PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc đã được sử dụng tại bệnh viện đa khoa sóc sơn thành phố hà nội năm 2012 (Trang 35)

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Mô tả hồi cứu [1]

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập các thông tin sẵn có

Hồi cứu các tài liệu, sổ sách liên quan đến hoạt động xây dựng DMT năm 2012 của BVĐKSS, cụ thể:

- Tại khoa dược ta thu thập số liệu qua: Quyết định thành lập HĐT&ĐT năm 2012

Toàn bộ biên bản họp của HĐT&ĐT về hoạt động xây dựng DMT và quản lý sử dụng DMT năm 2012

Bảng dự trù thuốc năm 2012 - của các khoa lâm sàng, cận lâm sàng. Khoa dược tông hợp lại

Danh mục hoạt chất thuốc tân dược sử dụng tại bệnh viện năm 2011 và 2012 đã được phê duyệt

Sổ theo dõi ADR và sổ thông tin thuốc năm 2012

Giấy đề nghị bổ sung và loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục của các khoa/phòng năm 2012

Kinh phí mua thuốc năm 2011, 2012 theo DMTBV đã được phê duyệt

Kinh phí mua thuốc ngoài DMTBV năm 2012

Giấy yêu cầu sử dụng thuốc ngoài DMT bệnh viện năm 2012 - Thu thập số liệu từ các nơi khác:

Bảng kiểm tra bệnh viện năm 2012, MHBT của bệnh viện năm 2012 - Lưu tại phòng kế hoạch tổng hợp

Báo cáo tổng chi, tổng thu năm 2011 và 2012 - Lưu tại phòng tài chính kế toán

Lịch sử hình thành và xây dựng bệnh viện, tổ chức nhân sự của bệnh viện năm 2012 - Lưu tại phòng tổ chức cán bộ.

2.3.3 Sử lý và phân tích số liệu

1. Mô tả các hoạt động xây dựng DMT của bệnh viện năm 2012

- Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước xây dựng DMT

- Phân tích khái quát các hoạt động cụ thể trong xây dựng DMT

2. Phân tích tính hợp lý DMT của bệnh viện năm 2012

+ Phân tích tính hợp lý các nhóm thuốc trong DMT bệnh viện

Các số liệu sau khi thu thập được đó vào phần mềm Microsoft Excel để xử lý và phân tích theo các bước sau:

- Tổng hợp toàn bộ những dữ liệu về DMT đã sử dụng năm 2012 trên cùng một bàn tính Excell: tên thuốc (cả generic và biệt dược); nồng độ,

hàm lượng đơn vị tính; đơn giá; số lượng sử dụng của từng khoa/phòng; n- ước sản xuất; nhà cung cấp.

- Dùng các hàm: sum, if, count, Subtotal, Autofilter, sort để tổng hợp số liệu theo các chỉ số cần nghiên cứu:

Xếp theo nhóm tác dụng dược lý

Xếp theo nước sản xuất: đưa ra tỷ lệ thuốc nội/ngoại Xếp theo tên gốc/tên biệt dược

Xếp theo nhóm thuốc của các nước tham gia EMA, ICH, PIC/S, nhóm thuốc sản xuất đạt GMP – WHO, nhóm thuốc của các nước không tham gia EMA, ICH, PIC/S và GMP- WHO[15].

Xếp theo DMT chủ yếu: Thuốc hạn chế sử dụng Xếp theo các thuốc đơn thành phần/ đa thành phần Xếp theo DMT nghiện, hướng thần/thuốc thường Xếp theo DMT ngoài danh mục của bệnh viện

- Tính tổng SLDM, trị giá của từng SLDM, tính tỷ lệ phần trăm giá trị số liệu (nếu cần)

+ Phân tích ABC: là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách[10].

Các bước tiến hành:

Bước 1: Liệt kê các sản phẩm: gồm N sản phẩm Bước 2: Điền các thông tin sau cho mỗi sản phẩm: - Đơn giá của từng sản phẩm: gi (i = 1,2,3…N) - Số lợng các sản phẩm: qi

Bước 3: tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm ci = gi x qi

Bước 4: Tính giá trị % của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm chia cho tổng số tiền: pi = ci x 100/C

Bước 5: Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần Bước 6: Tính giá trị % tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm (k): bắt đầu với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách

Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau:

- Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 - 80% tổng giá trị tiền (có k từ 0  80%)

- Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 - 20% tổng giá trị tiền (có k từ 80  95%)

- Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 - 10% tổng giá trị tiền (có k > 95%)

Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 - 20% tổng sản phẩm; hạng B chiếm 10 - 20% và 60-80% còn lại là hạng C.

