7. Kết cấu của luận văn
2.3.3. Một số thể loại chính được sử dụng
Chuyên mục Tiêu điểm giao thông
Như đã nêu trong phần khảo sát các chuyên mục, nhiều thể loa ̣i báo chí khác nhau như : phóng sự, ghi nhanh, phỏng vấn và bình luận được những người thực hiện chuyên mục TĐGT sử dụng một cách linh hoạt và tương ứng
với nội dung được thể hiện. Với mục tiêu cuối cùng là mang tới một nội dung phong phú, hấp dẫn cho người nghe.
Hình thức phỏng vấn được những người thực hiện chuyên mục thể hiện dưới hình thức hỏi đáp, trao đổi giữa phóng viên với người được phỏng vấn nhằm đưa tới những thông tin mà công chúng quan tâm. Với hình thức này, một chuyên mục TĐGT có thời lượng 5 phút sẽ gồm: một phần dẫn mở đầu; nội dung phỏng vấn và phần kết lại vấn đề. Chuyên mục sử dụng hình thức này thường phải có chủ đề rõ ràng, có khả năng đem lại những thông tin quan trọng và đối tượng thực hiện phỏng vấn thường là các chuyên gia giao thông có uy tín, lãnh đạo ngành giao thông hoặc những người có đủ tư cách pháp nhân để trả lời được những câu hỏi mà phóng viên đặt ra.
Nhiều nội dung phỏng vấn của chuyên mục TĐGT đã giúp truyền tải những thông tin nhanh và chính xác tới công chúng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong phương pháp thể hiện chuyên mục này.
Một số nội dung phỏng vấn cụ thể như: “Hà Nội tăng cường xử lý thanh thiếu niên vi phạm các quy định về luật giao thông” (Phát sóng ngày 16/8), chuyên mục đã có cuộc phỏng vấn cùng Đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an Hà Nội để kịp thời truyền thông về kế hoạch tập trung kiểm tra, xử lý các trường hợp thanh thiếu niên điều khiển phương tiện vi phạm các quy định về luật giao thông.
Chuyên mục phát sóng ngày 28/10 với phỏng vấn Thượng tá Hoàng Văn Thuyết – Phó trưởng Phòng Cảnh sát trật tự, Công an Hà Nội nhằm bàn về vấn đề vì sao “chợ cóc, chợ tạm” vẫn là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” và đâu là nguyên nhân sâu xa khiến nó vẫn tồn tại?
Tuy nhiên, nội dung thể hiện bằng thể loại phỏng vấn đôi khi bị ảnh hưởng bởi chất lượng âm thanh không tốt, thiếu tiếng động nền và không khí không tự nhiên. Trong một số nội dung do khả năng diễn đạt của nhân vật bị
Với những nội dung cần phải nhanh chóng thực hiện, đảm bảo tính thời sự, những người thực hiện TĐGT thường sử dụng thể loại ghi nhanh. Thể loại này được sử dụng với các nội dung như: “Chỉ trong vòng nửa tháng, thông qua hệ thống camera đặt trên tuyến Quốc lộ1A qua địa bàn Hà Nội, lực lượng chức năng đã phát hiện và lập biên bản xử phạt “nguội” gần 70 trường hợp”. (Chương trình về xử phạt “nguội” qua camera. Phát sóng ngày 16/7);Chương trình về tuyên truyền Luật Giao thông trên loa phát thanh (Phát sóng ngày 9/8): “Người tham gia giao thông khi dừng chờ tín hiệu đèn giao thông sẽ được nghe phổ biến về luật giao thông đường bộ. Mặc dù chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào thí điểm, phương pháp tuyên truyền này tỏ ra khá hiệu quả và hữu ích, bởi người dân được tiếp nhận luật giao thông một cách trực tiếp”.
Với việc sử dụng ghi nhanh để truyền tải thông tin, các vấn đề được nêu ra trong chuyên mục đã đảm bảo tính nhạy bén và sinh động, góp phần hiệu quả trong việc truyền thông tin mới và định hướng dự luận.
Thể loại phóng sự được sử dụng nhiều nhất trong chuyên mục TĐGT nhằm đưa đến những thông tin cùng cách nhìn một cách toàn diện về một vấn đề cụ thể được đề cập tới. Nhiều phóng sự về các vấn đề “nóng” của chuyên mục TĐGT trong năm 2013 được đánh giá cao như: Phóng sự về tình trạng xuống cấp trên tuyến Quốc lộ 3, từ Thái Nguyên về Hà Nội. (Phát sóng ngày 27/8); Phóng sự về vấn đề nhiều trung tâm đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe không đạt tiêu chuẩn (Phát sóng ngày 4/11); Phóng sự về “vấn nạn” taxi “dù” tại Hà Nội (Phát sóng ngày 26/4)….
