Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cà mau (Trang 27)

Trên cơ sở những số liệu đã thu thập được, sử dụng một số phương pháp phổ biến để phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của đối tượng phân tích. Cụ thể:

Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Phương pháp này được dùng phổ biến trong việc phân tích hoạt động kinh doanh cũng như dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Tuỳ vào đối tượng phân tích cụ thể mà ta sẽ chọn chỉ tiêu gốc thích hợp.

+ Phƣơng pháp so sánh tuyệt đối: nhằm phản ánh quy mô, khối lượng của đối tượng phân tích, được thể hiện bằng một con số tuyệt đối cụ thể kèm theo đại lượng.

17

Áp dụng phương pháp này nhằm phản ánh thực trạng huy động vốn của năm thực hiện so với năm gốc, cụ thể là so sánh sự tăng giảm về các khoản mục trong nguồn vốn huy động.

Công thức:

Tăng(+), giảm(-) tuyệt đối = Số liệu thực tế - Số liệu năm trước

+ Phƣơng pháp so sánh tƣơng đối: nhằm phản ánh phần trăm thay đổi của đối tượng phân tích so với chỉ tiêu cơ sở, hay nói cách khác là đo lường mức độ tăng giảm của đối tượng phân tích nhằm thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng phân tích.

Công thức:

18

CHƢƠNG 3

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU 3.1 TỔNG QUAN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ CÀ MAU

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Tỉnh Cà Mau được tái lập từ cuối năm 1996, là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với ba mặt tiếp giáp với biển: nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 370 km, cách Cần Thơ 180 km về phía Nam, phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắp giáp với hai tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang. Cà Mau có chín đơn vị hành chính. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.210 km2 , bằng 13,1% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước.

Cà Mau có điều kiện tự nhiên thuận lợi và có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế toàn diện, đặc biệt là kinh tế thuỷ sản, với chiều dài bờ biển trên 254 km, diện tích ngư trường khoảng 70.000 km2, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên 270.000 ha.

Từ là thị xã - thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau được thành lập theo Nghị định số 21/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của Chính phủ. Với vị trí nằm trên trục Quốc lộ 1A từ Cần Thơ đi Năm Căn, Quốc lộ 63 đi Rạch Giá; có các sông Gành Hào, Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh Cà Mau - Bạc Liêu chảy qua, lại tiếp giáp với hầu hết các huyện của tỉnh; có sân bay Cà Mau, đồng thời là đầu mối các tuyến du lịch, nên thành phố Cà Mau có điều kiện rất thuận lợi giao lưu bằng cả đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không với các đô thị, các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh. Thành phố Cà Mau có diện tích tự nhiên 24.618 ha; dân số gần 200.000 người, với 60% số dân sống ở thành thị; nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm trên 54% trong toàn tỉnh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2014). Thành phố Cà Mau là đô thị trung tâm của tỉnh, là thành phố cực Nam của Tổ Quốc, là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật và là đầu mối giao thông, giao lưu của tỉnh; là trung tâm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó có khu công nghiệp phường 8, xã An Xuyên, khu công nghiệp khí điện đạm có vị trí quan trọng của vùng.

Vào ngày 07 tháng 08 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số 1373/QĐ-TTg công nhận thành phố Cà Mau là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Cà Mau.

19

3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

Từ năm 2006 đến 2012, kinh tế Cà Mau có mức tăng trưởng khá, bình quân hàng năm trên 12%. Năm 2013 kinh tế Cà Mau từng bước được phục hồi, hoạt động sản xuất, kinh doanh có những chuyển biến tích cực, đúng hướng. Điển hình như thu nhập bình quân đầu người đạt 28 triệu đồng, tăng 7,50% so với cùng kỳ; tổng sản phẩm ước đạt 19.150 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2012, đạt kế hoạch; kim nghạch xuất khẩu ước đạt kế hoạch (1.050 triệu USD), tăng 16,30% so cùng kỳ năm 2012; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 19.297 tỷ đồng, vượt 1,50% kế hoạch, tăng 11,50% so với cùng kỳ, ( Báo cáo số 202/BC-UBND, cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau, 2014).

