Tính hợp lý DMT đã sử dụng tại bệnh viện năm 2012

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc đã được sử dụng tại bệnh viện đa khoa sóc sơn thành phố hà nội năm 2012 (Trang 70)

DMT sử dụng tại BVĐKSS năm 2012 bao gồm 236 thuốc phân thành 22 nhóm tác dụng dược lý. Trong nhóm thuốc ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất: 22,46% về số lượng danh mục và 43,68% về giá trị sử dụng. Bên cạnh đó, các nhóm thuốc: Nhóm tim mạch, nhóm thuốc hormon và các thuốc tác động vào hệ nội tiết, nhóm thuốc khoáng chất và vitamin là những nhóm thuốc có số lượng danh mục và giá trị sử dụng chiếm tỷ lệ cao. Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn vẫn để sử dụng nhóm thuốc vitamin và khoáng chất với giá trị tiêu thụ cao nên việc các thuốc trong DMT chủ yếu tập trung vào các nhóm thuốc trên là chưa hợp hợp lý, nhóm thuốc vitamin và khoáng chất chỉ có tác dụng điều trị hỗ trợ.

Theo chỉ tiêu đề ra của Bộ Y tế, tỷ lệ thuốc nội trong danh mục thuốc của các bệnh viện nên chiếm khoảng trên 70%. Bởi vì việc sử dụng thuốc nội sẽ làm giảm chi phí cho bệnh nhân đồng thời cũng góp phần khuyến khích sản xuất trong nước phát triển. Tuy nhiên, tỷ lệ thuốc nội trong DMT của bệnh viện BVĐKSS vẫn chiếm tỷ lệ thấp, chỉ chiếm 64,40%. Mặt khác, trong số các thuốc ngoại nhập, một số thuốc được sản xuất từ các nước

tham gia EMA, ICH, PIC/S và một số khác được sản xuất từ các nước chưa tham gia vào EMA, ICH, PIC/S. Trong số các thuốc nhập ngoại, số thuốc của các nước tham gia EMA, ICH, PIC/S mặc dù giá thành của các thuốc này khá đắt, tuy nhiên chất lượng của các thuốc này có thể được khẳng định qua chất lượng điều trị cho bệnh nhân, uy tín và chất lượng của nhà sản xuất và cung ứng. Còn các thuốc được sản xuất từ các nước chưa tham gia EMA, ICH, PIC/S có giá rất cao, chỉ với 14,3% số khoản mục nhưng chiếm tới 27,4% giá trị tiêu thụ. Điều này chứng tỏ rằng hiện nay các công ty, đặc biệt là những công ty tư nhân có xu hướng nhập thuốc từ các nước chưa tham gia vào EMA, ICH, PIC/S, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, các thuốc này đã được các bác sĩ trong bệnh viện kê rất nhiều do ảnh hưởng của đội ngũ trình dược viên. Thực tế, các thuốc nhập từ các nước này có chất lượng bằng hoặc chưa chắc đã bằng các thuốc được sản xuất trong nước nhưng lại có giá cao hơn thuốc sản xuất trong nước rất nhiều. Để cải thiện tình hình này, BVĐKSS cũng như nhiều bệnh viện khác cần thay đổi thói quen kê đơn của bác sĩ (chỉ sính hàng ngoại) và HĐT&ĐT bệnh viện cũng như cần đưa ra những chính sách khuyến khích sử dụng thuốc nội. Vì trên thực tế, ngành công nghiệp Dược Việt Nam đã có nhiều tiến bộ đáng kể, sản phẩm sản xuất trong nước đã đa dạng hơn về chủng loại, mẫu mã, chất lượng ổn định hơn. Và khi tỷ trọng thuốc nội trong DMT bệnh viện lớn hơn thì chi phí điều trị cho bệnh nhân sẽ giảm đi.

Với ưu điểm giá thành rẻ hơn hẳn thuốc phát minh có bản quyền, nhưng lại có đầy đủ các hoạt chất cần thiết, thuốc Generic đã được phổ biến khá rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, điển hình như Mỹ 50%, Đức 60%, Malaysia 40%... và đang có xu hướng gia tăng mạnh ở các nước đang phát triển. Năm 2006 thế giới có khoảng 400 danh mục thuốc generic đang được sử dụng, mang lại cơ hội điều trị cho ngườu dân những nước nghèo. Để bào chế một thuốc mới, các hãng dược phải mất khoảng 800

triệu USD và hơn 10 năm kể từ lúc nghiên cứu đến khi tung ra thị trường. Do đó, giá thuốc bán ra rất cao. Khi hết hạn bảo hộ bản quyền, các hãng khác được quyền sử dụng công thức này để sản xuất ra sản phẩm gọi là thuốc generic, với giá thấp hơn 40 - 60%. ở Australia, trong 2 năm 2005 - 2006 qua đã tiết kiệm hơn 1 tỷ USD mỗi năm nhờ tăng cường sử dụng thuốc generic. Trong lĩnh vực điều trị HIV/AIDS, việc dùng thuốc generic đã giúp giảm chi phí từ 10.000 USD xuống còn 150 - 300USD[22]. Theo đánh giá của Bác sĩ Sanjay Karkhanis, giám đốc trung tâm đăng ký và quản lý dược phẩm Sandoz Châu á - Thái Bình Dương, ước tính việc sử dụng thuốc Generic trong điều trị đã tiết kiệm cho người tiêu dùng từ 8 - 10 tỷ USD mỗi năm. Vì vậy, việc sử dụng thuốc generic mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người bệnh. Trong DMT của BVĐKSS thuốc mang tên biệt dược vẫn chiếm 4,66% về số khoản mục và 4,2% về giá trị sử dụng, như vậy là phù hợp.

