0
Tải bản đầy đủ (.doc) (182 trang)

Dạy học tích cực

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SAI LẦM THƯỜNG GẶP CỦA HỌC SINH KHI GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 27 -27 )

Dạy và học tích cực tập trung vào hoạt động của người học. Dạy học thụ động tập trung vào sự truyền đạt kiến thức một chiều của GV: người dạy→ người học. HS

học tập ở mức nông cạn, hời hợt. Trong quá trình dạy học tích cực chú trọng đến các tương tác hai chiều giữa người dạy và người học, giữa người học với người học: người dạy ↔ người học người học. Dạy học tích cực tập trung vào giáo dục con người

như một tổng thể học tập ở mức độ sâu. Giúp họ biết nhìn nhận, cảm thấy, suy ngẫm, xét đoán, làm việc với người khác và biết hành động.

Phong cách dạy học tích cực được mô tả bằng sơ đồ của quá trình hoạt động nhằm kích thích quá trình học tích cực:

Sơ đồ phong cách dạy tích cực

Phong cách dạy dựa trên quá trình ba chiều: khuyến khích, nhạy cảm, tự chủ a. Khuyến khích: Hỗ trợ các hoạt động học tập bằng việc tác động đến HS như gợi ý cho HS chọn các hoạt động học tập, đưa ra các thông tin phong phú, thúc đẩy hoạt động mang tính mở, dẫn dắt HS đến hoạt động giao tiếp, tư duy. Thông qua việc thu hút sự chú ý của HS bằng các câu chuyện hấp dẫn, đặt câu hỏi kích thích tư duy, liên hệ với các vấn đề HS hay gặp phải, khơi gợi hội thoại, thảo luận...

b. Nhạy cảm: GV có sự nhạy cảm với các nhu cầu xúc cảm của HS như: Cần được tôn trọng, được chú ý, an toàn, được yêu thương, được khẳng định, được hiểu, làm rõ các vến đề trong nhận thức.

Thể hiện sự nhạy cảm của GV thông qua các hoạt động: - Trao đổi một cách tích cực về các hành vi của HS. - Tạo không khí ấm cúng, yêu thương và tôn trọng HS.

- Tạo sự rõ ràng và an toàn, khuyến khích HS và quan tâm đến lòng tự trọng của HS.

c. Tính tự chủ: Tôn trọng sự tự học của HS ở các mức độ, HS được lựa chọn hoạt động học tập (đọc sách, giải bài tập, thí nghiệm, trải nghiệm, ...), được chọn cách thức

hoạt động (làm thế nào), chọn sản phẩm (kết quả hoạt động học tập đạt đến đâu), tự xử lí các quy tắc...

GV khuyến khích sự tự chủ của HS bằng cách: - Đưa ra nhiều lựa chọn cho HS quyết định.

- Hỗ trợ HS đưa ra sáng kiến, khuyến khích sự độc lập và khả năng tự định hướng.

- Xoá bỏ rào cản (kiến thức, kĩ năng), tạo các cơ hội để HS tự khám phá và hỗ trợ HS tư duy độc lập.

Như vậy, vai trò của người GV trong dạy học tích cực là tạo môi trường học tập, tạo các điều kiện để HS tham gia tích cực vào hoạt động học tập, hướng dẫn, thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động học tập khi cần thiết.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SAI LẦM THƯỜNG GẶP CỦA HỌC SINH KHI GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 27 -27 )

×