Đặc điểm hoạt động marketing của các côngty dược trong nướcvà các công ty dược nước ngoài.

Một phần của tài liệu Khảo sát chiến lược kinh doanh của hai công ty cổ phần dược phẩm phía nam giai đoạn 2009 2011 (Trang 30)

Chiến lược marketing của các doanh nghiệp dược trong nước với các công ty nước ngoài là khác nhau, các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài ở Việt Nam luôn áp dụng các chính sách marketing một cách bài bản, hiệu quả hơn các doanh nghệp trong nước. Có nhiều nghiên cứu đã cho chúng ta thấy rõ sự khác biệt giữa chiến lược marketing của các tập đoàn đa quốc gia với các công ty trong nước.

22

Chiến lược marketing của các công ty dược phẩm nước ngoài

Các công ty nước ngoài với nguồn lực lớn, họ thường tập trung vào phát triển sản phẩm mới để khẳng định uy tín, thương hiệu của mình. Đi kèm với chiến lược sản phẩm mới là chiến lược giá hớt váng để bù lại chi phí cho nghiên cứu sản phẩm mới và thu được lợi nhuận một cách nhanh nhất. Để đảm bảo uy tín của công ty, chiến lược phân phối độc quyền được áp dụng. Công ty lựa chọn nhà phân phối có uy tín để phân phối sản phẩm của mình, đảm bảo phân phối nhanh, kịp thời, đảm bảo chất lượng của thuốc tới khách hàng. Một đặc điểm nổi bật trong chiến lược marketing của các công ty dược nước ngoài là sử dụng đội ngũ trình dược viên có trình độ cao, kỹ năng và tác phong chuyên nghiệp để giới thiệu thuốc cho bác sĩ; tổ chức các hội thảo giới thiệu thuốc, hội thảo khoa học…để nâng cao kiến thức cho bác sĩ. Những hoạt động này được các bác sĩ, nhân viên y tế rất ủng hộ, họ tham gia rất nhiệt tình, đồng thời thông qua các hoạt động này uy tín của công ty cũng được nâng cao, thuốc của công ty được các bác sĩ biết tới nhiều hơn.

Chiến lược marketing của các công ty dược trong nước

Các công ty trong nước cũng đã có những thành công nhất định trong áp dụng các chiến lược marketing nhưng vẫn chưa đạt kết quả cao như các công ty dược phẩm nước ngoài. Các hoạt động marketing có những điểm riêng biệt. Do điều kiện của chúng ta có phần hạn chế hơn các công ty nước ngoài, nên chiến lược sản phẩm mà các doanh nghiệp dược Việt Nam theo đuổi là sản xuất các sản phẩm bắt chước, thuốc generic. Thế mạnh trong chiến lược sản phẩm của chúng ta là sản xuất thuốc đông dược, Việt Nam có rất nhiều các bài thuốc quý của cha ông để lại, nguồn tài nguyên phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty sản xuất thuốc đông dược. Giá thuốc trong nước thường rẻ hơn rất nhiều so với thuốc ngoại, do chúng ta không phải bù cho chi phí nghiên cứu sản phẩm mới và giá thấp cũng là một lợi thế cho các thuốc của Việt Nam, phù hợp với mức sống của nhân dân Việt nam. Do đặc điểm thuốc nội thường là những thuốc

23

thông thường, có tần số sử dụng cao nên chiến lược phân phối mạnh được các doanh nghiệp dược Việt Nam áp dụng, nhằm cung cấp thuốc tới mọi nơi, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mua thuốc một cách thuận tiện nhất, nhanh nhất. Sự vận dụng chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của các công ty dược Việt Nam cũng mang màu sắc khác so với các công ty nước ngoài. Do thuốc nội là những thuốc thông thường nên thay vì tổ chức các hoạt động hội thảo giới thiệu thuốc, chúng ta sử dụng các phương tiện quảng cáo gần gũi với nhân dân hơn như: Quảng cáo trên tivi, trên đài phát thanh hay trên báo chí…đội ngũ trình dược viên không được tuyển chọn, đào tạo kỹ lưỡng như các công ty nước ngoài và xét cả về trình độ, kỹ năng hay tác phong đều không chuyên nghiệp như trình dược viên của các công ty nước ngoài. Đó là thực trạng chung của hoạt động marketing hiện nay. Nhưng đối với từng doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng chiến lược marketing như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất? Điều đó phải phụ thuộc vào đặc thù của từng công ty, đặc thù thị trường, khách hàng của các doanh nghiệp đó mà chúng ta cần phải bàn luận.

24

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát chiến lược kinh doanh của hai công ty cổ phần dược phẩm phía nam giai đoạn 2009 2011 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)