7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Phê phán các hành vi vi phạm quy định về TTATGT và biểu dương các
dương các tấm gương người tốt – việc tốt trong công tác đảm bảo ATGT.
Theo nghiên cứu của UBATGTQG về nguyên nhân TNGT những năm qua thì trên 90% số vụ TNGT do lỗi của người tham gia giao thông. Như vậy, các hành vi vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến TNGT.
Nhận thức rõ vấn đề này, những người thực hiện chuyên mục TĐGT đã cố gắng tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền để kịp thời phản ánh các hành vi vi phạm, phân tích tác hại và hậu quả của những hành vi này. Từ đó, đưa ra các biện pháp xử lý hoặc phòng ngừa các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
Các chuyên mục TĐGT liên quan đến chủ đề này có thể kể đến các nội dung như: Lạm dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông (Phát sóng ngày 4/3); Lấn chiếm hành lang ATGT đường bộ (Phát sóng ngày 16/7); Lái xe đường dài có hành vi sử dụng chất ma túy (Phát sóng ngày 31/7); Taxi gian lận cước, lừa đảo và bắt chẹt hành khách (Phát sóng ngày 15/8); Xe “dù”, bến “cóc” lộng hành (Phát sóng ngày 11/9); Xe quá khổ, quá tải phá nát quốc lộ 5 (Phát sóng ba chương trình liên tiếp từ ngày 4-6/11)…
Các hành vi vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông thông qua chuyên mục này đều được phát hiện, phản ánh một cách trực diện, mạnh mẽ. Cùng với đó, chuyên mục đưa ra các hình thức và biện pháp xử lý đối với các vi phạm pháp luật giao thông. Từ đó, góp phần nâng cao mạnh mẽ ý thức tham gia giao thông của mọi người nhằm kiềm chế ùn tắc và tai nạn giao thông, vì sự an toàn của mỗi người, mỗi nhà khi tham gia giao thông.
Đối với chuyên mục VHGT thì bên cạnh nội dung về các hành vi vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông, chuyên mục còn đẩy mạnh truyền thông vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa giao thông, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, biểu dương người tốt, việc tốt đi đôi với phê phán các hành vi cố ý vi phạm trật tự an toàn giao thông,...
Trước hết, nội dung của các chuyên mục đã kịp thời phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật giao thông như không đi đúng đúng tốc độ; đúng phần đường, làn đường; không đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi đi mô tô xe máy; Uống rượu, bia khi tham gia giao thông; hay không chấp hành hiệu lệnh
của người điều khiển giao thông và hệ thống báo hiệu giao thông. Tiêu biểu cho phần nội dung này là các chuyên mục: Tình trạng xe khách đi chậm, vòng vo đón khách trên các tuyến đường qua cổng bến xe: cần bắt đầu từ chính ý thức của hành khách (Phát sóng ngày 10/12); Những “chiêu” đối phó của tài xế để điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định (Phát sóng ngày 1/8); Tình trạng xe chở hàng quá tải làm hư hỏng cầu đường và tăng tai nạn giao thông – nhìn từ trách nhiệm của các bên liên quan (Phát sóng ngày 04/06); Không chấp hành biển báo giao thông – do thiếu hiểu biết, hay do ý thức kém (Phát sóng ngày 24/08).
Khi cùng phản ánh về các hành vi vi phạm pháp luật giao thông, nếu như chuyên mục TĐGT phản ánh những hành vi này với thời gian và địa điểm cụ thể và đề xuất giải pháp ngay thì chuyên mục VHGT lại khái quát những hành vi vi phạm luật giao thông thành những vấn đề lớn, để từ đó mổ xẻ, phân tích vấn đề ở nhiều khía cạnh, trước khi đưa ra những giải pháp.
Thứ hai là chuyên mục truyền thông để xây dựng cách cư xử có văn hóa khi lưu thông trên đường như tham gia giao thông một cách từ tốn, bình tĩnh; Ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết nhường nhịn, giúp đỡ người khác; Biết nói xin lỗi, khi có va quệt, cám ơn khi có người giúp đỡ…Có thể nêu ra một số chuyên mục như: Xây dựng văn hóa giao thông xe máy - bắt đầu từ đâu? (Phát sóng ngày 29/5); Xây dựng VHGT, nâng cao hình ảnh người dân Thủ đô văn minh thanh lịch (Phát sóng ngày 07/10); Báo động về sự vô cảm của người tham gia giao thông khi gặp người bị nạn trên đường (Phát sóng ngày 02/01). Với nội dung này, nhiều người cho rằng nó giáo điều nhưng khi mà văn hóa giao thông ở nhiều nơi, nhiều lúc chưa được tốt thì nó hết sức cần thiết. Bởi, nó kịp thời nhắc nhở, giúp con người điều chỉnh hành vi của mình khi tham gia giao thông không chỉ đúng quy định của pháp luật mà còn phù hợp với các quy tắc đạo đức.
Một nội dung quan trọng trong công tác truyền thông về ATGT và góp phần xây dựng văn hóa giao thông là nêu ra các tấm gương người tốt – việc tốt trong công tác đảm bảo ATGT. Qua khảo sát các chuyên mục TĐGT trong năm 2013 không có nội dung nào truyền tải vấn đề này. Tuy nhiên, nội dung này được chuyên mục Văn hóa giao thông chú trọng hàng đầu với nhiều bài viết thú vị về các tấm gương tiêu biểu.
Có thể kể ra một số chuyên mục như:
Chân dung 1 cựu chiến binh, một nghệ sỹ không chuyên với hàng chục vở kịch, tiểu phẩm về an toàn giao thông (Phát sóng ngày 25/3). Chuyên mục đã phản ánh chân dung của một cựu chiến binh ở Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội, đó là ông Đặng Trung Nghĩa, tác giả của hàng chục vở kịch và tiểu phẩm về an toàn giao thông, mặc dù ông chưa từng qua trường lớp về nghệ thuật và sân khấu. Bằng những tiếng cười dí dỏm và trào lộng nhẹ nhàng, ông đang miệt mài mang thông điệp về an toàn giao thông, văn hóa giao thông tới những người sống quanh mình.
Người đàn ông tự nguyện chống tắc đường ở Ngã tư Canh (đường 70) suốt 3 năm nay (Phát sóng ngày 9/12) là chuyên mục về anh Nguyễn Sĩ Cường - người đàn ông bán phở ở Ngã tư Canh (thuộc xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội). Anh Cường trong suốt 3 năm qua đã tự nguyện làm công việc giải tỏa ùn tắc giao thông ở ngã tư Canh trên tuyến đường 70, giúp cho việc lưu thông của các phương tiện di chuyển qua đây được dễ dàng thuận tiện hơn. Cũng nhờ anh can ngăn, khuyên giải mà những xích mích, va chạm giao thông giữa người đi đường được giải quyết êm thấm hơn, tránh được xô xát ẩu đả, tránh gây cản trở giao thông.
Chuyện chàng “Lục Vân Tiên xa lộ” giúp người bị nạn khi tham gia giao thông (Phát sóng ngày 3/6). Qua chuyên mục, người nghe được biết tới anh Phạm Văn Lương, 27 tuổi, ở Lam Sơn - Vĩnh Bảo - Hải Phòng, người được gọi với biệt danh đầy khâm phục và trìu mến: “Lục Vân Tiên xa lộ” vì