Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh ninh bình năm 2012 (Trang 29)

2.3.1. Phương pháp mô tả hồi cứu

Thu thập các số liệu, tài liệu liên quan mục tiêu nghiên cứu các hoạt động tại bệnh viện năm 2012:

- Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2012.

- Báo cáo về bệnh tật năm 2012 lưu tại phòng kế hoạch tổng hợp.

- Sổ sách xuất nhập, thống kê sử dụng thuốc năm 2012 lưu tại khoa Dược.

- Hồ sơ bệnh án, sổ khám bệnh, sổ điều trị ngoại trú bệnh mãn tính.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.2.1. Phương pháp quan sát

Quan sát trực tiếp các hoạt động: giao phát thuốc tại bệnh viện

2.3.2.2. Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với người bệnh tại bệnh viện về hiểu biết về bệnh, biết về tuân thủ dùng thuốc, cách sử dụng thuốc theo đơn (liều dùng, số lần dùng và cách dùng thuốc). Những bệnh nhân nào nhắc lại đúng cách dùng 100% các thuốc vừa được phát sẽ được coi là biết cách dùng thuốc.

Thời gian phát thuốc trung bình: Tính từ lúc nhận đơn thuốc cho đến khi người bệnh nhận được thuốc.

Bệnh nhân biết về bệnh: Những bệnh nhân nhắc lại đúng bệnh mà bác sỹ chẩn đoán.

Bệnh nhân biết về thuốc: Những bệnh nhân biết một số thông tin về thuốc được kê.

2.3.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:

2.3.3.1. Cỡ mẫu:.

Trong nghiên cứu này, chọn 400 HSBA, 400 đơn thuốc ngoại trú, 30 bệnh nhân lấy thuốc tại kho phát thuốc BHNT.

2.3.3.2. Phương pháp chọn mẫu

- Hồ sơ bệnh án: Trong năm 2012, có 32.095 HSBA. Để đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn, dùng kỹ thuật chọn ngẫu nhiên mỗi tháng 40 bệnh án đến khi đủ 400 bệnh án thì dừng.

- Đơn thuốc: đơn thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế được lưu theo từng ngày. Dùng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên lấy ra mỗi ngày 05 đơn đến khi đủ 400 đơn thì dừng.

- 30 bệnh nhân: phỏng vấn vào chiều các ngày 2, 4, 6 đến khi đủ số lượng

2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp tỷ trọng: Là phương pháp tính tỷ lệ phần trăm của giá trị số liệu của một hoặc một nhóm đối tượng số liệu nghiên cứu trong tổng số.

- Phương pháp tính liều xác định trong ngày (DDD): Là phương pháp phân tích giúp cho chuyển đổi, chuẩn hóa các số liệu về số lượng sản phẩm hiện có như hộp, viên, ống tiêm, chai thành ước lượng thô về thuốc được dùng trong điều trị ví dụ số liều dùng hàng ngày. Liều xác định trong ngày chính là liều trung bình duy trì hàng ngày với chỉ định chính của một thuốc nào đó. Các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Xác định tổng số thuốc được sử dụng trong một năm theo đơn vị số lượng tối thiểu (viên, viên nang, ống tiêm) và hàm lượng (mg, g, UI)

Bước 2: Tính tổng lượng thuốc được tiêu thụ trong một năm theo đơn vị mg/g/UI bằng cách lấy số lượng (viên, viên nang, ống tiêm) nhân với hàm

lượng

Bước 3: Chia tổng lượng đã tính cho DDD của thuốc.

Bước 4: Chia tổng lượng đã tính cho số lượng bệnh nhân (nếu xác định được) hoặc số dân (nếu có)

2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện tỉnh Ninh Bình năm 2012

3.1.1. Cơ cấu bệnh tật tại BVĐK tỉnh Ninh Bình năm 2012

Để đánh giá sự hợp lý của danh mục thuốc bệnh viện thì phải xem xét sự phù hợp của nó với mô hình bệnh tật của bệnh viện. Trong năm 2012 mô hình bệnh tật của BVĐK tỉnh Ninh Bình được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của tần suất mắc bệnh như sau:

Bảng 3.1. MHBT tại BVĐK tỉnh Ninh Bình năm 2012

STT Chương bệnh

Tần suất

Tỷ lệ (%)

