Phương pháp dạy học tích cực

Một phần của tài liệu Một số biện pháp khắc phục sai lầm thường gặp của học sinh khi giải bài tập hóa học vô cơ trung học phổ thông (Trang 31)

tố tập trung vào hoạt động của người học.

d. Phương pháp dạy học tích cực học tích cực

1.3.4.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp DH tích cực là khái niệm để chỉ những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Phương pháp DH tích cực hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học nghĩa là giúp HS học tập chủ động, sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động.

1.3.4.2. Nét đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực

PPDH tích cực có những dấu hiệu đặc trưng cơ bản như:

+ Dạy học thông qua việc tổ chức, điều khiển các hoạt động của HS

Trong PP dạy học tích cực, người học, đối tượng của hoạt động dạy, đồng thời là chủ thể của hoạt động học, được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo. Thông qua đó người học trở thành chủ thể hoạt động, tự lực khám phá những điều mình chưa biết chứ không phải là thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt theo cách suy nghĩ của mình. Từ đó, vừa nắm được kiến thức, kĩ năng mới, vừa nắm được PP tìm ra kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo khuôn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.

Dạy theo cách này thì GV không chỉ đơn giản là truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn HS hành động.

+ Dạy học chú trọng rèn luyện kĩ năng, PP và thói quen tự học

PPDH tích cực xem việc rèn luyện PP học tập cho HS không chỉ là biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu DH. Trong PP học thì cốt lõi là PP tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được PP, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ có được lòng ham học, khơi dậy được nội lực vốn có của mỗi người, giúp HS dễ dàng thích ứng với cuộc sống của xã hội, phát triển xã hội học tập.

+ Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học hợp tác trong nhóm

PPDH tích cực chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động học tập hợp tác trong tập thể nhóm, lớp thông qua tương tác giữa GV - HS, giữa HS - HS. Bằng sự

trao đổi, tranh luận, thể hiện quan điểm của từng cá nhân, sự đánh giá nhận xét những quan điểm của bạn mà HS nắm được kiến thức, PP tư duy, sự phối hợp hoạt động trong một tập thể từ đó hình thành kĩ năng hợp tác làm việc trong xã hội phát triển.

+ Kết hợp đánh giá khách quan của thầy với tự đánh giá của trò

Trong PPDH tích cực GV phải hướng dẫn HS tự đánh giá để điều chỉnh cách học, GV cần tạo điều kiện thuận lợi để HS tham gia đánh giá lẫn nhau. Biết tự đánh giá và điều chỉnh hoạt động học tập kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà mỗi thầy cô cũng như nhà trường phải trang bị cho HS.

+ Kết hợp các phương tiện dạy học:

PPDH tích cực có sự phối hợp sử dụng rộng rãi các phương tiện DH nhất là những phương tiện kĩ thuật nghe nhìn, máy vi tính, phần mềm dạy học đáp ứng yêu cầu cá thể hoá hoạt động học tập theo năng lực và nhu cầu của mỗi HS, giúp các em tiếp cận được với các phương tiện hiện đại trong xã hội phát triển.

1.4. Dạy học qua sai lầm - Một quan điểm dạy học tích cực

1.1.1.1.1.1.1.1.1 Quan niệm sai lầm của HS và ảnh hưởng của nó trong DHHH nó trong DHHH

Theo từ điển tiếng Việt của viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê (chủ biên) thì quan niệm là hiểu, nhận thức về một vấn đề nào đó. Như vậy quan niệm của HS là những hiểu biết của các em về những sự kiện, những hiện tượng, quá trình của tự nhiên nói chung và của hoá học nói riêng mà các em đã có được thông qua hoạt động, sinh hoạt thường ngày trước khi họ được nghiên cứu trong giờ học.

Quan niệm của HS được hình thành một cách tự phát nên các quan niệm của HS được hình thành trong bối cảnh có tính chất thực tiễn sinh động, do vậy nó đã gây được dấu ấn mạnh mẽ và sâu đậm trong tiềm thức của HS. Bên cạnh đó sự hiểu biết đơn giản, thiếu cơ sở khoa học đôi lúc lại hữu ích cho việc lý giải các sự kiện hàng ngày. Mặc dù không đúng với tri thức khoa học, song nó được chấp nhận một cách không cần lý lẽ trong đời thường. Do vậy các quan niệm sai lầm đó có sức bền kỳ lạ theo thời gian, thậm chí sau khi đã được học tập, trưởng thành những quan niệm đó vẫn thường được “đưa ra làm công cụ” khi giải thích các hiện tượng hoá học xảy ra trong thực tiễn. Ví dụ : axit thì chua và phá huỷ kim loại, muối thì mặn…

Học tập luôn đồng hành với các hoạt động đời thường của học sinh. Khi học tập các môn học thì các em được tiếp xúc và lĩnh hội tri thức khoa học nhưng trước đó họ đã có những tri thức và quan niệm đời thường. Khi trực tiếp học tập môn hoá học thì các em đã từng “va chạm” với rất nhiều sự kiện, hiện tượng hoá học trong thế giới tự nhiên. Chính vì thế quá trình học tập hoá học luôn là sự “giao thoa” của hai nguồn tri thức, đó là tri thức đời thường và tri thức khoa học. Khi đến lớp học môn hoá học thì đương nhiên HS mang theo những quan niệm đời thường. Mỗi HS sẽ có một quan niệm rất riêng, phần lớn các quan niệm đó không tương đồng với tri thức khoa học được đề cập trong giờ học. Những quan niệm sai lầm đó là những vật cản lớn gây trở ngại cho các em trong quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng, chân lý khoa học. Bên cạnh đó cũng có một số quan niệm không sai lệch nhưng chưa thật hoàn chỉnh hoặc chưa chính xác, chúng sẽ có tác dụng hữu ích và tích cực trong quá trình học tập của các em.

