thông tư 31. Thuốc thiết yếu là những loại thuốc đảm bảo yêu cầu điều trị của đại đa số dân cư, đã được Bộ Y tế kiểm duyệt về tính an toàn, hiệu quả điều trị, chi phí hợp lý. Do đó, lấy DMTTY làm một căn cứ để xây dựng DMTBV sẽ mang lại nhiều lợi ích:
- Hạn chế được việc sử dụng thuốc không hiểu rõ tác dụng điều trị, tác dụng không mong muốn và tương tác thuốc.
- Thuận lợi trong việc đảm bảo sử dụng thuốc an toàn hợp lý cũng như công tác quản lý, cung cấp thông tin và đào tạo cho thầy thuốc cũng như người bệnh sử dụng.
- Thuận lợi trong công tác cập nhật điều trị, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm điều trị, tham khảo ý kiến trong những ca bệnh khó giữa cộng đồng các bác sĩ.
4.2. Bàn luận về hoạt động mua thuốc của Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam: Nam:
Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam là một Bệnh viện chuyên khoa trực thuộc Sở Y tế Hà Nam nên các hoạt động đấu thầu đều do Sở Y tế đầu thầu
60
tập trung. Năm 2012 đấu thầu thuốc đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu thuốc của Bệnh viện. Năm 2013, đơn vị đứng ra tổ chức đầu thầu là bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam. Lần đầu tiên đứng ra tổ chức đấu thầu nên chưa có kinh nghiệm do đó hoạt động đấu thầu thuốc còn nhiều lung túng. Tuy nhiên, với sự cố gắng của các cơ quan ban ngành của tỉnh Hà Nam cũng như sự chỉ đạo của Sở Y tế tỉnh Hà Nam thì các vướng mắc trong đấu thầu thuốc năm 2013 của tỉnh đã cơ bản được giải quyết.
Hình thức đấu thầu tập trung có ưu điểm là:
- Có sự phối hợp nhiều cơ quan, Sở Y tế quản lý chuyên môn, Sở Tài chính quản lý mặt tài chính, kinh tế. Sự phối hợp này giúp cho hoạt động đấu thầu chặt chẽ, tránh trường hợp lãng phí cả về kinh tế và chuyên môn. - Giảm được thời gian, chi phí hoạt động của BV.
- Nhà cung cấp được Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam lựa chọn kĩ càng, thường là những nhà cung cấp lớn, có uy tín nên các BV hoàn toàn có thể yên tâm với chất lượng, số lượng nguồn hàng.
- Tất cả các phương thức mua đều thực hiện theo thẩm định giá của Sở Tài Chính tỉnh Hà Nam, yêu cầu giá đấu thầu phải bằng hoặc thấp hơn giá thẩm định.
Tuy nhiên hình thức này có một số hạn chế:
-Vì đấu thầu cho toàn tỉnh nên danh mục thuốc dàn trải, có những mặt hàng không có đơn vị nào tham gia đấu thầu.
- Chịu sự quản lý của nhiều cơ quan chức năng nên thời gian thầu thường kéo dài. Nhiều thành viên trong Hội đồng thầu là những người không sâu về chuyên môn Dược, dẫn tới việc chấm thầu nhiều sai sót, phải làm đi làm lại gây tốn phí và chậm trễ. Nhiều lúc không thống nhất được quan điểm của các bên.
Sau khi có DMT trúng thầu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, Bệnh viện sẽ căn cứ vào nhu cầu sử dụng, đặc thù của viện mình để xây
61
dựng DMTBV. Đối với Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam, năm 2012 - 2013 DMTBV có 78 hoạt chất với 103 biệt dược chia theo 11 nhóm tác dụng dược lý. Trong đó nhóm thuốc điều trị mắt, tai mũi họng có tới 22 hoạt chất chiếm 28,21% ; nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn - KST có 20 hoạt chất chiếm 25,64% tổng số hoạt chất trong danh mục thuốc của Bệnh viện. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế điều trị do tình trạng kháng kháng sinh trong các trường hợp nhiễm khuẩn ngày càng tăng. Đó cũng là thực trạng chung của tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước.
