Tổ thông tin thuốc của Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam gồm 01 dược sĩ Đại học, 01 dược sĩ trung cấp và điều dưỡng trưởng của Bệnh viện. Nhiệm vụ của tổ thông tin thuốc là thường xuyên cập nhật những thông tin liên quan đến thuốc được sử dụng trong bệnh viện cho các bác sĩ để bác sĩ có những lựa chọn thuốc hợp lý. Khi có các thuốc mới nhập vào bệnh viện tổ thông tin thuốc cập nhật các thông tin: tên thuốc, biệt dược, nồng độ, hàm lượng, tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, tương tác…gửi tới tất cả các khoa trong bệnh viện để các bác sĩ nắm bắt được các thông tin thuốc và sử dụng cho bệnh nhân an toàn, hợp lý.
56
Bảng 3.15: Một số hình thức thông tin thuốc tại BV Mắt tỉnh Hà Nam STT Hình thức thông tin Tần suất thực hiện
1
Qua bảng thông tin tại khoa dược.
Bao gồm các nội dung về Thông tin thuốc, cảnh giác dược, thuốc mới, thuốc hết… được cập nhật thường xuyên.
2 Gửi văn bản đến các khoa.
Danh mục thuốc hiện có, thuốc mới, thuốc hết, thuốc thay thế. Khi có văn bản liên quan đến quy chế dược.
3
Thông qua “Biên bản giám sát sử dụng và thông tin thuốc”.
Được các tổ đưa thuốc gửi tới các khoa 1tháng/lần.
* Nhận xét:
Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam đã có nhiều quan tâm đến vấn đề giám sát sử dụng thuốc tại Bệnh viện bằng nhiều hình thức khác nhau. Bệnh viện cố gắng nâng cao chất lượng trong công tác sử dụng thuốc đảm bảo an toàn, hợp lý, hiệu quả trong đó đặc biệt có vai trò của HĐT&ĐT, khoa dược. Chế độ Dược tại các khoa điều trị thường xuyên được nhắc nhở, đôn đốc đã đi vào nề nếp, vấn đề giáo dục sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đã được chú trọng tuy nhiên kết quả chưa được như mong muốn.
Năm 2012, Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam chưa thành lập được tổ theo dõi, tổng hợp và báo cáo phản ứng có hại của thuốc. Năm 2013 sau khi được tập huấn về cảnh giác dược, Bệnh viện đã thành lập được tổ theo dõi, tổng hợp và báo cáo phản ứng có hại của thuốc về trung tâm quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc. Tổ này gồm 02 dược sĩ, 01 điều dưỡng khoa điều trị, 01 điều dưỡng khoa khám bệnh và do
57
dược sĩ khoa dược làm tổ trưởng. Các khoa phòng khi phát hiện thấy những dấu hiệu của phản ứng có hại của thuốc thì báo cáo cho các đồng chí trong tổ theo dõi ADR. Sau đó tổ trưởng sẽ tổng hợp và viết báo cáo gửi về trung tâm quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
Danh sách các thuốc gây ra ADR trong năm 2013 tại Bệnh viện Mắt tỉnh Hà Nam:
Bảng 3.16 : Các thuốc hay gây ra ADR tại Bệnh viện Mắt Hà Nam năm 2013:
STT Tên hoạt chất Biệt dƣợc Đƣờng dùng Tần xuất (lần) Tỷ lệ % 1 Tobramycin Tobrin 0,3% Nhỏ mắt 12 48 2 Natamycin Aumnata Nhỏ mắt 6 24 3 Ciprofloxacin Nhỏ mắt 4 16
4 Cefuroxim 250 Alkoxim Uống 3 12
5 Tổng 25 100 48 24 16 12 Tobramycin Natamycin Ciprofloxacin Cefuroxim 250
Hình 3.16: Biểu đồ các thuốc hay gây ra ADR tại Bệnh viện Mắt Hà Nam năm 2013
58
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN
Cung ứng thuốc là một hoạt động trọng tâm của công tác dược Bệnh