Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Vấn đề an toàn và văn hóa giao thông trên kênh VOV giao thông (Trang 97)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Nguyên nhân hạn chế

Hạn chế về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực gồm đội ngũ phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên…bao giờ cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng của các chương trình, chuyên mục. Tuy nhiên, với số lượng người hạn chế và

phải kiêm nhiệm nhiều công việc tại kênh VOV Giao thông nên đội ngũ phóng viên, biên tập viên thực hiện các nội dung truyền thông về ATGT và VHGT chưa có đủ thời gian, năng lực để hoàn thành tốt nội dung công việc.

Lý giải về nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện các chuyên mục truyền thông về an toàn giao thông và văn hóa giao thông hiện nay, bà Vũ Thị Ngọc Anh cho biết: “Với kênh VOV Giao thông, việc thiếu các bạn phóng viên có tay nghề cứng là một hạn chế lớn. Kênh có một đội ngũ phóng viên trẻ, nhiệt tình nhưng bên cạnh đó, họ lại thiếu kinh nghiệm nên cách tiếp cận nhiều vấn đề chưa thật sự sâu sắc, mới chỉ đạt được ở mức độ phản ánh sự việc còn chưa làm rõ và đưa ra được các giải pháp cụ thể”.

Kênh VOV Giao thông mong muốn và yêu cầu các phóng viên phải nâng cao chất lượng nội dung hơn nữa. Việc nâng cao này phải xuất phát từ chính bản thân phóng viên, không nên hài lòng với những gì đã có bởi thính giả sau 5 năm đã quá quen thuộc với hai chuyên mục này. Họ mong muốn được nghe các chuyên mục phong phú, hiện thực và hấp dẫn hơn.

Bên cạnh đó, đội ngũ phát thanh viên cũng còn thiếu và yếu. Nhiều chuyên mục của Kênh VOV Giao thông hiện nay bị trùng lặp trong việc sử dụng giọng đọc, khi người đang dẫn chương trình Giờ cao điểm trực tiếp cũng đồng thời là người đọc chuyên mục Tiêu điểm giao thông được thu trước đó (chuyên mục này được phát sóng trong Giờ cao điểm). Điều này đã được Lãnh đạo kênh VOV Giao thông cố gắng hạn chế tối đa khi sắp xếp lịch dẫn của MC và lịch đọc thể hiện các chuyên mục. Tuy nhiên, do hạn chế số lượng người có đủ tiêu chuẩn giọng đọc để lên sóng quốc gia nên hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. thậm chí, một phát thanh viên còn phải kiêm nhiệm cả công việc của phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật viên.

Khó khăn do nguồn kinh phí eo hẹp

và chi phí thực hiện các chương trình, chuyên mục đều theo đúng quy định. Các chuyên mục muốn đầu tư để nâng cao chất lượng hoặc ưu tiên thực hiện đột xuất đều gặp phải nhiều khó khăn trong vấn đề kinh phí.

Kinh phí có hạn cũng khiến kênh VOV Giao thông không thể mở rộng, tiếp nhận thêm nhân sự mới. Bà Ngọc Anh cho biết, bản thân kênh VOV Giao thông cũng không thể chủ động quyết định được việc này, trước mắt sẽ không có nhân sự mới được bổ sung. Vì thế, việc nâng cao chất lượng chuyên mục phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhân lực hiện có.

Công tác quản lý còn lơi lỏng

Là quản lý cấp phòng trực tiếp đối với hai chuyên mục TĐGT và VHGT, bà Hồ Tú Nhân, Trưởng phòng Giao thông Hà Nội cho biết, cơ chế quản lý chưa tạo nhiều sức ép cho những người thực hiện cộng với việc chưa có chế độ thưởng, phạt rõ ràng là những hạn chế trong công tác quản lý làm ảnh hưởng tới chất lượng nội dung của kênh VOV Giao thông.