1 Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do các

nguyên nhân bên ngoài 6212 20,60 2 Bệnh hệ tiêu hóa 4618 15,32 3 Bệnh hệ tuần hoàn 3269 10,84

4 Khối u 2915 9,67

5 Bệnh hệ tiết niệu sinh dục 2613 8,67 6 Bệnh hệ hô hấp 2606 8,64 7 Triệu chứng, dấu hiệu và những phát hiện lâm sàng và

cận lâm sàng bất thường, không phân loại ở nơi khác 1763 5,85 8 Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật 1284 4,25 9 Bệnh cơ xương và mô liên kết 1268 4,20 10 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng chuyển hóa 1110 3,68

STT Chương bệnh Tần suất Tỷ lệ (%) 11 Bệnh hệ thần kinh 761 2,52 12 Bệnh tai và xương chum 493 1,63 13 Bệnh da và tổ chức dưới da 441 1,46 14 Rối loạn tâm thần và hành vi 262 0,87 15 Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong 226 0,75 16 Bệnh về máu, cơ quan tạo máu và một số rối loạn liên

quan cơ chế miễn dịch 150 0,49 17 Dị dạng bẩm sinh và biến dạng 80 0,26 18 Chửa, đẻ và sau đẻ 61 0,20 19 Các bệnh về mắt và phần phụ 14 0,05 20 Một số bệnh thời kì chu sinh 3 0,01

Tổng 30.149 100,00

BVĐK tỉnh Ninh Bình là BVĐK hạng 2 với cơ cấu bệnh tật tại bệnh viện rất đa dạng và phong phú bao gồm hầu hết các chương bệnh. Trong năm 2012, có 30.149 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện, tập trung chủ yếu là các bệnh thuộc: chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài (20,6%), bệnh hệ tiêu hóa (15,32), bệnh hệ tuần hoàn (10,84), khối u (9,67), bệnh hệ tiết niệu sinh dục (8,67), bệnh hệ hô hấp (8,64).

3.1.2. Cơ cấu thuốc sử dụng.

3.1.2.1 Tỷ lệ sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý của BVĐK tỉnh Ninh Bình năm 2012

Bảng 3.2. Cơ cấu thuốc sử dụng tại Bệnh viện theo nhóm tác dụng dược lý.

STT Nhóm thuốc Số hoạt

chất Số thuốc

Số thuốc/số hoạt chất

STT Nhóm thuốc Số hoạt

chất Số thuốc

Số thuốc/số hoạt chất

2 Thuốc điều trị ký sinh trùng,

chống nhiễm khuẩn 44 81 1,84 3 Thuốc tác dụng trên đường tiêu

hóa 40 56 1,40

4 Hormon và các thuốc tác động

vào hệ thống nội tiết 17 38 2,23 5 Thuốc tác dụng đối với máu 12 20 1,67 6 Dung dịch bù nước, điện giải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và các thuốc tiêm truyền khác 22 38 1,73 7 Thuốc điều trị ung thư và điều

hòa miễn dịch 27 46 1,70 8 Các thuốc khác 43 46 1,07 9

Thuốc giảm đau, chống viêm, điều trị Gout và các bệnh xương khớp

22 28 1,27 10 Thuốc tác dụng trên đường hô

hấp 17 24 1,41

11 Vitamin và khoáng chất 8 15 1,87 12 Thuốc gây mê, gây tê 14 21 1,50 13 Thuốc an thần, chống động

kinh, co giật 12 16 1,33 14 Thuốc chống dị ứng và các

trường hợp quá mẫn 5 7 1,40

Tổng 331 528 1,59

DMT sử dụng tại Bệnh viện năm 2012 gồm 14 nhóm tác dụng dược lý với 528 thuốc bao gồm:

 Thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn có 81 thuốc trên 44 hoạt chất ít hơn nhóm tim mạch. Qua thực tế sử dụng cho thấy mỗi hoạt chất bệnh viện ưu tiên lựa chọn 1-2 biệt dược, điều này là phù hợp cho việc lựa chọn thuốc cho bệnh nhân vừa có thuốc sản xuất trong nước vừa có cả thuốc nhập

khẩu để sử dụng và cũng thuận tiện cho việc quản lý sử dụng.