Các tổ chức tín dụng tích cực huy động vốn, thực hiện tốt chính sách tái cơ cấu vốn vay và giảm lãi suất tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ. Nguồn vốn huy động tăng 14,3% so với cùng kỳ (đạt gần 15.000 tỷ đồng); dư nợ cho vay tăng 6,6% so với đầu năm và tăng 15% so với cùng kỳ 2012 (đạt 25.990 tỷ đồng); nợ xấu chiếm 6% so tổng dư nợ cho vay, giảm 1,6% so cùng kỳ 2012 (Sở Tài Chính tỉnh Cà Mau, 2014).

Kinh tế - xã hội phát triển theo hướng tích cực, đời sống vật chất, tinh thần trong nhân dân được nâng cao nhờ làm tốt công tác an sinh xã hội. Quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tạo sự yên tâm trong đời sống xã hội cho nguời dân.

3.2 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam

Tên gọi tắt: BIDV

Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 04.2220.5544 - 19009247. Fax: 04.2220.0399. Email: Info@bidv.com.vn

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển là một trong 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 177/TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tướng Chính phủ. BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập và phát triển theo các giai đoạn:

20 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam + Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nan

+ Từ 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

+ Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam...

Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 đến nay).

Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,…

Về mạng lưới hoạt động của BIDV tính đến thời điểm 30/9/2013, ngoài Hội sở chính, BIDV có 118 chi nhánh, 463 phòng giao dịch, 105 quỹ tiết kiệm, 1.297 máy ATM và trên 7.000 máy POS. BIDV có 5 công ty bao gồm Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC), Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm BIDV (BIC), Công ty cho thuê tài chính TNHH một thành viên BIDV (BLC), Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác thác tài sản BIDV (BAMC), Công ty TNHH BIDV Quốc tế tại Hong Kong (BIDVI).

Khối liên doanh, BIDV có 6 đơn vị liên doanh: Ngân hàng liên doanh VID Public Bank (VPB), Ngân hàng liên doanh Việt-Nga (VRB), Công ty liên doanh quản lý đầu tư BIDV-Việt Nam Partners (BVIM), Ngân hàng liên doanh Lào-Việt (LVB), Công ty liên doanh Tháp BIDV, Công ty liên doanh Bảo hiểm Lào-Việt (LVI).

21

BIDV là một định chế tài chính hàng đầu Việt Nam, hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và đầu tư tài chính. BIDV được hàng triệu khách hàng cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước tín nhiệm, sử dụng dịch vụ và là sự lựa chọn tin cậy của các định chế tài chính lớn như World Bank, ADB (Ngân hàng Phát triển Châu Á), JBIC (Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, NIB (Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu… Bên cạnh đó, BIDV có hiện diện thương mại tại các nước như Lào, Campuchia, Myanmar, Séc,..BIDV được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận là một trong những thương hiệu hàng đầu của Việt Nam và là Ngân hàng Thương mại duy nhất tại Việt Nam giữ vị trí hạng nhất Vietnam ICT Index (Chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin-truyền thông) trong suốt 6 năm qua, cùng hệ thống công nghệ thông tin ưu việt hiện đại. Năm 2013, BIDV được Tạp chí Asian Banking and Finance và Tạp chí Asian Money trao giải thưởng “Ngân hàng Quản lý tiền tệ của năm 2013”, và ba lần liên tiếp nhận giải thưởng “Top 10 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam” (2011, 2012, 2013) do Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam tổ chức.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau.

Địa chỉ: Số 12 Lý Bôn, Phường 2, Thành phố Cà Mau. Điện thoại: 0780 3832 098 – Fax: 0780 3835030 Email: Camau@bidv.com.vn.

Tiền thân của BIDV chi nhánh Cà Mau là Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Minh Hải với hoạt động chủ yếu là cấp phát vốn ngân sách trung ương, địa phương cho các công trình theo kế hoạch nhà nước và cho vay vốn lưu động trong lĩnh vực xây lắp.

Ngày 26/11/1990 theo quyết định số 105NH/QĐ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập chi nhánh

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Minh Hải. Ngày đầu thành lập với 9 cán bộ công nhân viên, kiến thức thị trường còn kém, công nghệ thô sơ, chủ yếu bằng thủ công, hoạt động của chi nhánh gặp không ít khó khăn..

