Các yếu tố âm thanh

Một phần của tài liệu Vấn đề an toàn và văn hóa giao thông trên kênh VOV giao thông (Trang 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Các yếu tố âm thanh

Phát thanh là phương tiện thông tin đại chúng truyền tải qua âm thanh tuyến tính. Âm thanh trong phát thanh gồm 3 yếu tố: giọng nói, âm nhạc và tiếng động. Đây là 3 yếu tố không thể thiếu, được sử dụng linh hoạt trong phát thanh với mục đích tạo hiệu quả cao nhất cho nội dung cần thể hiện.

Trước hết, thính giả nghe thông tin qua giọng nói. Qua mỗi câu nói, người nghe sẽ nhận được cùng một lúc hai dòng thông tin: một nội dung qua ngữ nghĩa và một nội dung khác, qua ngữ điệu và sắc thái tình cảm của người thể hiện. Giọng nói là ký hiệu ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp sinh động nhất. Trong phát thanh, giọng nói chiếm tỷ lệ lớn trong âm thanh tổng

hợp. Hơn nữa, giọng nói còn là ký hiệu đặc trưng nhất để phân biệt báo phát thanh với các loại hình báo chí khác.

Nếu phân chia dựa trên tiêu chí là đối tượng thực hiện thì giọng nói phát thanh được chia thành 3 loại sau:

Giọng đọc của phát thanh viên: người có giọng đọc chuẩn, chất giọng tốt.

Giọng nói của phóng viên: là người chứng kiến sự kiện, lựa chọn và thẩm định sự kiện, đồng thời là người tái hiện lại sự kiện.

Giọng nói của các nhân chứng: là ý kiến phát biểu của những người có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới những vấn đề, sự kiện mà tác phẩm đề cập.

Hiệu quả một chuyên mục phát thanh phụ thuộc rất lớn vào giọng nói, nói cách khác, một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cho một chuyên mục phát thanh là giọng nói.

Qua khảo sát các chuyên mục TĐGT cho thấy, giọng đọc của các phát thanh viên đều đảm bảo yêu cầu. Đây cũng là những người đã được đào tạo, rèn luyện và tuyển chọn trước khi được trở thành phát thanh viên và được giao thể hiện nội dung các chuyên mục này. Giọng đọc được đánh giá đều đạt chuẩn, không mắc các lỗi ngọng, âm sắc địa phương…

Đối với phương diện truyền tải thông tin, giọng nói trước hết tạo sự xác thực của thông tin và hấp dẫn cho chương trình. Việc đưa giọng nói hoặc ý kiến phát biểu của những người có liên quan góp phần gia tăng chất lượng thông tin, đồng thời làm tăng tính chân thật, xác thực của nội dung được đề cập tới.

Chẳng hạn như, chuyên mục TĐGT khi phản ánh về những bất cập của việc phân làn đường trên các tuyến phố ở Thủ đô (phát sóng ngày 20/8) đã trích băng phỏng vấn 1 loạt ý kiến của người dân và chuyên gia giao thông về vấn đề này.

“# BăngÝ kiến 1: “Người tham gia giao thông lấn làn nhiều lắm, thường xuyên vào giờ cao điểm. Theo mình, việc phân làn như thế này là chưa hợp lý, bởi mình phải tính lưu lượng xe như thế nào? Ví dụ như lượng xe ô tô nhiều, hay ít và lượng lưu thông của ô tô như thế nào, vì có những chố ô tô đi rất ít, mà xe máy thì đông.

Ý kiến 2: Xe máy đi vào làn ô tô là do ý thức của mình chưa tốt. Việc phân làn theo tôi nghĩ cần phải tận dụng tối đa diện tích mặt được là hợp lý hơn”.

Đặc biệt, với những nội dung có tính thời sự, thông tin quan trọng, việc trích dẫn giọng nói của đại diện các cơ quan chức năng có ý nghĩa rất lớn, tạo ra độ tin cậy cao đối với người nghe.

Cũng giống như chuyên mục TĐGT, chuyên mục VHGT cũng chủ yếu sử dụng giọng đọc của phát thanh viên và giọng nói của các nhân chứng. Thông thường, giọng đọc của phát thanh viên sẽ thể hiện nội dung và dẫn vào các trích băng có giọng nói của nhân vật. Ví dụ như:

“Như một bản năng thích ứng với môi trường mới, chẳng biết từ lúc nào, Alley cũng cho phép mình thử cố vượt lên các xe khác, hoặc cố lái xe thật nhanh qua đầu xe khác, để không bị kẹt lại ở đoạn tắc đường, dẫu rằng cô thừa hiểu, đó là những việc nguy hiểm và rất bất lịch sự. Alley chia sẻ :

Băng:

“Rất thường xảy ra tắc đường và tôi thường phải băng qua thật nhanh hoặc lái nhanh. Tôi không có thời gian để chờ đợi nhưng dù sao đó cũng là lỗi của tôi. Tôi chắc chắn rằng làm như vậy là chúng ta đang tạo nhiều cơ hội đưa thần chết đến đón chúng ta. Vì thế nên tôi nghĩ tất cả chúng ta cần phải sửa lỗi sai này.”