+ Phân tích VEN: là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn những thuốc cần u tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện theo các hạng mục: sống còn, thiết yếu và không thiết yếu[10].

- Các thuốc sống còn (Vital - V): gồm các thuốc dùng để cứu sống người bệnh hoặc các thuốc thiết yếu cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản.

- Các thuốc thiết yếu (Essential - E): gồm các thuốc dùng để điều trị cho những bệnh nặng nhng không nhất thiết phải có cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản.

- Các thuốc không thiết yếu (Non - Essential - N): gồm các thuốc dùng để điều trị những bệnh nhẹ, có thể có hoặc không có trong DMT thiết yếu và không cần thiết phải lưu trữ trong kho.

Do mục đích và yêu cầu của đề tài, chúng tôi áp dụng phương pháp phân tích VEN để phân tích lựa chọn những thuốc cần u tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện theo các hạng mục: sống còn, thiết yếu và không thiết yếu .của năm 2012 và phân định nh sau:

- Thuốc ít dùng nhưng cần thiết phải có để dự trữ (dùng khi cấp cứu): V - Thuốc được sử dụng một cách thường xuyên: E

- Thuốc do không được sử dụng hoặc rất ít được sử dụng: N

Phương pháp này cung cấp cho HĐT&ĐT các dữ liệu quan trọng để quyết định thuốc nào nên loại khỏi DMT, thuốc nào cần thiết và thuốc nào ít quan trọng hơn.

2.3.4 Trình bày số liệu

Số liệu được bày bằng phần mềm Microsoft Excel và Microsoft Word trong Windows bằng cách:

- Lập bảng

- Mô hình hóa dưới dạng biểu đồ, đồ thị để biểu diễn MHBT và xây dựng danh mục thuốc, các hoạt động đấu thầu thuốc, sử dụng thuốc trong chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện.

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 MÔ TẢ CÁC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG DMT CỦA BVĐKSS NĂM 2012

3.1.1 Sơ đồ tóm tắt các bước xây dựng DMT của BVĐKSS năm 2012

Các bước xây dựng DMT năm 2012 của BVĐKSS theo hình 3.1 sau:

Tổ chức đấu thầu

Xem xét, sửa đổi,bổ sung Thông qua

Hình 3.1. Quy trình các Bước xây dựng DMT năm 2012 của BVĐKSS Các căn cứ:

- Chính sách quốc gia về thuốc - DMT chủ yếu sd trong bệnh viện - Khuyến cáo của WHO

- Một số hướng dẫn điều trị chuẩn của bệnh viện Thông tin từ các khoa/phòng: - Phòng KHTH: Thông tin về MHBT - Phòng TCKT: Nguồn kinh phí, ngân sách, bảo hiểm, viện phí.

- Khoa lâm sàng, cận lâm

sàng

Tình hình điều trị Nhu cầu thuốc: bổ sung thuốc mới hoặc loại bỏ thuốc HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ (HĐT&ĐT ) Danh mục hoạt chất

DMT thầu (chia theo từng gói thầu) DMT trúng thầu tại bệnh viện Giám đốc bệnh viện duyệt Tổ đấu thầu Tổ đấu thầu

+ Các căn cứ xây dựng DMT bệnh viện:

- Thực hiện chính sách quốc gia về thuốc tại bệnh viện:

Bảo đảm cung ứng thường xuyên và đầy đủ thuốc

Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả, kinh tế

Giám sát giá thuốc đầu vào bằng cách thực hiện tốt công tác đấu thầu rộng rãi, lựa chọn giá thấp nhất vẫn đảm bảo chất lượng thuốc tốt

- Xây dựng DMT chủ yếu sử dụng trong bệnh viện: Xây dựng DMT bệnh viện năm một lần

DMT bệnh viện được xây dựng trên cơ sở chọn thuốc tốt, giá cả phù hợp cho bệnh nhân và quỹ BHYT

Thực hiện quyết định về DMT chủ yếu của Bộ y tế đã ban hành, xây dựng lại DMT chủ yếu chi phù hợp với bệnh viện

- Khuyến cáo của WHO:

Xây dựng DMT với chi phí cho mua thuốc chiếm khoảng từ 25% ngân sách chi thường xuyên của bệnh viện trong một năm bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1 Tỷ lệ kinh phí mua thuốc so với kinh phí chi thường xuyên BVĐKSS

Đơn vị tính 1000 VNĐ

STT Năm thực hiện Kinh phí chi thường xuyên Kinh phí chi mua thuốc TL %

1 2011 41.427.881 17.500.000 42,24

2 2012 47.681.132 18.500.000 43,88

Kinh phí chi cho mua thuốc của bệnh viện là cao hơn nhiều so với WHO khuyến cáo, năm 2011: 42,24%, năm 2012: 43,88%. Như vậy HĐT&ĐT bệnh viện khi lựa chọn thuốc vào danh mục cần phân tích và tính toán kỹ hơn nữa..