Về cơ cấu nguồn gốc thuốc, năm 2012 thuốc nội có 55 khoản chiếm 53,4% về số lượng tuy nhiên về giá trị sử dụng thì chỉ chiếm 38,88%. Năm 2013 thuốc nội có 67 khoản chiếm 65,1% về số lượng tuy nhiên về giá trị sử dụng thì chiếm 40,46%. Năm 2012, thuốc ngoại nhập có 48 khoản chiếm 46,6% về số lượng, chiếm 61,11% về giá trị. Năm 2013, thuốc ngoại nhập có 38 khoản chiếm 34,9% về số lượng, chiếm 59,53% về giá trị. Điều này có thể lý giải, do các thuốc ngoại nhập là có nhiều thuốc chuyên khoa giá trị lớn trong nước chưa sản xuất được. Đồng thời, với cùng hoạt chất, dạng bào chế thì thuốc nội thường có giá thành thấp hơn rất nhiều so với thuốc ngoại. Hoạt động marketing của các công ty dược ảnh hưởng đến việc kê đơn của bác sỹ. Tiếp đến là tâm lý thích dùng hàng ngoại nhập của nhân dân cũng là một phần lý do.
Nhìn chung, hoạt động mua sắm thuốc của Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam đã đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng, đảm bảo yêu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc mắt của nhân dân tỉnh nhà.
4.3. Bàn luận về hoạt động tồn trữ, bảo quản và cấp phát thuốc ở Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam.
Hoạt động bảo quản tồn trữ thuốc đóng vai trò quan trọng trong quy trình cung ứng thuốc, góp phần đảm bảo chất lượng thuốc và liên quan đến
62
chất lượng điều trị. Công việc cấp phát đảm bảo đúng, đủ thuốc và kịp thời đến tay người bệnh.
Tuy là Bệnh viện chuyên khoa hạng 3 nhưng được sự quan tâm của các ban ngành trong tỉnh nên Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam được đầu cơ sở hạ tầng khang trang và tương đối đầy đủ về trang thiết bị. Hệ thống kho thuốc bệnh viện được xây dựng đảm bảo yêu cầu bảo quản thuốc. Thuốc trong kho được sắp xếp theo nguyên tắc FIFO (first in first out) và FEFO (first expiry first out). Các kho được kiểm tra định kì, có hệ thống sổ sách để đánh giá theo dõi số lượng thuốc trong kho cũng như các điều kiện bảo quản thuốc hàng ngày. Tuy nhiên Bệnh viện vẫn chưa xây dựng được kho thuốc đạt chuẩn GSP
Hiện tại thì khoa Dược vẫn chưa xây dựng được quy trình thao tác chuẩn trong bảo quản và tồn trữ thuốc. Đây là phương tiện hạn chế sai sót đồng thời nâng cao tính trách nhiệm của nhân viên và cũng là điều kiện tiên quyết trong quy định của GSP.
Công tác cấp phát thuốc đã được quy trình hóa theo các bước rõ ràng, thuận lợi. Tuy nhiên, do đội ngũ nhân sự còn thiếu nên chưa tiến hành đưa thuốc đến tận người bệnh mà chỉ đưa thuốc theo phiếu lĩnh hàng ngày đến bàn giao tại khoa lâm sàng. Khoa Dược chỉ quản lý được việc phát đúng, phát đủ số lượng và chủng loại thuốc. Chưa có thời gian để tiến hành thêm các công tác khác về quản lý dược như tương tác thuốc, sự phù hợp của đơn thuốc, liều dùng, đường dùng… Đồng thời, không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh nên mảng tư vấn, hướng dẫn người bệnh còn chưa được thực hiện.
4.4. Bàn luận về hoạt động giám sát sử dụng thuốc ở Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam
Qua khảo sát tình hình sử dụng thuốc năm 2012 - 2013 cho thấy, DMTBV đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh và điều trị các bệnh về
63
mắt cho nhân dân trong tỉnh. Các bác sĩ thực hiện tương đối tốt việc kê thuốc trong DMT, đối với các trường hợp người bệnh có BHYT cả ngoại trú và nội trú thì rất ít trường hợp phải mua thuốc ngoài DMT.
