Đánh giá tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cà mau (Trang 64)

Bảng 3.9. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn tại BIDV Cà Mau

Chỉ tiêu ĐVT

Năm

2011 2012 2013 30.06.2013 30.06.2014

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 995.914 846.797 1.133.086 566.543 1.955.000

Vốn huy động Triệu đồng 317.303 629.393 711.030 701.740 748.368

Vốn điều chuyển Triệu đồng 678.611 217.404 422.056 (135.197) 1.206.632

Tổng dƣ nợ Triệu đồng 662.000 831.000 1.100.000 559.000 1.950.000

Chi phí huy động Triệu đồng 23.624 38.356 65.911 34.955 71.372

Tổng chi phí Triệu đồng 148.680 138.315 146.452 71.565 70.407

Vốn huy động/Tổng nguồn vốn % 31,86 74,33 62,75 123,86 38,28

Tổng dƣ nợ/Vốn huy động Lần 2,09 1,32 1,55 0,80 2,61

Vốn điều chuyển/Tổng nguồn vốn % 68,14 25,67 37,24 (23,86) 61,72

Chi phí huy động/Vốn huy động % 7,45 6,09 9,27 4,98 9,54

Chi phí huy động vốn/Tổng chi phí % 15,89 27,73 45,01 48,84 101.34

54

3.4.3.1. Vốn huy động/Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn của Ngân hàng, chỉ số này càng cao càng tốt, là một trong những chỉ tiêu đánh giá năng lực kinh doanh đối với Ngân hàng, qua 3 năm cho thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng nguồn vốn. Có thể thấy tình hình huy động vốn năm 2012 và 2013 khá khả quan do Ngân hàng đã có nhiều chính sách tăng cường huy động vốn được tuyên truyền rộng rãi đến người dân và một phần do dân cư tỉnh Cà Mau có thu nhập bình quân đầu người cao, đời sống vật chất tinh thần ngày càng được cải thiện, do đó nguồn vốn huy động trên địa bàn tăng lên. Tuy nhiên chỉ tiêu này có xu hướng giảm mạnh ở 30.06.2014 so với thời điểm cùng kỳ năm trước do vốn điều chuyển thời điểm này tăng mạnh, làm tổng nguồn vốn tăng, trong khi vốn huy động vẫn không tăng nhiều nên chỉ tiêu này giảm.

3.4.3.2. Tổng dƣ nợ/Vốn huy động

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng vào mục đích cho vay. Nếu chỉ tiêu này quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn thấp, Ngân hàng cho vay cao hơn huy động, điều này làm hạn chế khả năng thanh toán của Ngân hàng. Ngược lại, chỉ tiêu này quá thấp chứng tỏ Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả. Chỉ tiêu này càng gần 1 thì càng có hiệu quả hơn.

Nhìn chung qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2014 cho thấy việc huy động vốn của Ngân hàng thấp hơn so với nhu cầu vay của khách hàng nên chỉ số này luôn lớn hơn 1. Chỉ tiêu này nhìn chung giảm xuống cho thấy tình hình huy động vốn tại Ngân hàng càng được cải thiện hơn. Chính vì vậy, trong những năm tới Ngân hàng cần tích cực đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn, nhằm giảm sự lệ thuộc vào vốn điều chuyển, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng.

3.4.3.3. Vốn điều chuyển/Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của Ngân hàng vào Hội sở như thế nào. Là một ngân hàng chi nhánh thì sự hỗ trợ nguồn vốn từ Hội sở là không thể thiếu, nhưng sẽ tốt hơn cho ngân hàng nếu có thể tự cân đối nguồn vốn tại chỗ bằng cách tăng cường khả năng huy động vốn của mình. Như thế sẽ tạo cho Ngân hàng chủ động trong kinh doanh, có thể cung cấp đầy đủ, kịp thời nhanh chóng để bổ sung sự thiếu hụt vốn kinh doanh cho các cá nhân, doanh nghiệp. Trong thời gian qua Ngân hàng đã cố gắng để giảm bớt sự phụ thuộc vào vốn điều chuyển từ Hội sở. Năm 2012, tỷ trọng vốn điều chuyển giảm mạnh, sau đó tăng nhẹ lên ở năm 2013 và có xu hướng tăng tới thời điểm 30/06/2014. Mặc dù năm 2013 tỷ trọng vốn điều chuyển có tăng nhưng vẫn

55

chiếm thấp trong tổng nguồn vốn. Sự sụt giảm vốn điều chuyển cần được duy trì trong những năm tiếp sau đồng thời vốn huy động từ khách hàng cần tăng lên. Ngân hàng cũng đã tăng cường nguồn vốn tại chỗ bằng nhiều hình thức nhưng nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao. Nhìn chung, đây là xu hướng tốt mà Ngân hàng cần phát huy để tăng lợi nhuận cho Ngân hàng đồng thời đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng.

3.4.3.4. Chi phí huy động/Vốn huy động

Chỉ tiêu này cho thấy để huy động được một đồng vốn thì ngân hàng cần phải trả bao nhiêu tiền dựa trên lãi suất công bố cho khách hàng. Theo bảng 3.9 thì chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động được một đồng vốn có thay đổi qua các năm. Chỉ tiêu trên giảm ở năm 2012, tăng ở năm 2013 và có xu hướng tăng đến 30/06/2014. Mặc dù chi phí trả lãi trên tổng vốn huy động tăng làm cho tổng chi phí hoạt động của ngân hàng tăng. Với khoản vốn huy động tăng thêm có thể đáp ứng được nhu cầu cho hoạt động tín dụng của ngân hàng . Song, để hoạt động huy động vốn càng hiệu quả hơn thì ngân hàng cần phải tính toán mức lãi suất huy động thật hợp lý nhằm có thể giảm thiểu chi phí huy động trên một đồng vốn.

3.4.3.5. Chi phí huy động vốn/Tổng chi phí

Chỉ số này cho biết lãi tiền gửi chiếm bao nhiêu % tổng chi phí của ngân hàng. Chỉ số này chịu tác động chính từ lãi suất huy động và tổng nguồn vốn huy động. Qua 3 năm chỉ số này tăng liên tục và kéo dài tới 30/06/2014. Chỉ số này ở mức càng cao chứng tỏ tổng vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng càng lớn nhưng cũng chứng tỏ ngân hàng phải tốn nhiều chi phí để huy động vốn.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cà mau (Trang 64)