Sở dĩ phóng sự được sử dụng nhiều nhất trong chuyên mục này bởi thể loại này giúp người phóng viên phản ánh hiện thực chân thật qua lăng kính cá nhân, vừa khách quan vừa giàu cảm xúc. Các phóng sự trong chuyên mục TĐGT không chỉ dừng ở việc phản ánh sự kiện, vấn đề mà còn đưa ra những phân tích, đánh giá cùng đề xuất giải pháp. Thể loại phóng sự đã giúp cho
những thính giả thường xuyên nghe TĐGT nhìn thấy được bức tranh giao thông sống động, nhiều chiều và sâu sắc hơn.
Đặc biệt, thể loại phóng sự rất phù hợp để thể hiện những nội dung như: phê phán các hành vi vi phạm quy định về TTATGT bởi phóng sự thể hiện được tính chiến đấu cao độ, dùng sự thật để bác lại những nhận thức còn sai lệch, qua sự thật đời sống để ảnh hưởng đến nhận thức của xã hội.
Tuy nhiên, do một số hạn chế về nội dung, thời lượng, quy trình sản xuất…mà nhiều phóng sự được phát sóng ở chuyên mục TĐGT chưa đảm bảo được đầy đủ “chất” của một phóng sự như vấn đề đề cập giản đơn, nội dung diễn giải, minh chứng chưa rõ nét…
Bình luận là thể loại được sử dụng khá nhiều trên các kênh phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam nhằm giải thích, lý giải một sự kiện nào đó và định hướng dư luận. Tuy nhiên, trên sóng của kênh VOV Giao thông và chuyên mục TĐGT thì thể loại bình luận hiếm khi được sử dụng. Khảo sát về thể loại được sử dụng trong chuyên mục này cho thấy, bình luận chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn và việc thể hiện cũng chưa thực sự rõ nét, hay tạo được ấn tượng sâu sắc với thính giả.
Chuyên mục Văn hóa giao thông
Cũng giống như TĐGT, chuyên mục VHGT cũng sử dụng nhiều thể loại báo chí như : Phóng sự, phỏng vấn, ghi nhanh, bình luận để thể hiện nội dung. Nhưng, nếu như trong một chuyên mục TĐGT chỉ có thể sử dụng một thể loại thì ở chuyên mục VHGT có sự kết hai hoặc ba thể loại báo chí với nhau. Nhờ đó, chuyên mục thêm phong phú về nội dung và hấp dẫn về hình thức thể hiện. Qua phân tích một chuyên mục cụ thể, có thể thấy rõ điều này.
Chuyên mục: “Phía sau những chiến công của Cảnh sát Giao thông Thủ đô” (Phát sóng ngày 20/7)
thứ 2, chuyên mục có cuộc phỏng vấn với Thượng tá cảnh sát giao thông Lê Đức Đoàn về hình ảnh người chiến sỹ Công an Nhân dân.
Khảo sát việc sử dụng thể loại thể hiện nội dung của chuyên mục VHGT cho thấy, ghi nhanh và phóng sự là hai thể loại được sử dụng với mật độ thường xuyên nhất.
Đặc biệt, với ghi nhanh là một thể ký báo chí nhạy bén trong việc phản ánh những sự kiện nổi bật vừa xuất hiện, thông qua vai trò của nhân vật trần thuật nhằm cung cấp ngay lập tức cho công chúng một phác thảo đa diện về cái thời điểm ban đầu sinh động nhất của sự kiện với những chi tiết tiêu biểu nhất, gây ấn tượng nhất và sự chứng kiến trực tiếp của các nhân chứng nên việc sử dụng thể loại này rất phù hợp với nội dung và kết cấu của chuyên mục VHGT. Chuyên mục này đã có sự vận dụng ghi nhanh một cách linh hoạt và sinh động nhằm đưa tới thính giả những thông tin thời sự một cách nhạy bén nhất, cơ động nhất. Thể loại cũng phát huy hiệu quả tích cực trong việc gợi mở vấn đề và thông tin về những sự kiện, vấn đề mới.