Bệnh viện đã thực hiện theo đúng quy định về bình bệnh án trong toàn viện 1lần/tháng. Tuy nhiên thời gian bình bệnh án ngắn, chỉ có sự tham gia của các thành viên chủ chốt trong khối cận lâm sàng và lâm sàng. Mặc dù có sự tham gia của khoa dược nhưng không có DSĐH chuyên trách về DLS vì thế chưa thể hiện được vai trò của khoa dược trong các phân tích về sử dụng thuốc và tương tác thuốc. Công tác dược lâm sàng tại Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam còn non yếu cả về nhân lực và công tác chuyên môn. Hiện tại Bệnh viện chưa có dược sĩ được đào tạo bài bản về dược lâm sàng. Do đó trong năm 2012 -2013 khoa Dược Bệnh viện đã chủ động trình Ban Giám đốc cho khoa dược được phối kết hợp với các hãng thuốc tiến hành các buổi hội thảo nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
Bệnh viện đã thành lập được tổ thông tin thuốc nhưng tổ thông tin này hoạt động chưa đạt hiệu quả: thông tin thuốc chưa được thường xuyên và mức độ thông tin thuốc cho bác sỹ, bệnh nhân chưa phong phú cả về nội dung cũng như hình thức thông tin. Phần lớn nội dung thông tin là liên quan đến thuốc mới nhập, thuốc bị đình chỉ lưu hành… chưa có nội dung liên quan đến tương tác thuốc. Một mặt, do tổ chưa có các trang thiết bị phục vụ cho công tác thông tin như máy tính, máy in, phần mềm tra cứu thông tin thuốc, mặt khác nhân lực của tổ thông tin còn mỏng và đều là những người kiêm nhiệm nhiều công việc nên họ chưa có thời gian dành cho việc thông tin thuốc.
Hiện nay công tác theo dõi, tổng hợp và báo cáo ADR của thuốc trong bệnh viện chủ yếu là do dược sĩ. Phần lớn nhân viên trong Bệnh viện đã được tập huấn về cảnh giác dược nhưng khi có các ADR của thuốc ở cấp độ không nguy hiểm xảy ra thì các nhân viên y tế tự sử lý và không muốn
64
báo cáo. Do đó, Bệnh viện cần có biện pháp khích lệ và nâng cao nhận thức cho cán bộ y tế trong toàn bệnh viện về theo dõi phản ứng có hại của thuốc, nhằm phản ánh đúng mức độ an toàn về sử dụng thuốc tại bệnh viện.
65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN:
1. Về hoạt động lựa chọn và mua thuốc của Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam.
Danh mục thuốc bệnh viện đã tương đối đáp ứng tốt cho nhu cầu điều trị. Mô hình bệnh tật khá tập chung nên những trường hợp mua ngoài danh mục chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Khi có kết quả đấu thầu, khoa Dược đã tham mưu cho chủ tịch hội đồng thuốc và điều trị triển khai họp để lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc của bệnh viện gồm 78 hoạt chất tương ứng với 103 biệt dược và chia thành 11 nhóm tác dụng dược lý, nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn-KST có 20 hoạt chất tương ứng với 35 biệt dược, chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm cephalosporin thế hệ 3 (08 biệt dược/03 hoạt chất). Thuốc sản xuất trong nước năm 2012 là 46 mặt hàng, năm 2013 là 58 mặt hàng; thuốc ngoại nhập năm 2012 là 38 mặt hàng, năm 2013 là 28 mặt hàng.
Kinh phí dành cho mua thuốc nhập ngoại là cao hơn so với thuốc sản xuất trong nước nhưng thuốc ngoại nhập vẫn được các bác sỹ sử dụng nhiều. Do vậy bệnh viện cần điều chỉnh để ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước, nhằm tiết kiệm cho nguồn quỹ BHXH, tiết kiệm chi phí điều trị và góp phần tạo lực cho doanh nghiệp trong nước phát triển.
2. Về hoạt động tồn trữ, bảo quản cấp phát, giám sát sử dung thuốc ở Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam.
Hệ thống kho, thiết bị bảo quản thuốc đạt yêu cầu bảo quản thuốc. Các kho được sắp xếp phù hợp và đúng quy định, Bệnh viện xây dựng quy trình cấp phát thuốc hợp lý. Các quy trình nghiệp vụ kho, sổ sách, chứng từ được thực hiện theo quy định của Bộ Y Tế. Tuy nhiên bệnh viện chưa xây dựng được kho thuốc đạt tiêu chuẩn GSP.
HĐT& ĐT giám sát việc thực hiện DMTBV, quản lý kê đơn thông qua hoạt động bình bệnh án tiến hành 1lần/tháng. Bệnh viện đã thành lập
66
được tổ thông tin thuốc nhưng thực tế triển khai hoạt động chưa đầy đủ, mức độ thông tin thuốc cho bác sỹ và bệnh nhân chưa nhiều. Hoạt động dược lâm sàng còn non yếu cả về nhân lực và chuyên môn.
