Cơ cấu tổ chức của hệ thống đảm bảo chất lượng thuốc:

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá tình hình chất lượng thuốc lưu hành trên địa bàn hà nội đã kiểm nghiệm giai đoạn 2010 2012 (Trang 26)

3. Tình hình chất lượng thuốc tại Việt Nam

3.3.1.Cơ cấu tổ chức của hệ thống đảm bảo chất lượng thuốc:

Nhà nước giao cho Bộ Y tế chịu trách nhiệm toàn bộ về lĩnh vực y tế bao gồm cả ngành Dược. Hệ thống tổ chức quản lý kiểm tra chất lượng thuốc của ngành Y tế bao gồm:

* Hệ thống quản lý Chất lượng thuốc:

- Cục Quản lý Dược Việt Nam được Bộ Y tế ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chất lượng thuốc trên toàn quốc. - Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng thuốc ở địa phương là Sở Y tế (thường ủy quyền cho phòng Quản lý Dược chỉ đạo quản lý công tác chất lượng thuốc trên địa bàn tỉnh).

* Hệ thống thanh tra Dược:

Cùng với các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng thuốc thực hiện chức năng thanh tra - kiểm tra trong lĩnh vực Dược từ Trung ương đến địa phương.

* Hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc:

Là hệ thống kiểm nghiệm thuốc từ Trung ương đến địa phương gồm:

- Cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc:

+ Ở Trung ương: Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế và các Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm khu vực.

+ Ở địa phương: Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tính đến năm 2012 cả nước có 61 Trung tâm Kiểm nghiệm, 1 phòng kiểm nghiệm thuộc Trung tâm Y tế dự phòng (Bình Phước), riêng tỉnh Đắc Nông chưa thành lập Trung tâm Kiểm nghiệm.

- Cơ sở kiểm nghiệm của các doanh nghiệp:

+ Doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc: các doanh nghiệp độc lập làm dịch vụ kiểm nghiệm hoặc các phòng kiểm nghiệm của các cơ sở kinh doanh thuốc có chức năng làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc.

Hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc đã trải rộng giúp việc kiểm tra, giám sát được sâu sát hơn. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự đầu tư dàn trải gây lãng phí nguồn lực, không có những trung tâm lớn mạnh, chuyên sâu và chuyên trách về lĩnh vực kiểm nghiệm. Giải pháp được ngành Y tế đưa ra là: nghiên cứu và có lộ trình thí điểm thực hiện qui hoạch và thành lập những Trung tâm Kiểm nghiệm lớn của từng vùng trong cả nước. Khi đó, các tỉnh chỉ thành lập cơ quan có chức năng kiểm tra, giám sát và lấy mẫu thuốc gửi về những Trung tâm này để kiểm nghiệm, sau đó nhận và xử lý kết quả phục vụ cho công tác chuyên môn.

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá tình hình chất lượng thuốc lưu hành trên địa bàn hà nội đã kiểm nghiệm giai đoạn 2010 2012 (Trang 26)