Mộtsố kếtquả hoạt động kinhdoanhcủa côngtycổphần Imexpharm giai đoạn 2009 –

Một phần của tài liệu Khảo sát chiến lược kinh doanh của hai công ty cổ phần dược phẩm phía nam giai đoạn 2009 2011 (Trang 50)

CL xuất khẩu: xuất khẩu sang các nước

3.1.4Mộtsố kếtquả hoạt động kinhdoanhcủa côngtycổphần Imexpharm giai đoạn 2009 –

giai đoạn 2009 – 2011

Công ty hiện sở hữu 2 nhà máy theo tiêu chuẩn GMP nhà máy Betalactam, Non-Betalactam với tổng công suất 1,1 tỷ đơn vị, nhà máy mới Cefalospirin sản xuất thuốc tiêm chính thức hoạt động 2010 hoàn tất thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn GMP. Chính vì vậy công ty tập trung hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc tân dược với sản phẩm chủ lực là kháng sinh, đóng góp trên 50% cơ cấu doanh thu, với chiến lược đẩy mạnh doanh số từ nhóm sản phẩm chất lượng cao do chính công ty sản xuất. Đặc biệt là các dòng sản phẩm thuộc hệ điều trị phân phối cho các bệnh viện.

42

Bảng 3.4: Kết quả doanh thu và lợi nhuận của IMP giai đoạn 2009-2011

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

TH (Tỷđồng) (Tỷđồng) %KH TH (Tỷđồng) %KH TH (Tỷđồng) %KH Doanh thu 708,461 111,05% 777,56 102,04% 793 99,12% Lợi nhuậnTT 80,528 113,42% 98,12 109,02% 110,487 110,48% 708.461 777.56 793 98.12 110.487 80.528 0 200 400 600 800 1000 2009 2010 2011 Doanh thu ( tỷ đồng) Lợi nhuận tt ( tỷ đồng)

Hình 3.22 : Biểu đồ biểu diễn doanh thu lợi nhuận IMP (2009-2011)

Nhìn cơ cấu doanh thu các năm của công ty thì doanh thu của nhóm hàng sản xuất đóng góp 74%, vì chủ động được từ khâu nghiên cứu phát triển công thức đến sản xuất pha chế, đóng gói và phân phối do vậy đạt mức lợi nhuận gộp cao nhất so với các dòng sản phẩm còn lại, được Bộ Y Tế cấp số đăng ký trong và ngoài nước trên 300 sản phẩm. Năm 2011 công ty đã thành công đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới thuộc nhóm đặc trị tim mạch, kháng sinh chích và

43

sản phẩm liên doanh với PMS. Cùng với sự nỗ lực mở rộng hệ thống phân phối. Đây là một thành công đáng kể khẳng định vị thế, sức cạnh tranh của công ty trên thị trường.

*Đạt được kết quả trên nhờ vào các yếu tố:

-Chiến lược đúng đắn của Hội đồng quản trị và Ban điều hành, yếu tố quyết định là lòng tin hệ điều trị người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm.

-Chiến lược tập trung nghiên cứu sản phẩm mới mang thương hiệu, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh.

-Chuyển đổi hợp lý cơ cấu sản phẩm, tập trung sản xuất những nhóm sản phẩm mang lại doanh thu cao có hiệu quả, đồng thời tập trung chăm sóc khách hàng có doanh số lớn.

-Đặc biệt công ty đã thành công trong chương trình đưa sản phẩm vào hệ điều trị cả nước, doanh thu điều trị tăng trưởng tốt, cho thấy cơ cấu doanh thu đang phát triển theo đúng xu thế chung là tăng tỷ lệ thuốc kê toa, nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết cho hệ điều trị phân phối cho các bệnh viện.

Với chiến lược đánh mạnh vào dòng sản phẩm giá trị cao nhất là tập trung vào hoạt động SXKD thuốc tân dược với SP chủ lực là kháng sinh, hệ thống kép kín từ nghiên cứu phát triển công thức pha chế (R&D), hệ thống QA, QC, nhà máy Cefalospirin, Penicilin và các kênh phân phối, hứa hẹn sự tăng trưởng mạnh về doanh thu khoảng 25% trong các năm tới.

44

Một phần của tài liệu Khảo sát chiến lược kinh doanh của hai công ty cổ phần dược phẩm phía nam giai đoạn 2009 2011 (Trang 50)