 Đứng thứ ba là nhóm thuốc tiêu hóa có tổng số thuốc là 56 tập trung chủ yếu vào nhóm thuốc kháng acid và thuốc bổ gan.

3.1.2.2. Cơ cấu sử dụng thuốc tại bệnh viện theo giá trị

Bảng 3.3. Cơ cấu sử dụng thuốc tại bệnh viện theo giá trị

STT Nhóm thuốc Giá trị

(VNĐ) Tỷ lệ %

1 Thuốc điều trị ký sinh trùng,

chống nhiễm khuẩn 14.749.658.223 22,74 2 Thuốc tim mạch 10.648.454.356 16,42 3 Hormon và các thuốc tác động vào

hệ thống nội tiết 8.081.377.778 12,46 4 Thuốc tác dụng trên đường tiêu

hóa 7.049.670.135 10,87 5 Thuốc tác dụng đối với máu 5.190.523.630 8,00 6 Dung dịch bù nước, điện giải và

các thuốc tiêm truyền khác 5.062.053.108 7,81 7 Thuốc điều trị ung thư và điều hòa

miễn dịch 3.907.901.680 6,03 8 Các thuốc khác 3.618.115.624 5,58 9 Thuốc giảm đau, chống viêm, điều

trị Gout và các bệnh xương khớp 3.317.586.745 5,12 10 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 1.179.645.312 1,82 11 Vitamin và khoáng chất 817.443.418 1,26 12 Thuốc gây mê, gây tê 750.945.686 1,16 13 Thuốc an thần, chống động kinh,

co giật 409.985.909 0,63 14 Thuốc chống dị ứng và các trường

hợp quá mẫn 69.722.981 0,11

Tổng 64.853.095.786 100,00

 Thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn có 81 thuốc trên 44 hoạt chất ít hơn nhóm tim mạch nhưng kinh phí sử dụng lại chiếm nhiều nhất

22,74%. Nhóm thuốc tim mạch có số lượng thuốc nhiều nhất chiếm kinh phí sử dụng là 16,42% đứng thứ 2.

 Đứng thứ ba là nhóm thuốc Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết chiếm tỷ lệ 12,46% kinh phí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2.3. Cơ cấu thuốc trong nhóm điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn đã sử dụng

Bảng 3.4.Cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn:

STT Nhóm thuốc Số hoạt chất Số thuốc Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%) I. Thuốc chống nhiễm khuẩn 36 68 14.680.843.566 22,63

1 Nhóm beta-lactam 16 33 12.307.353.599 18,97 1.1 Penicilin 3 5 144.303.756 1.2 Cephalosporin 12.163.049.843 18,74 1.2.1 Cephalosporin thế hệ 1 3 6 979.118.694 1,51 1.2.2 Cephalosporin thế hệ 2 1 5 2.535.099.437 3,91 1.2.3 Cephalosporin thế hệ 3 3 11 4.844.926.073 7,46 1.2.3.1. Ceftriaxon 6 2.805.577.789 4,32 1.2.3.2. Cefotaxim 2 1.591.453.825 2,45 1.2.4 Beta-lactam khác 6 6 3.803.905.639 5,86 2 Nhóm quinolone 4 12 1.859.908.601 3,66 3 Nhóm aminoglycoside 5 7 279.944.562 4 Nhóm macrolid 2 3 120.483.744 5 Nhóm khác 9 13 113.153.060

II. Thuốc chống virus 3 7 54.897.545 0,08 III. Thuốc chống nấm, giun, 5 6 13.917.112 0,03

STT Nhóm thuốc Số hoạt chất Số thuốc Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%) sán Tổng 44 81 14.749.658.223 22,74

Đi sâu vào phân tích nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn chúng tôi thấy chủ yếu số lượng và giá trị tiền thuốc sử dụng nhiều tập trung vào nhóm Cephalosporin thế hệ 3 với hai hoạt chất chủ đạo là ceftriaxone, cefotaxim. Cụ thể hoạt chất ceftriaxone có 6 thuốc chiếm 4,32% và cefotaxim chiếm 2,45% so với nhóm Cephalosporin thế hệ 3.