Một số nội dung sử dụng thể loại ghi nhanh là: “Tình trạng nhân viên các hàng quán hai bên đường đứng dưới lòng đường vẫy khách, chèo kéo khách” (Phát sóng ngày 04/10); “Vi phạm giao thông gia tăng trong những ngày nắng nóng” (Phát sóng ngày 27/05)…
Cùng với ghi nhanh, phóng sự cũng là thể loại được sử dụng tương đối thường xuyên trong chuyên mục VHGT. Những phóng sự ở chuyên mục này không nặng tính đấu tranh với tiêu cực như chuyên mục TĐGT mà chủ yếu là những phóng sự sự kiện nhằm truyền thông kịp thời những vấn đề liên quan tới văn hóa của người tham gia giao thông, phân tích và lý giải những vấn đề xung quanh. Cùng với đó là dạng phóng sự chân dung để nêu ra những tấm gương (cá nhân hoặc tập thể) tiêu biểu trong việc thực hiện văn hóa giao thông và đóng góp vào việc xây dựng văn hóa giao thông cho cộng đồng. Việc sử dụng phóng sự chân dung với những con người thật, công việc cụ thể đã làm tăng thêm sức hấp dẫn và thuyết phục cho nội dung cần truyền thông.
Một số phóng sự đáng lưu ý của chuyên mục VHGT trong năm 2013 có thể kể tới như: “Tai nạn xe khách đang “nóng” trở lại” (Phát sóng ngày 01/11); Những “hiệp sĩ giao thông” giữa đời thường (Phát sóng ngày 27/08)…
Phỏng vấn phát thanh với khả năng biểu cảm nội tâm con người cũng là thể loại được chuyên mục VHGT thường xuyên sử dụng, đặc biệt với những nội dung biểu dương các tấm gương người tốt, việc tốt trong công tác đảm bảo ATGT. Thông thường, trong một chuyên mục VHGT, thể loại phỏng vấn sẽ được sử dụng đan xen cùng với những bài ghi nhanh hoặc phóng sự để truyền tải nội dung thông tin một cách trọn vẹn nhất.
Giống như chuyên mục TĐGT, bình luận cũng là thể loại rất hiếm gặp trong chuyên mục VHGT. Quá trình khảo sát trong cả một năm phát sóng chuyên mục này, chỉ thấy có một vài nội dung có bài bình luận ngắn trước khi kết thúc chuyên mục.
2.4. Ƣu điểm và hạn chế về nội dung và hình thức thể hiện của hai chuyên mục Tiêu điểm giao thông và Văn hóa giao thông
2.4.1. Những ưu điểm
Bắt đầu phát sóng từ những ngày đầu tiên cùng với sự ra đời của kênh VOV Giao thông, sau 5 năm phát sóng, hai chuyên mục TĐGT và VHGT đã để lại nhiều dấu ấn với thính giả Thủ đô, đồng thời, góp phần đóng góp quan trọng để kênh VOV Giao thông trở thành một kênh thông tin được đông đảo người dân Thủ đô yêu mến; đóng góp chung vào công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm tai nạn và ùn tắc giao thông trong thời gian vừa qua. Dưới đây là một số đánh giá về những ưu điểm đã đạt được của hai chuyên mục này.
Đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin trong lĩnh vực giao thông
phát đi và phát lại), cho thấy, kênh VOV Giao thông đã chú trọng dành thời lượng cho các nội dung truyền thông về an toàn giao thông và văn hóa giao thông. Mỗi ngày trong tuần, các chuyên mục của kênh VOV Giao thông đều gửi tới thính giả ít nhất một nội dung đáng quan tâm về vấn đề an toàn giao thông hoặc văn hóa giao thông.
Phần lớn các đối tượng được phỏng vấn lấy ý kiến, chủ yếu là tài xế taxi, tài xế xe buýt, sinh viên trên địa bàn Thành phố Hà Nội đều nghe kênh VOV Giao thông và hai chuyên mục Tiêu điểm giao thông và Văn hóa giao thông. Tuy mức độ đón nghe thường xuyên các chuyên mục khác nhau (trung bình 01 thính giả nghe được từ 2-3 chương trình/ tuần) nhưng đều tiếp nhận được một lượng thông tin nhất định từ hai chuyên mục này.
Anh Trần Thế Phương, lái xe hãng taxi Thành Công cho biết: “VOV Giao thông đã giúp chúng tôi cập nhật những thông tin quý báu. Chúng tôi được nghe nhiều, nắm bắt các thông tin về chính sách của Nhà nước. Đó là những thông tin quan trọng và chúng tôi thấy rất bổ ích. Tôi rất tin tưởng vào những nội dung được chia sẻ từ VOV Giao thông”.
