Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cà mau (Trang 26)

2.2.7.1. Vốn huy động/Tổng nguồn vốn

Tổng vốn huy động

Vốn huy động/Tổng nguồn vốn = x 100 Tổng nguồn vốn

Vốn huy động thể hiện thế mạnh của ngân hàng. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn cao thể hiện ngân hàng tự chăm lo nguồn vốn đủ sức để hoạt động kinh doanh tín dụng và các sản phẩm ngân hàng khác.

Nếu tỷ lệ này thấp cho thấy công tác huy động vốn không đủ nguồn vốn để cho vay, phải đi vay của NHNN hay các tổ chức tín dụng khác, mức vốn này có lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động từ dân cư. Vì vậy, nếu tỷ lệ này thấp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng.

Mặt khác, nếu ngân hàng có chính sách huy động vốn với lãi suất cao nhưng hoạt động tín dụng kém gây ứ đọng nguồn vốn huy động sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vì vậy phải cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Thông thường theo một số nhà kinh tế, đối với ngân hàng thì tỷ số này lớn hơn 70% là tốt. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện cụ thể của từng ngân hàng mà có thể thay đổi.

2.2.7.2. Tổng dƣ nợ/Vốn huy động

Tổng dư nợ Tỷ lệ tổng dư nợ/Tổng vốn huy động (lần) =

Tổng vốn huy động

Chỉ số này xác định hiệu suất của một đồng vốn huy động, giúp xác định khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động.

2.2.7.3. Vốn điều chuyển/Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của chi nhánh vào hội sở như thế nào. Thông thường chỉ tiêu này chỉ nên chiếm 40% trở xuống, chỉ tiêu này thấp thể hiện tính độc lập của chi nhánh cao, nếu chỉ tiêu này quá lớn thì không có lợi cho chi nhánh vì chi nhánh phải phụ thuộc nhiều vào Hội sở.

2.2.7.4. Chi phí huy động/Vốn huy động

Chi phí huy động bao gồm chi phí lãi (tính dựa trên lãi suất ngân hàng công bố cho khách hàng) và chi phí ngoài lãi (chi phí khác liên quan đến hoạt động huy động

16

vốn như: chi phí quản lý, cất trữ, bảo quản, lương công nhân viên,…). Như vậy, khi xem xét hiệu quả huy động vốn, chi phí cho một đồng vốn phải hợp lý, đảm bảo các khoản thu nhập có thể bù đắp được chi phí này và có lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu này càng thấp thì huy động vốn càng hiệu quả.

2.2.7.5. Chi phí huy động vốn/Tổng chi phí

Chỉ số này cho biết lãi tiền gửi chiếm bao nhiêu % tổng chi phí của ngân hàng. Chỉ số này chịu sự tác động chính từ lãi suất huy động và tổng nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này đánh giá chi phí ngân hàng phải bỏ ra cho hoạt động huy động vốn so với tổng chi phí hoạt động.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cà mau (Trang 26)