II.KIẾN NGHỊ:
- Tăng thêm biên chế cán bộ dược có trình độ đại học và sau đại học. Cử cán bộ dược tham gia các lớp tập huấn về dược lâm sàng. Nâng cao vai trò của DSLS trong việc sử dụng thuốc tư vấn kê đơn cho bác sĩ, tăng cường tương tác với người bệnh đặc biệt là trong vấn đề tư vấn sử dụng thuốc.
- Đề xuất với Sở Y tế tỉnh Hà Nam đưa một số thuốc chuyên khoa Mắt vào chỉ thị thầu để phục vụ công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện đạt kết quả cao.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho hệ thống kho thuốc. Xây dựng hệ thống kho đạt tiêu chuẩn GSP.
- Đầu tư trang thiết bị (phần mềm tra cứu thông tin thuốc, sách chuyên ngành..) và kinh phí hoạt động cho hoạt động DLS và thông tin thuốc.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thanh Bình( 2007), Dịch tễ học, Bộ Y tế, nhà xuất bản Y học.
2. Bộ môn Quản lý và kinh tế dƣợc (2010), Pháp chế Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội.
3. Bộ môn Dƣợc lâm sàng (2003),Giáo trình dược lâm sàng và điều trị, Trường Đại học Dược Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2001), Quản lý Dược bệnh viện, nhà xuất bản Y học Hà Nội.
5. Bộ Y tế (1997),Quy chế bệnh viện, nhà xuất bản y học, Hà Nội.
6. Bộ Y tế (2013), Hướng dẫn tổ chức Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện, Thông tư số 21/BYT-TT ngày 08/8/2013.
7. Bộ Y tế (2013), Hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc chủ yếu được sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm thanh toán,
Thông tư 31/BYT-TT ngày 11 tháng 7 năm 2011.
8. Bộ Y tế (2013), Quy định tổ chức và hoạt động khoa dược bệnh viện, Thông tư 22/BYT-TT ngày 10/6/2011.
9. Bộ Y tế, Bộ Tài chính(2012), Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế công lập, Thông tư 01/BYT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2012
10. Bộ Y tế (2005), Chấn chỉnh công tác cung ứng, quản lý sử dụng thuốc trong bệnh viện, Chỉ thị 05/2004/CT-BYT ngày 16/04/2004.
11. Bộ Y tế (2005), Tài liệu tập huấn sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị, tai liệu dùng cho đào tạo liên tục bác sĩ, dược sĩ, Hà Nội.
12. Bộ Y tế (2001), Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các có sở khám chữa bệnh, Quyết định số 2320/QĐ-BYT ngày 19/6/2001
13. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn hoạt động thông tin thuốc, Thông tư 13/ 2009/ TT-BYT ngày 01/9/2009.
14. Bộ Y tế (2004), Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 05/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Công văn số 3483/YT-ĐTr ngày 19/5/2004.
15. Bộ Y tế (2001), Phân loại quốc tế bệnh tật ICD - 10.
16. Bộ Y tế ( 2005), Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ 5 ngày 01/7/2005
17. Bộ Y tế ( 2008), Quyết định về việc ban hành Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, Quyết định số 04/2008/QĐ – BYT, ban hành ngày 01/02/2008.
18. Bộ Y tế ( 2011), Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, thông tư 23/2011/TT-BYT ban hành ngày 10/6/2011.
19. Bộ Y tế - Bộ điều trị ( 2005), Báo cáo tổng kết công tác dược 2005
20. Hoàng Đình Cầu (1983), Quản lý sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, NXB Y học Hà Nội.
21. Cục quản lý Dƣợc Việt Nam (2010), Dự thảo báo cáo công tác quản lý Nhà nước về dược năm 2009 và kế hoạch công tác năm 2010, Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Thái Hằng( 2005), Nhu cầu và xác định nhu cầu thuốc, giáo trình Kinh tế Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội.
23. Nguyễn Thị Song Hà( 2006), Bài giảng Quản lý tồn trữ thuốc, giáo trình Pháp chế hành nghề dược, Trường Đại học Dược Hà Nội.
24. Đỗ Nhƣ Hơn( 2013), Tổng kết công tác phòng chống mù lòa.
25. Lê Hùng Lâm (1997), Đề tài nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc an toàn hợp lý về thuốc tại Việt Nam, Trường cán bộ quản lý y tế.