Bà Tú Nhân khẳng định, để chất lượng nội dung đạt chuẩn phát sóng là một chuyện, còn để nội dung tốt hơn và hay hơn thì phải phụ thuộc vào cách thức thực hiện của những người làm trực tiếp. Phóng viên hiện nay vẫn còn thụ động, các đề tài chủ yếu bám theo tài liệu, chủ trương, các cuộc họp, chứ tính phát hiện chưa cao nên chỉ làm tốt việc tuyên truyền còn tiếng nói độc lập của người làm truyền thông chưa hiệu quả. Nguyên nhân vấn đề này xuất phát từ cả khâu quản lý và từ phóng viên. Công tác quản lý còn lơi lỏng trong việc yêu cầu phóng viên nâng cao chất lượng sản phẩm. Phóng viên thì chưa làm hết trách nhiệm của mình. Để nâng cao hiệu quả truyền thông về ATGT và VHGT, theo bà Nhân phải đến từ cả hai phía. Đó là sự định hướng, thúc đẩy của người quản lý và bản thân phóng viên phải nâng cao tinh thần, nhiệt huyết nghề nghiệp để có thêm những chuyên mục hay, nội dung tốt.

Về hình thức thể hiện cũng cần có nhiều sự thay đổi, nhưng sự thay đổi này không thể thực hiện ngay lập tức bởi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Phòng

Giao thông Hà Nội là phòng sản xuất nội dung chủ yếu của kênh VOV Giao thông nên sẽ chủ động đưa ra các sáng kiến, đề xuất để lãnh đạo ở cấp cao hơn có những biện pháp cải tiến các chuyên mục ngày một tốt hơn.

Khó khăn trong việc đa dạng và linh hoạt hình thức thể hiện

Hai chuyên mục Tiêu điểm giao thông và Văn hóa giao thông đôi khi mang lại cảm giác trùng lặp vì cùng khai thác một đề tài và hình thức thể hiện na ná nhau. Nếu thính giả chỉ nghe thoáng qua để xem chuyên mục nói gì thì họ sẽ không thấy được sự khác biệt. Đây là dấu hiệu của sự trùng lặp bởi đặc trưng của thính giả nghe qua đài thường nghe một cách sơ sài, nghe một lần không nghe lại nên thấy nội dung giống nhau. Thêm vào đó là sự dàn trải trong việc thể hiện nội dung. Có những vấn đề quá nhỏ để có thể triển khai thành một chuyên mục. Ví dụ như một chuyên mục Tiêu điểm giao thông thì ít nhất phải có 3 phỏng vấn với bài viết dài khoảng 1.000 từ, nên nếu đề tài quá nhỏ thì không có đủ nội dung, dữ kiện cho bài viết. Vấn đề ở đây nằm ở đề tài, nếu lựa chọn đề tài tốt sẽ không bị dàn trải, đề tài mờ nhạt và không thời sự thì nội dung sẽ bị ảnh hưởng.

Hiện nay, những người thực hiện chuyên mục đôi khi còn thiếu tư duy về dựng một chuyên mục phát thanh, chưa xác định được những nguyên liệu cần để dựng một chuyên mục phát thanh cho sinh động. Nhiều phóng viên tại VOV Giao thông chuyển từ cơ quan báo chí khác (không phải báo phát thanh) về nên họ chưa có tư duy về âm thanh, chưa tính toán được cần sử dụng tiếng động hiện trường hoặc lồng ghép tiếng động nào cho phù hợp. Thêm vào đó, hiện nay tại VOV Giao thông không có đội ngũ kỹ thuật viên chuyên về dựng hoàn thiện tác phẩm như các đơn vị khác của Đài Tiếng nói Việt Nam. Cụ thể là thiếu những người có nhiệm vụ tổng hợp kịch bản, yêu cầu tiếng động và cắt ghép hoàn thiện một chuyên mục.

nội dung kém đi nhiều. Trong khi đó, nếu muốn tiếp cận phát thanh hiện đại và phát thanh thực tế phải chú trọng vấn đề này bởi phát thanh thực tế đề cao việc sử dụng những tiếng động từ hiện trường, từ đời sống. Hy vọng, những thiếu sót này sẽ sớm được khắc phục để chuyên mục sinh động hơn và nâng cao tính tương tác đối với thính giả.

Như vậy, các chuyên mục truyền thông về an toàn giao thông và văn hóa giao thông cần có sự thay đổi về nội dung. Trong năm 2014 và 2015, lãnh đạo kênh VOV Giao thông đã đặt ra nhiều nhiệm vụ phải triển khai như việc phải tiếp cận thêm các vấn đề có nội dung gần gũi, thiết thực và sinh động hơn.

Việc tổng hợp và phân tích những ý kiến đánh giá về thành công và hạn

Một phần của tài liệu Vấn đề an toàn và văn hóa giao thông trên kênh VOV giao thông (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)