Những hạn chế

Một phần của tài liệu Vấn đề an toàn và văn hóa giao thông trên kênh VOV giao thông (Trang 89)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.2. Những hạn chế

Không đảm bảo tính thời sự, cập nhật

Do hạn chế về thời lượng và khung giờ phát sóng cố định nên nhiều vấn đề thời sự chưa được phản ánh kịp thời. Ví dụ, trong cùng 1 ngày diễn ra hai hoặc nhiều sự kiện, vấn đề “nóng” nhưng vì giới hạn trong 1 ngày chỉ 01 chuyên mục được phát sóng nên những người thực hiện nội dung chỉ quan tâm và phản ánh được 1 vấn đề mà thôi. Trong khi đó, thông tin của báo phát thanh muốn thu hút và hiệu quả phải là những thông tin có tính thời sự cao, là thông tin của ngày hôm nay, thông tin vừa xảy ra, thậm chí là thông tin đang xảy ra. Do hạn chế này mà nhiều chuyên mục của kênh VOV Giao thông đã làm giảm đi hiệu quả truyền thông của mình.

Chia sẻ ý kiến nhận xét các chuyên mục có nội dung về an toàn giao thông và văn hóa giao thông trên kênh VOV Giao thông, chị Nguyễn Thu Lan, trú tại phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội – một thính giả thường xuyên nghe FM 91 cho biết: “Nhiều khi tôi thấy thông tin phản ánh còn chậm. Tôi biết đến thông tin đó qua báo mạng từ hôm trước mà đến hôm sau mới thấy VOV Giao thông phát sóng. Trong đó có những nội dung quan trọng về giao thông, đáng ra VOV Giao thông phải đi đầu. Cảm giác phải nghe lại nội dung mình đã biết là rất nhàm chán”.

Còn nặng tính địa phương cục bộ

Một hạn chế nữa của các chuyên mục trên VOV Giao thông hiện nay là còn mang nặng tính địa phương cục bộ, khi nội dung chủ yếu đề cập tới tình hình giao thông tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, còn các vấn đề giao thông ở các địa phương khác thì hiếm khi được nhắc tới.

Nội dung mang tính phát hiện, chiến đấu chưa cao

Các nội dung mang tính chất phát hiện, phê bình chưa nhiều ở hai chuyên mục này. Việc thông tin đôi khi còn thiếu mạnh dạn, không thẳng thắn phê phán những hiện tượng tiêu cực, những mặt xấu của lực lượng thực thi nhiệm vụ đảm bảo ATGT. Ngay cả đối với chuyên mục Tiêu điểm giao thông là chuyên mục có nhiệm vụ phản ánh những vấn đề tiêu cực thì vẫn còn những thiếu sót.

Thường xuyên nghe các chuyên mục trên kênh VOV Giao thông, anh Trần Thế Phương, lái xe hãng taxi Thành Công, Hà Nội nêu ý kiến: “Có những vấn đề “nóng” liên quan đến lĩnh vực giao thông được dư luận quan tâm nhưng tôi không thấy được đưa lên VOV Giao thông như vấn đề tiêu cực của cảnh sát giao thông. Hay là VOV Giao thông ngại những vấn đề “nhạy cảm” như thế!”

Anh Trần Thế Phương cùng nhiều thính giả khác đã trực tiếp phản ánh hạn chế này để đóp góp cho việc xây dựng nội dung của kênh VOV Giao thông. Các thính giả đều cho rằng, kênh VOV Giao thông muốn tạo được niềm tin từ phía người nghe, muốn tăng cường hiệu quả truyền thông về an toàn giao thông và văn hóa giao thông thì việc phản ánh các vấn đề tiêu cực liên quan đến lĩnh vực giao thông của mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương một cách mạnh mẽ hơn nữa. Việc đấu tranh với những thiếu sót, tiêu cực, hành vi vi phạm an toàn giao thông sẽ góp phần đưa ra các giải pháp hữu hiệu để có những thay đổi tích cực trong lĩnh vực này.

Bị phụ thuộc vào thời lượng chuyên mục

Liên quan tới nội dung truyền thông, một số người nghe còn nêu ra đánh giá là nhiều khi nội dung thường quá “rộng” hoặc quá “hẹp” so với thời lượng chuyên mục. Vì thời lượng cố định với một chuyên mục Tiêu điểm giao thông là 5 phút và một chuyên mục Văn hóa giao thông là 10 phút nên với bất

khoảng thời gian quy định. Bởi thế, có những nội dung lớn với nhiều khía cạnh và vấn đề cần mổ xẻ, phân tích nhưng do hạn định về thời gian mà buộc phải lướt qua hoặc bỏ qua khiến nội dung không thể sâu sắc và trọn vẹn. Nhiều vấn đề phản ánh chưa thực sự đi đến tận cùng vì thế thính giả sẽ có cảm giác hụt hẫng khi chuyên mục chưa phản ánh chưa hết được những góc cạnh của sự việc. Ngược lại, có những vấn đề tương đối đơn giản thì người thực hiện lại phải tìm cách “bôi” dài ra cho đảm bảo thời lượng.

Mặt khác, việc thời lượng chuyên mục khá dài như chuyên mục Văn hóa giao thông với 10 phút được phát sóng cũng khiến người nghe khó theo dõi toàn bộ nội dung. Và nhiều nội dung dàn trải đã gây cảm giác nhàm chán cho người nghe.

