Có 83,33% bệnh nhân hiểu biết về bệnh của mình, có 50% bệnh nhân nhắc lại đúng cách dùng của tất cả các loại thuốc trong đơn. Tỷ lệ này cao hơn một số bệnh viện khác như bệnh viện Hữu nghị, bệnh viện nhân dân 115 nhưng lại thấp hơn bệnh viện tim Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn 16,67% bệnh nhân không biết dùng bất cứ thuốc nào trong đơn. Điều này dẫn đến tình trạng khi sử dụng thuốc bệnh nhân phải xem lại đơn hoặc có sự hỗ trợ của người khác. Do vậy cần tăng cường hơn nữa vai trò của người dược sĩ lâm sàng trong việc hướng dẫn cách sử dụng thuốc cho bệnh nhân khi cấp phát.
KẾT LUẬN
1. Về danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện và kinh phí sử dụng:
Trong năm 2012, bệnh viện sử dụng 528 loại thuốc. Tổng kinh phí sử dụng thuốc là 64.853.095.786 đồng, trong đó thuốc mang tên gốc chiếm 13,95% giá trị tiền; thuốc sản xuất trong nước chiếm 24,48% giá trị tiền. Thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn chiếm số lượng lớn nhất 22,74%, tiếp đó là nhóm thuốc tim mạch chiếm 16,42%.
* Thuốc nhập khẩu gấp gần 2 lần về số lượng và gấp hơn 3 lần về giá trị tiền thuốc so với thuốc sản suất trong nước.
* Thuốc mang tên biệt dược gấp hơn 3,3 lần về số lượng nhưng gấp 6 lần về giá trị tiền thuốc so với thuốc mang tên gốc.
* Chi phí cho một đợt điều trị của ceftriaxon 1g cao gấp 2 lần cefotaxim 1g và gấp gần 3 lần cefazolin 1g.
2. Thực hiện quy chế chuyên môn trong kê đơn thuốc điều trị ngoại trú và chỉ định thuốc trong hồ sơ bệnh án
2.1. Điều trị ngoại trú:
Trung bình có 2,85 thuốc trong một đơn. Tỷ lệ thuốc được kê bằng tên gốc thấp 21,0% Tỷ lệ kê kháng sinh 34,25% trong đó tập trung vào kháng sinh kết hợp như Ibamentin 625mg và kháng sinh thế hệ 3 là cefixim 200mg. Giá tiền trung bình/đơn là 238,639 đồng.Việc tuân thủ quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú được thực hiện khá tốt với 100,00% ghi đầy đủ họ tên bệnh nhân; 95,5% ghi rõ số tháng tuổi của trẻ dưới 72 tháng tuổi, 70,00% ghi đầy đủ địa chỉ của bệnh nhân (ghi chính xác số nhà, đường phố, thôn xã), 86,3% đơn ghi cách dùng một cách cụ thể, chi tiết như uống vào giờ nào, trước hay sau bữa ăn, 100,00% đơn có chữ kí và họ tên người kê đơn.
2.2. Hồ sơ bệnh án:
kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 như Biotaksym 1g(cefotaxim) và các kháng sinh kết hợp như Tienam; 48,00% có kê dịch truyền, và 84,25% bệnh án có kê thuốc tiêm. Việc chấp hành các quy chế chuyên môn trong hồ sơ bệnh án được thực hiện tương đối tốt. Có 100% bệnh án ghi đầy đủ họ tên bệnh nhân; 98,75% bệnh án ghi đầy đủ tên thuốc, nồng độ, hàm lượng; 100,00% bệnh án có đánh số theo dõi ngày dùng với các thuốc quy định. Tuy nhiên khi ghi số lượng đối với thuốc gây nghiện tỷ lệ ghi chữ đầu viết hoa mới đạt 72,72%, một số hồ sơ bệnh án khi sử dụng thuốc có dấu sao còn thiếu biên bản hội chẩn.
3. Quản lý thuốc trong quá trình giao phát thuốc
Bệnh viện có hai quy trình giao phát thuốc cho bệnh nhân nội trú và bệnh nhân ngoại trú. Hoạt động giao phát thuốc được khoa Dược thực hiện nghiêm túc và luôn đảm bảo giao phát đúng, đủ thuốc cho y tá, bệnh nhân. Thời gian cấp phát thuốc trung bình 1,5 phút; tỷ lệ cấp phát thuốc thực tế là 100%. Khoa Dược cấp phát thuốc 100% tới các khoa lâm sàng. Công tác thống kê được thực hiện chặt chẽ, hạn chế tối đa tình trạng thất thoát thuốc.