DMT được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý, sử dụng thuốc điều trị chủ yếu mang tên generic, chỉ sử dụng thuốc biệt dược khi thật cần thiết, các bệnh nặng, bệnh chuyên khoa sâu

- Hướng dẫn điều trị chuẩn:

HĐT&ĐT bệnh viện xây dựng phác đồ điều trị cho từng loại bệnh ở tất cả các khoa lâm sàng

HĐT& ĐT giám sát thực hiện quy chế kê đơn, quy chế hồ sơ bệnh án, quy chế sử dụng thuốc, bình bệnh án, bình đơn thuốc

+ Thông tin từ các khoa, phòng:

Các khoa/ phòngđưa ra những thông tin cần thiết:

- Phòng KHTH:

Số khoa phòng lâm sàng, số giường bệnh, trang thiết bị máy móc, y

dụng cụ

Thống kê mô hình bệnh tật của bệnh viện, số bệnh nhân đến khám chữa bệnh năm trước, số lượt bệnh nhân đến khám và điều trị cả năm

- Phòng tổ chức cán bộ:

Sắp xếp và bố trí nhân lực phù hợp cho từng khoa, phòng lâm sàng kíp trực có đủ Bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên ở từng giai đoạn và lâu dài cho các khoa lâm sàng, cận lâm sàng trong toàn bệnh viện

- Phòng TCKT: Nguồn kinh phí, ngân sách, bảo hiểm, viện phí. - Các khoa lâm sàng, cận lâm sàng:

Tiến hành rà soát lại tình hình bệnh tật và nhu cầu sử dụng thuốc của khoa mình

Xây dựng và làm dự trù DMT, bổ sung hay loại bỏ thuốc trong DMT năm trước của khoa, phòng mình

Gửi và đề nghị HĐT&ĐT nghiên cứu, sắp xếp vào DMT của bệnh viện

Tổng hợp DMT dự trù của các khoa lâm sàng, cận lâm sàng đã gửi thành DMT nháp trình HĐT&ĐT

Báo cáo tình hình thực tế việc sử dụng thuốc của từng khoa, phòng trong toàn bệnh viện

Thông kê DMT tồn trữ tại các kho thuốc khoa dược

Cập nhật các thông tin mới về việc cung ứng, cấp phát, sử dụng, bảo quản thuốc tại bệnh viện mà Chính phủ, Bộ y tế, Sở y tế đã ban hành: Như Nghị định, thông tư, quyết định.

- HĐT&ĐT tổ chức họp:

Đánh giá lại các thông tin, số liệu cần thiết về việc xây dựng DMT bệnh viện

Lựa chọn và xây dựng một DMT hoạt chất chuẩn

Nhận xét: Nhìn chung hoạt động xây dựng DMT của BVĐKSS năm 2012 đã được triển khai theo các bước rõ ràng và đầy đủ. Những căn cứ trong quá trình xây dựng DMT hoàn toàn phù hợp và mang tính chất khoa học. HĐT&ĐT đóng vai trò chính trong quá trình xây dựng DMT của bệnh viện. Ngoài ra, còn có sự đóng góp của các bác sĩ, dược sĩ của các khoa/phòng có liên quan. Giám đốc bệnh viện chính là người có thẩm quyền phê duyệt DMT sử dụng trong bệnh viện và các thành viên có liên quan phải tuân thủ.

3.1.2 Mô tả các hoạt động xây dựng DMT của BVĐKSS năm 2012 + HĐT&ĐT bệnh viện + HĐT&ĐT bệnh viện

Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập HĐT&ĐT. Thành phần của HĐT&ĐT bệnh viện năm 2012, các thành phần có trong HĐT&ĐT: chủ tịch hội đồng là Giám đốc bệnh viện, Trưởng khoa dược là phó chủ tịch, Trưởng phòng KTTC là ủy viên, Thư ký HĐT&ĐT là Trưởng phòng KHTH. HĐT&ĐT gồm 17 thành viên.