3.1.2.4. Cơ cấu thuốc trong nhóm tim mạch

Bảng 3.5. Cơ cấu nhóm thuốc tim mạch

STT Nhóm thuốc Số hoạt

chất Số thuốc

Số thuốc/số hoạt chất

1 Thuốc điều trị tăng huyết

áp 18 30 1,67

1.1.Perindopril +amlodipin 3 1.2. Enalapril 3 1.3. Perindopril 1

2 Thuốc khác 10 26 2,60 3 Thuốc hạ lipid máu 5 9 1,80 4 Thuốc chống đau thắt ngực 4 6 1,50 5 Thuốc điều trị suy tim 3 4 1,33 6 Thuốc chống loạn nhịp 4 10 2,50 7 Thuốc chống huyết khối 3 4 1,33 8 Thuốc điều trị hạ huyết áp 1 2 2,00

Nhóm thuốc tim mạch trung bình một hoạt chất có từ 1-2 thuốc, chỉ có nhóm chống loạn nhịp và nhóm khác mỗi hoạt chất tương ứng với 2-3 thuốc. Hiện nay tình hình bệnh cao huyết áp ngày càng gia tăng. Ở BVĐK tỉnh Ninh Bình, số bệnh nhân cao huyết áp cũng ngày càng tăng. Điều này thể hiện ở số lượng hoạt chất cũng như số thuốc chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với các nhóm khác. Thuốc điều trị hạ huyết áp có số lượng ít nhất với 1 hoạt chất và hai thuốc.

3.1.2.5. Cơ cấu giá trị sử dụng thuốc tim mạch

Bảng 3.6. Cơ cấu giá trị sử dụng thuốc tim mạch

STT Nhóm thuốc Giá trị (VNĐ)

Tỷ lệ (%)

1 Thuốc điều trị tăng huyết áp 5.011.444.439 7,72 1.1 Perindopril +amlodipin 641.818.853 0,99 1.2 Enalapril 587.838.481 0,91 1.3 Perindopril 530.405.280 0,82 2 Thuốc khác 3.364.639.133 5,18 3 Thuốc hạ lipid máu 1.354.095.150 2,09 4 Thuốc chống đau thắt ngực 373.403.150 0,58 5 Thuốc điều trị suy tim 316.705.574 0,49 6 Thuốc chống loạn nhịp 115.005.038

0,34 7 Thuốc chống huyết khối 112.559.196

8 Thuốc điều trị hạ huyết áp 602.676

Tổng 10.648.454.356 16,40

Về giá trị tiền sử dụng, nhóm điều trị tăng huyết áp chiếm số lượng nhiều nhất nên về tiền cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất 7,72% so với cả nhóm tim mạch, chủ yếu tập trung vào thuốc điều trị tăng huyết áp với các hoạt chất chính là

Perindopril + amlodipin, Enalapril, Perindopril. Do đặc trưng của các bệnh chuyên khoa nên đa số các thuốc tim mạch đều là thuốc nhập khẩu với chất lượng tốt nhưng giá thành vì vậy mà cũng tương đối cao.

3.1.2.6. Tỷ lệ sử dụng giữa nhóm thuốc mang tên gốc và nhóm thuốc mang tên biệt dược.

Trong danh mục thuốc bệnh viện có 823 loại thuốc, song trong năm 2012 bệnh viện chỉ sử dụng đến 528 loại thuốc với tổng kinh phí sử dụng thuốc là 64.853.095.786 đồng. Như vậy giữa danh mục thuốc sử dụng và danh mục thuốc bệnh viện có sự chênh lệch lớn về số loại thuốc, bệnh viện cần xem xét điều chỉnh DMTBV hàng năm để phù hợp với tình hình sử dụng thực tế trong bệnh viện.

Bảng 3.7. Giá trị tiền sử dụng của nhóm thuốc mang tên gốc và tên biệt dược (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung Số lượng (thuốc) Tỷ lệ (%) Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%)

Thuốc mang tên gốc 122 23,11 9.048.566.605 13,95 Thuốc mang tên biệt dược 406 76,89 55.804.529.181 86,05

Tổng số 528 100,00 64.853.095.786 100,00

Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ thuốc mang tên biệt dược được dùng chiếm tới 76,89%, gấp hơn 3 lần thuốc mang tên gốc trong khi đó giá trị tiền thuốc sử dụng gấp 6,2 lần giá trị tiền thuốc gốc. Điều này do các thuốc mang tên biệt dược thường đắt hơn các thuốc mang tên gốc, vì vậy bệnh viện nên cân nhắc sử dụng các thuốc gốc đảm bảo chất lượng để giảm bớt chi phí sử dụng thuốc cho bệnh nhân.