4. Tuân thủ điều trị
Có 83,33% bệnh nhân hiểu biết về bệnh của mình, có 50% bệnh nhân nhắc lại đúng cách dùng của tất cả các loại thuốc trong đơn; 16,67% bệnh nhân không biết dùng bất cứ thuốc nào trong đơn
KIẾN NGHỊ
Bệnh viện cần chú trọng hơn nữa đến việc xây dựng mô hình bệnh tật hàng năm, lấy đó làm cơ sở để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện. Cần có một quy trình xây dựng danh mục thuốc khoa học, hợp lý, chú trọng tăng tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước, thuốc gốc.
Giám sát chặt chẽ hơn việc thực hiện các quy định về kê đơn ngoại trú và chỉ định thuốc trong HSBA của bác sỹ.
Tạo điều kiện cho các dược sĩ nâng cao trình độ chuyên môn đặc biệt trong lĩnh vực TTT và DLS. Tổ chức các buổi đào tạo về hướng dẫn sử dụng thuốc cho dược sĩ khoa Dược và y tá, điều dưỡng vì họ mới là những người tiếp xúc với bệnh nhân nhiều nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ môn Quản lý và kinh tế Dược (2007), Giáo trình Dịch tễ dược học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược (2010), Pháp chế Dược, NXB Y học, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (1997), Hướng dẫn tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị ở bệnh viện, Thông tư 08/TT-BYT ngày 04/07/1997. 4. Bộ y tế (2001),Quy chế bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5. Bộ y tế (2002), Các văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực dược, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
6. Bộ y tế (2004), Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ y tế về chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện, Chỉ thị số 05/2004/CT-BYT ban hành ngày 16/04/2004.
7. Bộ y tế (2005),Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V, Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2005/ QĐ-BYT ngày 01/07/2005 của Bộ y tế. 8. Bộ y tế (2005), Luật dược, NXB y học, Hà Nội.
9. Bộ y tế (2005), Tài liệu tập huấn sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
10. Bộ y tế (2007),Quản lý và kinh tế Dược, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 11. Bộ y tế (2008), Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh, Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 của Bộ y tế.
12. Bộ y tế (2008),Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ- BYT ngày 01/02/2008 của Bộ trưởng Bộ y tế.
14. Bộ y tế(2011), Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, Thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011.
15. Cao Minh Quang (2009), Báo cáo tổng kết công tác dược năm 2008. Một số định hướng phát triển ngành Dược Việt Nam năm 2009 và các năm tiếp theo.
16. Đinh Thị Doan (2012), Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2011, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Đại học Dược, Hà Nội.
17. Dương Thị Đào (2009), Phân tích đánh giá hoạt động cấp phát và giám sát sử dụng thuốc tại bệnh viện Saint Paul, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Đại học Dược hà Nội.
18. Huỳnh Hiền Trung, Đoàn Minh Phúc, Nguyễn Thanh Bình, Từ Minh Koóng (2008), “Đánh giá tổng quát tình hình sử dụng ngân sách thuốc tại Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2006”, Tạp chí dược học -1/2008, (số 381 năm 48), tr 10-14.
19. Lê Ngọc Hiếu(2010), Khảo sát công tác quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện
354, giai đoạn 2007-2009, Luận văn thạc sĩ Dược học, học viện quân y, Hà Nội.
20. Lê Thùy Trang (2009), Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc và thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện E và Bạch Mại trong quí I năm 2009, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
21. Nguyễn Đình Tuyển (2005), Phân tích, đánh giá công tác cung ứng thuốc bệnh viện lao và bệnh Phổi Hà Nội, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
22. Nguyễn Hằng Nga (2009), Phân tích cơ cấu tiêu thụ thuốc tại một số bệnh viện trung ương năm 2008, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
23. Nguyễn Thị Song Hà, Nguyễn Thị lan Phương (2011), “Nghiên cứu một
số hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện Tim hà Nội, giai đoạn 2008-2010”,
Tạp chí Dược học( số 426) trang 5-10.
24. Nguyễn Thị Thanh Dung (2010), Phân tích hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện Phổi trung Ương, năm 2009, Luận văn thạc sĩ Dược học, Đại học Dược Hà Nội.
25. Nguyễn Thị Thanh Hương (2009),Nghiên cứu việc quản lý sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Nghệ An, Luận án Tiến sỹ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
26. Tổ chức y tế thế giới (2003), Hội đồng thuốc và điều trị, cẩm nang hướng dẫn thực hành, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
27. Vũ Bích Hạnh (2009), Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Saint Paul, giai đoạn 2006 – 2008, Luận văn Thạc sỹ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
TIẾNG ANH
28. Martha Embrey (2012), Managing Aceess to Medicines and Health Technologies, MSH, USA.