(Chuyên mục VHGT về tình trạng người nước ngoài vi phạm luật giao thông ở Việt Nam; phát sóng ngày 16/9).

Nhiều chuyên mục VHGT thường xuyên sử dụng giọng nói của người dân, những người trực tiếp tham gia giao thông. Dưới đây là một số ý kiến được đưa vào chuyên mục có nội dung “Giải pháp ngăn chặn tai nạn xe khách” (Phát sóng ngày 1/11)

Băng:

Theo tôi, các tài xế không nên vội vàng, nhanh được mấy phút rồi khi tai nạn xảy ra, bao nhiêu hệ lụy nặng nề, cứ cẩn thận là hơn

- Theo tôi, phải có mức phạt nghiêm hơn nữa thì mới răn đe vi phạm - Theo tôi, phải tập trung xử phạt xe khách. Kiểm tra thì phải kiểm tra cho nghiêm và công bằng, chứ không nên phạt những trường hợp dễ phạt (là xe con và xe máy), còn xe khách xuống chào hỏi rồi đi tiếp. Có nhiều tài xế nói, cứ xuống làm luật là xong!”

Dựa trên tiêu chí là phương thức biểu hiện của giọng nói trong phát thanh, lời nói trong phát thanh chia ra thành 2 dạng: Độc thoại và đối thoại.

Đa số chuyên mục TĐGT và VHGT là dạng độc thoại, nghĩa là cách nói một chiều do một người hay nhiều người cùng thực hiện. Thông thường nội dung chuyên mục do hai phát thanh viên đọc nên được gọi là song giọng. Còn dạng đối thoại, nghĩa là có sự đối đáp, tương tác giữa hai người trở lên trong cùng một chuyên mục thì xuất hiện với tần suất ít hơn, chủ yếu nằm ở những chuyên mục phản ánh các vấn đề bất cập. “Đối thoại” ở những chuyên mục này thường là từ hai phía: người dân và các cơ quan chức năng.

Mặc dù xu hướng phát triển của báo phát thanh hiện đại là giọng đọc của phát thanh viên chuyên nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, còn lại phần lớn là giọng đọc của phóng viên và biên tập viên – những người trực tiếp sáng tạo tác phẩm và thể hiện tác phẩm của mình để họ có thể truyền được thái độ, tình cảm vào trong tác phẩm. Nhưng đối với chuyên mục TĐGT thì rất hiếm nội dung được thể hiện theo cách này mà chủ yếu là văn bản nội dung được

viên, giọng đọc từ phóng viên đi hiện trường, biên tập viên đều rất hiếm khi xuất hiện.

Trong khi đó, chuyên mục VHGT có giọng đọc có được thể hiện phong phú hơn. Phát thanh viên của chuyên mục này hầu hết là những phát thanh viên còn trẻ với với chất giọng trẻ trung, do đó thổi vào sức sống cho nội dung. Nhưng cũng giống như chuyên mục TĐGT, chuyên mục này chỉ sử dụng giọng đọc của phát thanh viên nên vẫn mang lại cảm giác đơn điệu. Vì bản thân người phát thanh viên dù thể hiện văn bản tốt đến đâu thì cũng chỉ làm công việc đọc nội dung mà không có trải nghiệm thực tế hoặc am hiểu sâu kỹ về vấn đề. Hơn nữa, với thời lượng chuyên mục 10 phút, việc bố trí hai phát thanh viên thay nhau đọc nội dung với cùng giọng điệu cũng tạo ra sự nhàm nhất định đối với người nghe.

Về giọng nói của phóng viên có mặt tại hiện trường với tư cách là người trải nghiệm sự kiện. Đây được coi là một cách thể hiện hấp dẫn khi phóng viên chính là người chứng kiến, cảm nhận sự kiện, là nhân chứng của sự kiện và họ tường thuật, mô tả, phân tích, nói về sự kiện theo cảm quan của một nhà báo. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là hình thức thể hiện này chưa được phóng viên của hai chuyên mục TĐGT và VHGT sử dụng. Đặc biệt, đối với Tiêu điểm giao thông là chuyên mục phản ánh các vấn đề “nóng” trong đời sống giao thông thì giọng nói của phóng viên tại hiện trường sẽ thể hiện sự nhạy bén, tinh thần, trách nhiệm xã hội của phóng viên, cơ quan báo chí và khẳng định sự có mặt ở đầu nguồn tin tức.