Anh Nguyễn Văn Lân, tài xế xe buýt tuyến số 28 của Tổng công ty vận tải Hà Nội cho biết: “Mặc dù ngồi trên xe cả ngày nhưng tôi hiếm khi nghe trọn vẹn được một chuyên mụcbởi nó dài quá. Nhiều khi nghe được đoạn đầu thì mất đoạn cuối, hoặc khi mở đài thì thấy đang phát sóng rồi. Chúng tôi mong các chuyên mục của kênh VOV Giao thông thể hiện ngắn gọn, dễ hiểu để người lái xe vừa điều khiển xe vừa nghe và hiểu được những nội dung của Đài nêu ra”.

Cơ cấu chuyên mục thiếu hài hòa

Hai chuyên mục cấu tạo cố định với thời lượng 5 phút, 10 phút dẫn đến việc nội dung thông tin và hình thức thể hiện đều phụ thuộc lớn vào thời lượng. Thậm chí có những chuyên mục đã hoàn thiện nhưng phải cắt sửa cho đúng với thời lượng đã được bố trí dẫn tới chất lượng của chuyên mục bị ảnh hưởng.

Mặt khác, những chuyên mục phát thanh như TĐGT và VHGT chủ yếu chỉ dùng nguyên liệu là ngôn từ mà thiếu âm nhạc nên gây cảm giác căng thẳng, nặng nề cho người nghe. Chính cơ cấu chuyên mục thiếu hài hòa giữa

lời và âm nhạc, lời và tiếng động khiến tỷ lệ cân đối giữa lời và nhạc bị phá vỡ, đẩy nội dung được thể hiện đến chỗ khô cứng và đơn điệu.

Kỹ năng viết cho phát thanh còn nhiều hạn chế

Việc viết cho phát thanh là viết cho người nghe chứ không phải viết cho người đọc và bằng ngôn ngữ, người viết phải tạo lại những gì mình đã chứng kiến. Thực tế khảo sát văn bản các chuyên mục cho thấy, kỹ năng viết cho phát thanh còn rất nhiều hạn chế. Một số lỗi thường gặp trong văn bản phát thanh của hai chuyên mục được phân tích gồm: Viết câu quá dài, diễn đạt rối rắm, không chú ý dùng từ ngữ giản dị, trong sáng, dùng quá nhiều mệnh đề phụ, gây khó khăn cho người nghe.

Âm thanh thiếu tính đồng bộ

Một trong những nhược điểm lớn nhất về hình thức thể hiện của hai chuyên mục TĐGT và VHGT là vấn đề giọng đọc còn nhiều thiếu sót. Nhiều giọng đọc hiện nay mới chỉ ở mức đạt yêu cầu chứ chưa thực sự hay và hấp dẫn, cách diễn đạt cũng thiếu chiều sâu. Một số người đọc còn đọc liên tục, thiếu ngắt nghỉ phù hợp với những câu dài làm giảm chất lượng thông tin, điều này trái ngược với yêu cầu thông tin trên phát thanh là phải ngắn gọn, súc tích; đặc biệt là trên VOVGT với đa phần người nghe ở trạng thái đang chuyển động.

Tiếng động trong các chuyên mục hiện nay cũng là một điểm yếu bởi phóng viên khi khai thác tiếng động chưa chú trọng vấn đề này. Các phóng viên chỉ chủ yếu sử dụng tiếng động là ý kiến, phỏng vấn, ít có tiếng động nền và hiện trường để làm cho chuyên mục hấp dẫn hơn.

Như vậy, qua ý kiến đánh giá của đại diện các cơ quan chức năng và công chúng, có thể thấy, những ưu điểm nổi bật của hai chuyên mục Tiêu điểm giao thông và Văn hóa giao thông là đã làm tốt nhiệm vụ thông tin về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực giao thông cùng những vấn

người dân về các nguy cơ xảy ra ùn tắc và tai nạn giao thông nhằm giúp cho người tham gia giao thông chủ động chọn giải pháp giao thông phù hợp nhất.

Mặt khác, nhiều hạn chế trong nội dung của các chuyên mục này cũng được chỉ ra cụ thể là: Nhiều nội dung chưa đảm bảo tính thời sự; chưa mở rộng các vấn đề giao thông trên địa bàn cả nước; chưa có tính “chiến đấu” cao và nhiều nội dung dàn trải.

Cái nhìn của công chúng đối với nội dung của các chuyên mục này thực sự khách quan, cho thấy sự quan tâm và mong muốn đóng góp xây dựng nội dung ngày càng tốt hơn. Đây cũng là cơ sở quan trọng để những người lãnh đạo kênh VOV Giao thông và đội ngũ thực hiện chuyên mục tham khảo trong quá trình xây dựng và phát triển các nội dung truyền thông về an toàn giao thông và văn hóa giao thông.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, người viết đã tập trung khảo sát và nghiên cứu thực trạng truyền thông ATGT và VHGT trên kênh VOV Giao thông qua hai chuyên mục là Tiêu điểm giao thông và Văn hóa giao thông.

Trong bối cảnh vấn đề an toàn giao thông đang là mối lo ngại của toàn xã hội thì các chuyên mục của kênh VOV Giao thông đã có những đóng góp tích cực trong việc kịp thời phản ánh những bất cập trong đời sống giao thông và truyền thông mạnh mẽ về văn hóa giao thông. Tuy nhiên, hình thức thể hiện những nội dung này còn có nhiều hạn chế, cần được đổi mới và phát triển trong thời gian tới.

Khảo sát thực tế và đánh giá về hai chuyên mục Tiêu điểm giao thông và Văn hóa giao thông có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phân tích những thành công, hạn chế cùng những đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng sẽ được trình bày tại chương 3.

Chƣơng 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TRUYỀN THÔNG VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ VĂN HÓA GIAO

THÔNG TRÊN KÊNH VOV GIAO THÔNG 3.1. Nguyên nhân thành công và hạn chế

Một phần của tài liệu Vấn đề an toàn và văn hóa giao thông trên kênh VOV giao thông (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)