Bạn Nguyễn Thùy Linh, sinh viên năm thứ 4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ nhận xét: “Về tuyên truyền an toàn giao thông, các chuyên mục của kênh VOV Giao thông thực hiện tương đối tốt, thông tin đa chiều, cả từ phía cơ quan chức năng, phóng viên lẫn người dân. Đáng chú ý là các nội dung tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, phản ánh gương người tốt, việc tốt và cập nhật nhanh chóng các hoạt động nổi trội của lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông. Nhìn chung, các thông tin đều được cập nhật nhanh chóng và chính xác, tạo được niềm tin đối với người nghe và có sự tương tác tốt với nhân dân”.
Anh Phạm Văn Khương, phóng viên Báo Nhân dân đánh giá về nội dung của hai chuyên mục trên kênh VOV Giao thông với tư cách một thính giả: “Kênh VOV Giao thông là một người bạn thân thiết đối với tôi bởi do
đặc thù công việc tôi phải di chuyển nhiều nên thường xuyên nghe Đài và tiếp nhận nội dung các chương trình. Tôi thấy rằng nội dung của các chuyên mục rất thiết thực, gần gũi với thính giả. Với thông tin bao trùm là giao thông nhưng VOV Giao thông đã có những nét đặc sắc riêng trong phương thức truyền tải thông tin”.
Trung tá Phạm Văn Hậu – Phó trưởng phòng CSGT Công an Hà Nội có đánh giá: “Các nội dung trên kênh VOV Giao thông đã truyền tải nhanh nhất, đầy đủ, sâu rộng nhất đến với người dân và các đối tượng tham gia giao thông về pháp luật giao thông, cũng như tình hình giao thông trên địa bàn. Qua đó, khuyến cáo nguy cơ xảy ra TNGT, nhằm giúp cho người tham gia giao thông chủ động chọn giải pháp giao thông phù hợp nhất; đồng thời, giúp người dân hiểu và cùng chia sẻ những khó khăn vất vả của lực lượng CSGT, góp phần xây dựng văn hóa giao thông trên địa bàn Thủ đô”.
Đánh giá về nội dung của hai chuyên mục Tiêu điểm giao thông và Văn hóa giao thông, ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia khẳng định, các chuyên mục đã kịp thời chuyển tải một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác nhất những chỉ đạo, kế hoạch của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia. Ông Thái cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao kênh VOV Giao thông nói chung và các chuyên mục Tiêu điểm và Văn hóa giao thông đối với việc đã tập trung tuyên truyền về các nội dung này. Nhiều văn bản, chỉ thị về vấn đề đảm bảo TTATGT đã được các chuyên mụcnày kịp thời tuyên truyền, phổ biến để đông đảo người dân biết và thực hiện”.
Như vậy, dù ở các cấp độ khác nhau nhưng việc mang được thông tin đến người nghe đã là thành công của các chuyên mục, giúp người nghe nắm được những thông tin cơ bản về các lĩnh vực giao thông. Từ đó có thể khẳng định, các chuyên mục TĐGT và VHGT trong thời gian qua đã thực hiện tốt vai trò cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời và nhiều chiều về các vấn đề
thính giả thường xuyên của kênh VOV Giao thông cũng coi các chuyên mục này là nơi cung cấp những thông tin cụ thể, sát thực và có độ tin cậy cao về các vấn đề giao thông mà họ quan tâm.
Cầu nối giữa cơ quan chức năng với người dân
Thông qua nội dung của các chuyên mục đã giúp cho các cơ quan chức năng, các nhà quản lý, các nhà chức trách thông tin, tuyên truyền về các chương trình, hoạt động của mình trong lĩnh vực đảm bảo ATGT. Ngược lại, họ cũng biết được ý kiến phản hồi của người dân bởi trong các chuyên mục thường đưa ra ý kiến nhiều chiều, trong đó có ý kiến của người dân.
Về vai trò này của kênh VOV Giao thông, Đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt (Bộ Công an) nêu nhận xét: “Thông qua Kênh VOV Giao thông, bạn nghe đài được các đơn vị chức năng, chuyên gia tư vấn giải đáp các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, giúp người tham gia giao thông chấp hành các quy định về an toàn giao thông, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho chính mình và xã hội.