Đánh giá chung về giọng đọc của hai chuyên mục này đều là dạng độc thoại, do hai phát thanh viên (01 nam, 01 nữ) thể hiện. Cách bố trí giọng đọc trong một chuyên mục cũng có điểm tương đồng, thông thường là một giọng đọc thể hiện nội dung mở đầu và kết thúc; 01 giọng đọc sẽ thể hiện phần nội dung chính. Chất lượng giọng đọc theo đánh giá là đạt yêu cầu như đọc trôi chảy, không vấp, không bị âm địa phương. Tuy nhiên, trong nhiều chuyên mục, khả năng truyền cảm của phát thanh viên còn hạn chế.

Trong các yếu tố âm thanh của một chuyên mục phát thanh, tiếng động là một yếu tố không thể thiếu, đặc biệt là trong phát thanh hiện đại. Để tác phẩm của mình có thể tác động cao nhất đến thính giả thì những người làm phát thanh luôn phải cố gắng có được chất lượng âm thanh sinh động, đảm bảo độ chân thực.

Có thể chia tiếng động phát thanh ra làm hai biểu hiện:

Tiếng động tự nhiên (như tiếng xe cộ, người qua lại…) thường thu kèm ý kiến phát biểu của các nhân chứng hoặc lời dẫn của phóng viên, biên tập viên thực hiện tại hiện trường.

Tiếng động nhân tạo (là tiếng động do con người tạo ra bằng cách mô phỏng tiếng động tự nhiên).

Dù thuộc dạng nào thì tiếng động trong phát thanh cũng phải tạo nên hơi thở và nhịp điệu cuộc sống. Tiếng động còn có giá trị thông tin trực tiếp, làm tăng thêm tính hiện thực, xác thực để qua đó người nghe có thể xác định không gian và hình dung ra bối cảnh của vấn đề, sự kiện. Tiếng động cũng phải tôn trọng và bảo đảm tính chân thực, làm tăng thêm tính khách quan cho các chương trình phát thanh. Thay vì đưa thông tin bằng lời của phóng viên, những trích dẫn lời phát biểu của nguồn tin trực tiếp thể hiện thông tin khiến cho thính giả cảm nhận được độ tin cậy của tin, do vậy tin trở nên tính thuyết phục hơn.

Qua khảo sát hai chuyên mục TĐGT và VHGT cho thấy, tiếng động tự nhiên thường được sử dụng nhiều hơn tiếng động nhân tạo. Vì trong quá trình thực hiện, khi tiến hành thu âm, những biểu hiện của tiếng động tự nhiên thường được thu kèm theo nội dung của phỏng vấn. Ưu điểm của kiểu tiếng động này là mang giá trị thông tin trực tiếp, tăng tính chân thật, xác thực để thông qua đó người nghe có thể xác định được không gian, thời gian và hình dung ra bối cảnh của vấn đề, sự việc. Đồng thời, tiếng động cũng giúp thính

Chẳng hạn như chuyên mục TĐGT phản ánh nội dung về “Những vi phạm hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô tại bến xe Mỹ Đình”. (Phát sóng ngày 5/6). Mặc dù thính giả không trực tiếp có mặt tại hiện trường nhưng khi nghe những âm thanh hỗn loạn tại bến xe như tiếng chào mời mua hàng, tiếng tranh giành khách giữa các nhà xe và đội ngũ xe ôm…thì phần nào cũng thấy được thực trạng nhức nhối của vấn đề này.

Qua theo dõi các chuyên mục TĐGT cũng cho thấy, toàn bộ phần tiếng động trong chuyên mục này là tiếng động tự nhiên được thu trực tiếp tại hiện trường. Một số tiếng động được đánh giá là có chất lượng tốt và phục vụ hiệu quả cho nội dung phản ánh là: những tiếng phanh gấp của lái xe ô tô khi bất ngờ gặp phải chướng ngại vật trên quốc lộ 1B; tiếng người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu bia đã không còn tỉnh táo khi bị lực lượng chức năng dừng xe kiểm tra; Tiếng còi xe tuần tra kiểm soát của cảnh sát giao thông; tiếng còi xe cứu thương; tiếng loa phát thanh tuyên truyền về ATGT tại các ngã tư lớn của Hà Nội…

Việc sử dụng các tiếng động tự nhiên cũng được những người thực hiện chuyên mục VHGT quan tâm, chú trọng. Nhiều tiếng động đã được thu kèm ý kiến phát biểu của các nhân chứng hoặc được thu âm độc lập, sau đó được lồng ghép vào nội dung nhằm tạo tính thuyết phục và sinh động.