3.1.2.7. Tỷ lệ sử dụng giữa nhóm thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu.

Bảng 3.8. Giá trị tiền sử dụng của nhóm thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu

Nội dung Số lượng (thuốc) Tỷ lệ (%) Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%)

Thuốc sản xuất trong nước 179 33,90 15.878.207.019 24,48 Thuốc nhập khẩu 349 66,10 48.974.888.767 75,52

Tổng số 528 100,00 64.853.095.786 100,00

Tỷ lệ thuốc nhập khẩu được sử dụng nhiều gấp gần 2 lần thuốc sản xuất trong nước nhưng giá tiền thuốc nhập khẩu được sử dụng gấp 3 lần cho thấy thuốc nhập khẩu đắt hơn và chúng cũng được sử dụng nhiều hơn thuốc sản xuất trong nước. Trong DMTBV tỷ lệ thuốc nhập khẩu xấp xỉ thuốc sản xuất trong nước nhưng trong thực tế sử dụng thì tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 33,90%. Như vậy bệnh viện vẫn chưa thực sự ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước cho điều trị.

3.1.2.8. So sánh lượng tiêu thụ và chi phí của một số Cephalosporin năm 2012

Bảng 3.9. So sánh lượng tiêu thụ và chi phí một số Cephalosporin

Tên Thuốc Cefazolin Cefuroxim Cefotaxim Ceftriaxon

Hàm lượng 1g 0,75g 1g 1g

Đơn vị tính Lọ Lọ Lọ Lọ

Giá thành 1lọ (VNĐ) 22.452 33.685 28.952 56.500 Số lượng sử dụng (lọ) 19.890 71.495 38.974 56.303 Tổng lượng tiêu thụ (g) 19.890 53.621 38.974 56.303

Tên Thuốc Cefazolin Cefuroxim Cefotaxim Ceftriaxon

Số DDD 9.945 26.810 19.487 28.151

Chi phí cho mỗi DDD(VNĐ) 44.904 67.370 57.904 113.000

Số ngày điều trị trung bình 10 10 10 10

Số lượng thuốc trung bình

cho một đợt điều trị 20 20 20 20

Chi phí cho một đợt điều trị

(VNĐ) 898.080 1.347.400 1.158.080 2.260.000

Chi phí hàng năm (VNĐ) 537.914.265 2.467.125.020 1.591.453.825 2.805.577.789

Lượng tiêu thụ hàng năm

(DDD/1000dân) 11,05 29,79 21,65 31,28

(Ghi chú: Số dân tỉnh Ninh Bình năm 2012: 900.000 người)

Với Cephalosporin thế hệ 1, 3 thì liều xác định trong ngày (DDD) là bằng nhau và bằng 2g. Chỉ có các Cephalosporin thế hệ 2 liều xác định trong ngày thấp hơn (1,5g). Do cùng một nhóm điều trị nên số ngày điều trị trung bình của các thuốc này giống nhau và vì vậy số lượng thuốc trung bình cho một đợt điều trị cũng vì thế mà giống nhau. Cùng là Cephalosporin thế hệ 3 nhưng thuốc cefotaxim 1g có chi phí cho mỗi DDD thấp chỉ bằng 50% so với thuốc ceftriaxon 1g và bằng 86% so với Cephalosopin thế hệ 2. Hơn nữa không chỉ chi phí cho mỗi DDD cao mà số lượng sử dụng của các Ceftriaxon cũng nhiều hơn hẳn các cefotaxim (gấp gần 2 lần).

3.1.2.9. So sánh lượng tiêu thụ và chi phí của thuốc điều trị cao huyết áp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.10. So sánh lượng tiêu thụ và chi phí một số thuốc điều trị cao huyết áp

Tên Thuốc Nifedipin Metoprolol Perindopril Lisinopril Enalapril

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh ninh bình năm 2012 (Trang 29)