng đó không phải oxi hóa khử nên chọn phương án nhiễu A. + Một số học sinh chọn phương án nhiễu D vì cho rằng FeSO4 không phản ứng được với H2SO4 đặc nóng.
- Câu 23: Học sinh thường chọn phương án nhiễu D vì không nhớ phản ứng của SO2 với H2S.
- Câu 24: Học sinh cho rằng chỉ sinh ra muối Na2SO3 nên chọn phương án nhiễu D.
- Câu 25: Học sinh sai lầm ở chỗ cho rằng Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng cho rằng muối Fe2(SO4)3 và quên Fe không phản ứng với H2SO4 đặc nguội.
- Câu 26: Hầu như học sinh chọn sai đáp án vì câu này khó so với trình độ HS. - Câu 27: Học sinh sử dụng bảo toàn khối lượng nhưng quên trừ đi khối lượng H2O nên chọn phương án nhiễu D.
- Câu 28: Học sinh sử dụng bảo toàn khối lượng nhưng quên trừ đi khối lượng H2O nên chọn phương án nhiễu B.
- Câu 29: Học sinh quên hệ số cân bằng nên chọn phương án nhiễu C. - Câu 30: Học sinh đọc đề không cẩn thận nên chọn phương án nhiễu A.
Bài 3:
KÌ THI GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2012 - 2013 TRƯỜNG THPT KỲ ANH – HÀ TĨNH
MÔN THI: HÓA HỌC KHỐI 11 - THỜI GIAN: 45 PHÚT
Câu 1 [1đ]: Viết phương trình phản ứng chứng tỏ: a. NaHCO3 là chất lưỡng tính.
b. NH3 có tính khử (1 phương trình)
Câu 2 [1,5đ]: Thực hiện chuỗi phản ứng sau, ghi rõ điều kiện (nếu có) Amoni nitrit → nitơ → amoniac → amoni nitrat → amoniac
nitơ oxit → nitơ đioxit
Câu 3 [1,5đ]: Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch sau: natri nitrat, amoni sunfat, kali cacbonat, amoni clorua.
Câu 4 [1đ]: Cho một ít bột sắt vào dung dịch axit nitric loãng, nóng dư sinh ra khí không màu, hóa nâu trong không khí. Tiếp tục nhỏ từ từ đến dư dung dịch amoniac vào dung dịch sau phản ứng. Nêu hiện tượng và viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 5 [1,5đ]: Viết phương trình phản ứng (nếu có) dưới dạng phân tử khi cho: a. Đồng kim loại tác dụng với dung dịch axit nitric loãng.
b. Dung dịch magie sunfat với dung dịch đồng (II) nitrat.
c. Dung dịch amoni clorua với dung dịch bari hiđroxit, đun nhẹ. d. Kẽm hiđroxit với dung dịch kali hiđroxit.
Câu 6 [0,5đ]: Viết phương trình phân tử của các phương trình ion thu gọn sau: a. Pb2+ + S2– → PbS. b. CO32– + 2H+ → CO2 + H2O
Câu 7 [1,5đ]: Cho 2,16 gam Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau khi phản ứng