Ví dụ, chuyên mục: “Tình trạng họp chợ cóc, chợ tạm trên đường – từ góc nhìn VHGT” (Phát sóng ngày 22/11) đã sử dụng băng tiếng động khu chợ với tiếng chèo kéo mua bán, tiếng còi xe, tiếng người đi cáu bẳn vì giao thông bị cản trở không thể di chuyển. Âm thanh hỗn độn của các loại tiếng ồn từ tiếng động cơ xe, đến tiếng còi xe đủ loại được thu từ một ngã tư đông đúc của Thủ đô được phát sóng trong chuyên mục: “Văn hóa sử dụng còi xe –nhìn từ ý thức của người tham gia giao thông.” (Phát sóng ngày 24/05)

Xác định được tiếng động là một yếu tố quan trọng làm nên chất lượng một chuyên mục phát thanh nên những người thực hiện hai chuyên mục này

đã cố gắng thu âm và sử dụng những tiếng động phù hợp với nội dung. Qua đó, tạo thêm giá trị thông tin và tính chân thật cho vấn đề được nêu. Tuy nhiên, số lượng chuyên mục được các phóng viên thu âm tiếng động để phát sóng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, còn phần lớn là các chuyên mục không có tiếng động hiện trường. Những tiếng động thu âm được chủ yếu là những âm thanh đường phố hoặc ở nơi công cộng. Còn những tiếng động có thể gợi không gian, thời gian thậm chí là đặc trưng của vấn đề, sự kiện thì ít được khai thác.

Bên cạnh đó, việc sử dụng tiếng động tự nhiên trong nhiều trường hợp cũng có những hạn chế nhất định. Hạn chế có thể là do thiết bị ghi âm thu âm thanh hiện trường không tốt; do trình độ thu âm hiện trường của phóng viên còn hạn chế; hoặc do các yếu tố ngoại cảnh tác động. Điều này khiến nhiều khi tiếng động hiện trường bị vỡ, bị rè, bị chèn vào tiếng phát biểu, trả lời phỏng vấn của nhân vật. Thực tế, có nhiều chuyên mục của kênh VOV Giao thông sau khi phát sóng đã bị thính giả gọi điện đến phản ánh về chất lượng của tiếng động kém gây ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận thông tin. Ngoài ra, nhiều tiếng động hiện trường được thu một cách vô tình khi phỏng vấn chứ không phải do phóng viên chủ ý lựa chọn nên hiệu quả sử dụng tiếng động không cao.

Ngoài hai yếu tố vừa phân tích là giọng nói và tiếng động thì âm nhạc cũng có một vai trò đặc biệt quan trọng trong một chuyên mục phát thanh. Nó giúp người nghe dịu bớt căng thẳng, tạo sự hưng phấn và sự thư giãn để tiếp nhận thông tin đạt hiệu quả tốt hơn.

Âm nhạc trong phát thanh được sử dụng dưới dạng sau:

Nhạc hiệu: xuất hiện đầu chuyên mục tạo ấn tượng cho người nghe, là dấu hiệu để nhận biết chuyên mục.

Nhạc xen, nhạc cắt: thực hiện chức năng phân cách chuyên mục thành các phần độc lập với chức năng giống như những đường Philê trên mặt báo in

Nhạc nền: là những bản nhạc không lời có chủ đề liên quan đến vấn đề nội dung tác phẩm. Nhạc nền bổ sung ý nghĩa chủ đề cho tác phẩm, tạo cảm xúc và có tác dụng hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng của bài viết.

Trong chuyên mục TĐGT, nhạc hiệu có thời lượng 10 giây với lời xướng: “Tiêu điểm giao thông” do một giọng nam thể hiện trên nền nhạc nhanh, tạo sự thu hút chú ý đối với người nghe. Cũng tương tự như vậy, nhạc hiệu của chuyên mục VHGT có lời xướng “Văn hóa giao thông” nhưng được đọc hai lần do hai giọng nam và nữ thể hiện. Nền nhạc ở phần nhạc hiệu được tôn cao để gây sự chú ý rồi được dìm nhỏ dần xuống để bắt đầu vào chuyên mục với phần thể hiện của phát thanh viên.

Giữa phần mở đầu, phần nội dung và phần chào kết của cả hai chuyên mục đều sử dụng nhạc cắt. Tiêu điểm giao thông sử dụng nhạc cắt có thời

Một phần của tài liệu Vấn đề an toàn và văn hóa giao thông trên kênh VOV giao thông (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)