+ Xây dựng các nguyên tắc quản lý DMT

Xây dựng các chính sách và các quy trình là công việc đầu tiên của HĐT&ĐT. Các chính sách, quy định trong việc quản lý DMTBV bao gồm việc xây dựng các mục tiêu đánh giá lựa chọn thuốc, quy định bổ sung hoặc loại bỏ thuốc, quy định việc sử dụng thuốc ngoài danh mục…

Năm 2012 bệnh viện đã đưa ra một số quy định trong việc quản lý DMTBV như sau:

- Chọn thuốc theo nhu cầu (theo MHBT tại bệnh viện)

DMT bệnh viện thường được đánh giá qua việc phân tích MHBT MHBT của bệnh viện đa khoa Sóc Sơn đã tổng hợp, phân tích tình hình bệnh nhân vào điều trị nội trú, ngoại trú tại bệnh viện và lập mô hình bệnh tật theo các chương bệnh chính ở bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2 MHBT năm 2012 của BVĐKSS

TT MÃ ICD- 10 TÊN CHƯƠNG BỆNH SỐ BN TỶ LỆ %

1 C00- D48 Bệnh bướu tân sinh 130 0,43

2 K00- K93 Bệnh bộ máy tiêu hoá 987 3,23

3 A00- B99 Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật 2317 8,58

4 J00- I99 Bệnh bộ máy hô hấp 2945 9,66

5 N00- N99 Bệnh cơ quan sinh dục và tiết niệu 275 0,90 6 N00- M99 Chấn thương, ngộ độc và một số

hiệu quả do bên ngoài

631 2,07

7 I00- I99 Bệnh tuần hoàn 1134 3,72

8 M00- M99 Bệnh về xương khớp và các mô liên kết

813 2,66

9 H00- H59 Bệnh về mắt và phần phụ 267 0,87

10 G00- G99 Bệnh thần kinh 347 1,13

11 E00- E99 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hoá

402 1,32

13 H60- H95 Bệnh tai và xương chũm 285 0,94 14 Q00- Q99 Dị tật bẩm sinh và các biến dạng

bất thường

255 0,83

15 D50- D89 Bệnh máu và cơ quan tạo máu 157 0,51

16 F00- F99 Chửa đẻ và sau đẻ 994 3,26

17 Bệnh khác 9.460 31,04

Tổng bệnh nhân điều trị nội trú 21.660 71,07 Tổng bệnh nhân đên khám 30.476 100,00

Nhận xét:

MHBT của BVĐKSS năm 2012 khá đa dạng, do đặc trưng của bệnh viện tuyến huyện, trong đó bệnh hô hấp và nhiễm khuẩn, ký sinh vật chiếm tỷ lệ cao, điều này phù hợp với mô hình bệnh tật của Việt Nam. Dựa vào cơ cấu của mô hình bệnh tật bệnh viện lựa chọn thuốc đưa vào DMTBV hợp lý, phù hợp và hiệu quả.

- Chọn những thuốc theo thứ tự ưu tiên:

Việc lựa chọn thuốc thành phẩm theo nguyên: ưu tiên lựa chọn thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong nước, thuốc của các doanh nghiệp dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc GMP

- Thuốc trong danh mục phải thống nhất với DMT chủ yếu do Bộ Y tế ban hành, thông tư số 31/2011/TT-BYT, ngày 11/07/2011 của Bộ trưởng Bộ Y Tế. Hệ thống danh mục này bao gồm 900 thuốc tân dược, 57 chất phóng xạ và hợp chất đánh dấu hạn chế sử dụng.

- Chỉ có bác sĩ, dược sĩ mới là người có quyền yêu cầu bổ sung hoặc loại bỏ thuốc khỏi DMTBV, yêu cầu phải được làm bằng văn bản gửi cho Trưởng khoa dược (phó chủ tịch HĐT&ĐT ).

- Việc sử dụng thuốc ngoài DMT bệnh viện phải được yêu cầu thông qua bản dự trù có chữ ký của trưởng các khoa/phòng và được giám đốc bệnh viện phê duyệt.

- Quy định sử dụng hạn chế một số thuốc trong DMTBV bao gồm: những thuốc có dấu “*” trong DMT chủ yếu của BYT và một số thuốc điều hòa miễn dịch.

Nhận xét: Việc đưa ra những nguyên tắc quản lý DMTBV là hết sức cần thiết. Đó chính là công cụ để HĐT&ĐT bệnh viện hoạt động. BVĐKSS đã cơ bản đưa ra được các nguyên tắc để lựa chọn thuốc và quản lý sử dụng DMTBV.

Quy trình xây dựng DMTBV chủ yếu và danh mục thuốc đấu thầu năm 2012: Căn cứ vào kinh phí và DMTBV, thực tế sử dụng thuốc năm

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc đã được sử dụng tại bệnh viện đa khoa sóc sơn thành phố hà nội năm 2012 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)