Kỳ họp thứ 10 ngày 12/11/1996 Quốc Hội khoá IX đã quyết định phân chia địa giới tỉnh Minh Hải thành 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Cà Mau được tách ra từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Minh Hải cũ theo quyết

22

định thành lập số 263/QĐ TCCB ngày 20/12/1996 của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Việc chia tách tỉnh đã dẫn đến một số khó khăn trong hoạt động của chi nhánh. Tuy nhiên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau luôn phấn đấu và tự hào khi được sinh ra và trưởng thành gắn liền với sự phát triển không ngừng trong sự nghiệp đổi mới chung của tỉnh.

Ngày 23/4/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có Giấy phép số 84/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng thương TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau cũng chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau.

3.2.2 Chức năng hoạt động

+ Nhiệm vụ: Kinh doanh đa nghành, đa lĩnh vực tài chính, tiền tệ, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

+ Phương châm hoạt động: Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động kinh doanh của BIDV “Chia sẻ cơ hội - Hợp tác thành công”.

+ Mục tiêu hoạt động của ngân hàng: Trở thành ngân hàng chất lượng - uy tín hàng đầu Việt Nam.

+ Chính sách kinh doanh của ngân hàng: Chất lượng - Tăng trưởng bền vững - Hiệu quả an toàn.

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng gồm: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ phục vụ các lĩnh vực công nghiệp chế biến, nuôi trồng thủy sản, cho vay thương mại, các dự án đầu tư và phát triển kinh tế; nhận tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ các loại có kỳ hạn, không kỳ hạn; nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi chuyên dùng bằng nội tệ và ngoại tệ; thực hiện các dịch vụ ngân hàng hiện đại như thẻ rút tiền, thẻ tín dụng; thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước; các loại bảo lãnh (dự thầu, thực hiện hợp đồng,…); nghiệp vụ chứng khoán, kinh doanh ngoại tệ,…

Lĩnh vực đầu tƣ chủ yếu: Xây lắp; công nghiệp chế biến thủy sản, lương thực thực phẩm; nuôi trồng thủy sản; sản xuất thức ăn gia súc; sản xuất thương mại; thương mại dịch vụ; khách sạn – nhà hàng.

23

3.2.3 Sơ đồ tổ chức

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cà Mau) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng BIDV Cà Mau

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

Ban Giám đốc:

Giám đốc

Lãnh đạo trực tiếp mọi hoạt động của ngân hàng, đề ra các chiến lược phát triển kinh doanh và xét duyệt mọi hoạt động của đơn vị. Có quyền quyết định chính thức cho một khoản vay. Có quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng bậc lương các cán bộ nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm soát trưởng. Là người đại diện cho ngân hàng trong mọi hoạt động với ngân

Tổ quản lý và dịch vụ kho quỹ Phòng quản lý rủi ro Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng quản trị tín dụng Tổ điện toán Phó Giám đốc Phòng Quan hệ Khách hàng Cá nhân Phòng Quan hệ Khách hàng Doanh nghiệp Phòng giao dịch Thành phố Cà Mau Giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng giao dịch khách hàng

24

hàng cấp trên cũng như các quan hệ đối ngoại. Có thể nói, Giám đốc là người quản lý mọi hoạt động của ngân hàng, đồng thời chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Phó giám đốc

Thay mặt giám đốc điều hành công việc khi Giám đốc vắng mặt (theo uỷ quyền của Giám đốc) và báo cáo lại kết quả khi Giám đốc có mặt tại đơn vị.

Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong công việc thực hiện các nghiệp vụ và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng.

Giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc thực hiện đúng quy chế đã đề ra.

Các phòng ban:

Phòng tổ chức hành chính:

Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và lập quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực.

Tham mưu và đề xuất với Giám đốc triển khai thực hiện công tác tổ chức nhân sự và phát triển nguồn nhân lực theo đúng quy trình.

Hướng dẫn các Phòng/Tổ thuộc Trụ sở chính và các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác quản lý cán bộ và quản lý lao động.

Triển khai thực hiện và quản lý công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh theo quy định.

Quản lý hồ sơ cán bộ, nhân viên. Đầu mối hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập/chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch /quỹ tiết kiệm.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cà mau (Trang 27)