Tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cà mau (Trang 48)

Bảng 3.2. Tình hình nguồn vốn của BIDV Cà Mau

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 30.06.2013 30.062014 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 So sánh 30.06.2014/30.06.2013

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối

Vốn huy động 317.303 629.393 711.030 701.740 748.368 312.090 98,36 81.637 12,97 46.628 6,65 Vốn điều chuyển 678.611 217.404 422.056 (135.197) 1.206.632 -461.210 -67,96 204.650 94,13 1.341.829 992,50 Tổng nguồn vốn 995.914 846.797 1.133.086 566.543 1.955.000 -149.120 -14,97 286.290 33,81 1.388.457 245,08

38

Nguồn vốn của ngân hàng là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập sử dụng để cho vay, đầu tư và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Nguồn vốn huy động của BIDV Cà Mau gồm 2 thành phần chính là: Vốn huy động và Vốn điều chuyển.

Từ bảng 3.2 cho thấy cơ cấu vốn của BIDV Cà Mau trong năm 2011 có tỷ trọng vốn huy động thấp trong tổng nguồn vốn, chiếm 31,86% tổng nguồn vốn. Năm 2011 lạm phát cao, công tác huy động gặp khó khăn, chính vì vậy Ngân hàng phải tăng cường vốn điều chuyển từ Hội sở. Điều này không tốt cho quá trình hoạt động của Ngân hàng vì nguồn vốn này tuy có thể xin điều chuyển bất cứ lúc nào nhưng phải chịu một khoản chi phí điều chuyển thường cao hơn lãi huy động của Ngân hàng trên địa bàn. Năm 2012 và 2013 tỷ trọng vốn huy động của Ngân hàng liên tục tăng, năm 2012 vốn huy động chiếm 74,33% so với tổng nguồn vốn và đạt 62,75% so với tổng vốn huy động vào năm 2013. Vốn huy động 30.06.2014 có xu hướng tăng nhẹ so với thời điểm 30.06.2013. Năm 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Ngân hàng chủ động hơn trong công tác quản lý nguồn vốn, chú trọng hơn ở khâu quảng cáo, tiếp thị, quảng bá hình ảnh dưới nhiều hình thức để thu hút khách hàng tăng vốn huy động, giảm bớt sự phụ thuộc vào Hội sở.

Vốn điều chuyển của Ngân hàng năm 2011 chiếm 68,13% trong tổng nguồn vốn. Năm 2012 giảm so với năm 2011, chiếm 25,67% trong tổng nguồn vốn. Năm 2013 vốn điều chuyển tăng trở lại và có xu hướng tăng mạnh đến 30.06.2014. Nhìn chung, vốn điều chuyển thời điểm 2012 giảm mạnh là điều đáng khích lệ chứng tỏ Ngân hàng đã dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào Hội sở. Tuy nhiên, năm 2013 và đặc biệt là thời điểm 30.06.2014, nguồn này lại tăng lên, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt cho hoạt động của Ngân hàng. Tỷ trọng vốn huy động của Ngân hàng liên tục tăng trong thời gian qua cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng dần đang hiệu quả.

Nhìn chung, tổng nguồn vốn của Ngân hàng có sự biến động trong 3 năm qua, giảm năm 2012, tăng trở lại vào năm 2013 và xu hướng tăng mạnh cho đến thời điểm 30/06/2014. Quy mô tổng nguồn vốn tăng lên, trong đó vốn huy động tăng khá cao so với vốn điều chuyển cho thấy BIDV Cà Mau đang dần nâng cao hiệu quả.

39

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cà mau (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)