Do vậy GV cần tổ chức thảo luận, trao đổi với HS để bổ sung những phần còn thiếu, điều chỉnh những chỗ chưa chính xác, chưa hợp lý về cách trình bày nhằm đi đến kiến thức khoa học cần nhận thức. Trong các giờ học hoá học nhiều quan niệm sai trái gây ra không ít trở ngại cho HS trong quá trình nhận thức và chính chúng là những trở ngại lớn trong dạy học hoá học ở trường phổ thông. Vì vậy, nếu không có những biện pháp, thủ thuật, kỹ năng sư phạm hợp lý để khắc phục chúng thì những kiến thức mà HS tiếp thu được sẽ trở nên méo mó, sai lệch với bản chất hoá học. Đương nhiên là trong cấu trúc tư duy của HS sẽ dần hình thành và tồn tại những hiểu biết sai lệch và bằng những quan niệm này, các em sẽ quan sát và giải thích các sự kiện, hiện tượng theo cách của riêng mình, chắc chắn các sai lầm khi giải bài tập nói chung, giải bài tập hoá học nói riêng cũng xuất hiện theo. Chúng ta không thể bỏ qua những quan niệm sai lầm của HS, cũng không thể xử lý chúng một cách phiến diện. Trong dạy học điều đáng quan tâm là tạo điều kiện cho các quan niệm của HS được bộc lộ rõ nhất, những sai lầm qua trải nghiệm trong điều kiện có thể, từ đó sẽ giúp các em nhận biết vượt qua các quan niệm sai lầm để thu nhận, biến đổi trong nhận thức một cách tích cực, tự giác các tri thức khoa học. Như thế có nghĩa là đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc, cọ xát giữa hai nguồn tri thức (tri thức khoa học và tri thức đời thường) và sẽ làm cho HS nhận

ra chân lý khoa học một cách tích cực, sâu sắc và các em sẽ phải tự điều chỉnh những quan niệm của mình cho phù hợp với bản chất hoá học, hay vứt bỏ những quan niệm sai trái với chân lý khoa học.

Việc điều tra và phát hiện ra những quan niệm sai lầm của HS trong quá trình dạy học là một công việc đòi hỏi tính khách quan và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng dạy học hoá học trong trường phổ thông. Trong quá trình giảng dạy chúng tôi thường dùng thuật ngữ “sai lầm phổ biến của HS” với ý nghĩa là: những điều sai lầm so với yêu cầu khách quan (yêu cầu và nhiệm vụ nhận thức) hoặc trái ngược với tri thức khoa học như: Khái niệm, định luật, quy tắc...dẫn đến không đạt yêu cầu của việc giải bài tập.

1.1.1.1.1.1.1.1.2 Dạy học qua sai lầm

Trong quá trình dạy học, người học nâng cao trình độ của mình qua việc hiệu chỉnh những quan niệm sai và bổ sung hiểu biết nhờ đó mà ngày càng tiến gần tới chỗ đạt được kết quả học tập lí tưởng. Quá trình này đòi hỏi phải có thực hành, được hiệu chỉnh từ GV và bản thân người học tự hiệu chỉnh những sai lầm trong nhận thức của chính mình.

Học là một quá trình giải quyết vấn đề có tính riêng tư trong đó HS phải tạo ra một sự hiểu biết của mình đối với những kiến thức, kĩ năng cần học.

Sự vận dụng của lí thuyết kiến tạo trong DH giúp HS nắm được PP học tập, chủ động trong hoạt động học tập. HS phải tự tìm hiểu, khám phá, tự xây dựng kiến thức bằng con đường riêng của mỗi cá nhân. Quá trình phân tích, tự đánh giá hoạt động học tập của mình mà tự điều chỉnh quá trình học tập của chính mình, sửa chữa những sai lầm trong nhận thức học tập và tự làm biến đổi nhận thức của chính mình, sửa chữa những sai lầm trong nhận thức học tập của chính mình. GV là người tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện để HS phát hiện, sửa chữa những sai lầm của mình. DH qua sai lầm được đánh giá một quan điểm dạy học tích cực

Đây là PPDH đòi hỏi GV phải tạo điều kiện cho HS trải nghiệm để HS tự thu nhận kiến thức từ những trải nghiệm thành công và cả những trải nghiệm không thành công. HS sẽ nhớ nhiều hơn về những sai lầm và biết phân tích tìm nguyên nhân của những sai lầm để thu nhận kiến thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức. Vì vậy trong DH có thưởng khi có trải nghiệm đúng và bị phạt khi có trải nghiệm

không đúng (sự trả giá). Vai trò của GV là định hướng, dạy HS cách phân tích, tư duy, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho HS tự xây dựng kiến thức cho mình.

1.5. Bài tập hoá học - Một phương pháp dạy học tích cực ([32], [38])

Một phần của tài liệu Một số biện pháp khắc phục sai lầm thường gặp của học sinh khi giải bài tập hóa học vô cơ trung học phổ thông (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w