Theo khuyến cáo của WHO, chỉ nên sử dụng các thuốc dạng phối hợp khi chúng có lợi thế vượt trội về hiệu quả, độ an toàn hoặc tiện dụng so với các thuốc ở dạng đơn chất. Tuy nhiên theo chính sách thuốc quốc gia, nên hạn chế đưa thuốc dạng phối hợp vào trong DMT bệnh viện. Chỉ bổ sung thuốc dạng phối hợp nếu chúng thực sự vượt trội hơn các thuốc dạng đơn lẻ, bệnh viện Sóc Sơn đã thực hiện tốt với 16,14% giá trị tiêu thụ thuốc đa chất và 83,86% thuốc đơn chất. Nhưng trong thuốc đơn chất thì các thuốc mang tên thương mại lại rất cao chiếm 63,4% số lượng khoản mục, 79,7% về giá trị tiêu thụ. Bệnh viện nên chọn chủ yếu thuốc đơn chất mang tên generic vào DMTBV.

Các thuốc gây nghiện - hướng tâm thần trong DMT bệnh viện. Để thực hiện tốt quy chế quản lý dược, bệnh viện cần phải tuân thủ đúng quy chế chuyên môn trong việc dự trù mua, cấp phát, bảo quản, sử dụng, sổ sách báo cáo và hủy các loại thuốc gây nghiện - hướng tâm thần.

Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 4,7 triệu ca nhiễm virut viêm gan B/C. Tại Việt Nam quy chế sử dụng thuốc điều trị nội trú đã được Bộ Y tế ban hành tháng 6/2009 cũng đã yêu cầu các bệnh viện phải tiết chế tình hình sử dụng thuốc tiêm, đưa ra chỉ thị nghiêm ngặt, chỉ dùng thuốc tiêm khi bệnh nhân không uống được hoặc cần tác dụng nhanh. Song quy chế này sẽ là một thách thức lớn trong việc điều chỉnh chỉ định của bác sĩ, khi đường tiêm vẫn được dùng phổ biến. Tại bệnh viện Bạch Mai, 82% bệnh nhân được chỉ định đường tiêm. ở các khoa ngoại, da liễu, tai mũi họng tỷ lệ này là 100%[22]. Trong DMT của BVĐKSS tỷ lệ thuốc tiêm là 35,59%, giá trị sử dụng còn tương đối lớn 40,47% so với thuốc uống 56,59%. Vì vậy bệnh viện nên giảm bớt một số thuốc tiêm trong DMT bệnh viện nếu như dạng thuốc khác có thể đáp ứng được nhu cầu điều trị cho bệnh nhân.

Nhìn chung chi phí mua thuốc của bệnh viện là chưa phù hợp với đặc thù về MHBT. Tổng số tiền thuốc/tổng chi phí của BVĐKSS năm 2012 là 43.88 %. Tỷ lệ số tiền mua thuốc trên là không hợp lý, theo khuyến cáo của WHO chỉ sử dụng mua thuốc chiếm khoảng 25% kinh phí chi thường xuyên toàn bệnh viện[22].

4.2.2 Phân tích ABC của DMTBV đã sử dụng năm 2012

Kết quả phân tích ABC cho thấy 79.96% ngân sách được phân bổ cho 24,58% của tổng số thuốc (nhóm A), 15% ngân sách phân bổ cho 25% tổng số thuốc (nhóm B), còn lại 50.42% số thuốc chỉ chiếm tỷ lệ ngân sách 5.04% (nhóm C). Như vậy ngân sách sử dụng chỉ tập trung vào một số thuốc có giá cao. Những thuốc thuộc nhóm C được sử dụng rất ít.

Các thuốc thuộc nhóm A được phân ra thành 15 nhóm điều trị và trong 5 nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là các thuốc ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn, hormon - các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết, thuốc tim mạch, vitamin và khoáng chất, tiêu hoá. So với MHBT ở trên, tỷ lệ tiêu thụ các thuốc nhóm A là phù hợp, nhưng thuốc đơn chất trong nhóm A thì

thuốc mang tên thương mại chiếm đa số tới 72,92% SLDM, 79,88% giá trị tiêu thụ bệnh viện không nên chọn nhiều thuốc tên thương mại vào DMTBV vì giá thành cao hơn thuốc generic mang tên gốc.

Thuốc hạn chế sử dụng theo DMTCY của Bộ y tế là không lớn, song cơ quan cần phải theo dõi và quản lý chặt chẽ, để việc sử dụng thuốc điều trị được an toàn, hợp lý.

4.2.3 Phân tích VEN

Thuốc kháng sinh là thuốc cần thiết trong điều trị nhiễm khuẩn nhưng trong 10 thuốc có giá trị tiêu thụ nhiều nhất chiếm tới 7 thuốc và 30,16% giá trị tiêu thụ về thuốc của toàn bệnh viện là quá cao chưa hợp lý, thuốc corticoid methyprednisolon 40mg, citicolin 1000mg/4m; là thuốc rất cần thiết trong điều trị cấp cứu nhưng lạm dụng sử dụng quá nhiều không hợp lý. Thuốc tavazid là thuốc điều trị hỗ trợ, sử dụng nhiều chưa phù hợp.

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc đã được sử dụng tại bệnh viện đa khoa sóc sơn thành phố hà nội năm 2012 (Trang 70)