3.4.2.1. Vốn huy động theo nhóm khách hàng
Bảng 3.4. Nguồn vốn huy động phân theo nhóm khách hàng của BIDV Cà Mau
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 30.06.2013 30.06.2014 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 So sánh 30.06.2014/30.06.2013
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tuyệt Đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối
Tiền gửi của tổ chức kinh tế
71.086 180.007 271.757 165.130 211.084 108.921 153,22 91.750 50,97 45.954 27,83
Tiền gửi của
dân cƣ 246.217 449.386 439.273 536.610 537.284 203.169 82,52 -10.113 -2,25 674 0,13
Tổng vốn huy
động 317.303 629.393 711.030 701.740 748.368 312.090 98,36 81.637 12,97 81.637 12,97
43
Tiền gửi của tổ chức kinh tế: chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy
động. Năm 2011, tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm 22,40% tổng nguồn vốn, sang năm 2012, 2013 nguồn tiền này tăng lần lượt là 28,60% và 38,22% trong tổng nguồn vốn. Lượng tiền này có xu hướng tăng đến thời điểm 30.06.2014 với giá trị tiền gửi tăng vượt trội so với thời điểm cùng kỳ năm trước. Năm 2011 tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất tăng cao kéo theo giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao dẫn đến chi phí sản suất của các doanh nghiệp gia tăng làm suy giảm lợi nhuận, tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và địa bàn Thành phố Cà Mau nói riêng. Chính vì thế, các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô kinh doanh và thị trường hoạt động là điều không hề dễ dàng vì thiếu vốn trong thanh toán và mở rộng sản xuất kinh doanh. Do nguồn vốn còn hạn chế nên các doanh nghiệp không thể duy trì được nguồn vốn trong tài khoản thanh toán nhiều như trước. Bên cạnh đó, vì hạn chế về vốn nên khi giao dịch hàng hoá xong, đối tác chuyển tiền vào tài khoản thì các doanh nghiệp ngay lập tức rút về để mua nguyên vật liệu cho đợt sản xuất tiếp theo làm cho số dư tiền gửi thanh toán cao và thời gian dài như trước. Ngoài ra các khoản tiền gửi có kỳ hạn cũng trở thành tiền gửi thanh toán do thiếu vốn tạm thời doanh nghiệp cần phải rút ra trước hạn để sử dụng dẫn đến tiền gửi của các doanh nghiệp thấp.
Đầu năm 2012, chính phủ ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Thực hiện theo chỉ đạo của NHNN, BIDV Cà Mau đã tạo điều kiện tốt nhất có thể bằng cách cho vay ưu đãi và hạ lãi suất cho vay xuống dưới mức 14% để hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn. Điều đó vừa giúp cho ngân hàng thực hiện đúng nguyện vọng của Nghị quyết 13 mà Chính phủ ban hành đồng thời tạo hình ảnh tốt đẹp của ngân hàng trong mắt các khách hàng doanh nghiệp. Chính nhờ nguồn vốn kịp thời của ngân hàng mà nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tiền gửi của các doanh nghiệp tăng trong năm 2012 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
Tiền gửi của dân cư: tăng liên tục và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn
huy động từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Năm 2011, tiền gửi của dân cư chiếm 77,60% tổng nguồn vốn. Năm 2012, tiền gửi của dân cư tăng lên chiếm 71,40% tổng nguồn vốn. Đến năm 2013, nguồn tiền này giảm nhẹ xuống chiếm 61,78% tổng nguồn vốn. Tiền gửi của dân cư 6 tháng đầu năm 2014 chiếm lượng tiền gửi khá cao và tăng không nhiều so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013 ( tăng 0,13%). Năm 2011 lạm phát tăng cao buộc Chính phủ phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho lãi suất huy động ở giai đoạn này trở lên hấp dẫn hơn hết đối với các cá nhân có tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng. Tuy nhiên một số khách hàng cho rằng gửi tiền vào ngân hàng
44
không còn là khoản sinh lời hấp dẫn vì lạm phát quá cao. Một số khách hàng của ngân hàng chuyển sang đầu tư vào thị trường khác. Năm 2012 do lạm phát đã giảm cùng với các hình thức huy động đa dạng của ngân hàng như lãi suất hợp lý, khuyến mãi, dự thưởng…nên nguồn vốn này có dấu hiệu tăng mạnh trở lại và xu hướng tăng trong tương lai.
So với tiền gửi của tổ chức kinh tế thì tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất qua 3 năm, là nguồn tiền chủ yếu cho Ngân hàng thực hiện đầu tư, tạo được nguồn vốn để cho vay, là công cụ để giúp cho NHNN ổn định giá cả, giảm tốc độ lạm phát.
Nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng là tín hiệu đáng mừng cho việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất tại địa bàn, đầu tư vào nhiều hoạt động, hình thức tín dụng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
45
3.4.2.2. Vốn huy động theo thời hạn gửi
Bảng 3.5. Nguồn vốn huy động phân theo thời hạn gửi của BIDV Cà Mau
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 30.06.2013 30.06.2014 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 So sánh 30.06.2014/30.06.2 013
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tuyệt
đối Tƣơng Đối Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Không kỳ hạn 71.086 58.061 70.376 59.631 52.747 -13.025 -18,32 12.315 21,21 (6.884) (11,54) Có kỳ hạn 246.217 571.332 640.654 642.109 695.621 325.115 132,04 69.322 12,13 53.512 8,33 < 12 tháng 221.742 413.784 334.759 228.419 110.643 192.042 86,61 -79.025 -19,10 (117.776) (51,56) ≥12 tháng 24.475 157.548 305.895 413.690 584.978 133.073 543,71 148.347 94,16 171.288 41,40 Tổng vốn huy động 317.303 629.393 711.030 701.740 748.368 312.090 98,36 81.637 12,97 46.628 6,64
46
Tiền gửi không kỳ hạn: Trong tổng vốn huy động của Ngân hàng, tiền gửi
không kỳ hạn chiếm một tỷ lệ khá thấp, đơn vị chủ yếu có tiền gửi tại Chi nhánh là các doanh nghiệp, các cơ quan hành chính sự nghiệp (các sở, ban, nghành, đoàn thể, các đơn vị trường học, phòng giáo dục,..), các đơn vị này gửi tiền không kỳ hạn nhằm mục đích chính là thực hiện thanh toán các giao dịch mua bán, chi trả lương,… nguồn vốn này có tính chất biến động cao nếu duy trì tiền gửi không kỳ hạn ở tỷ lệ lớn thì sẽ không thuận lợi cho Ngân hàng trong việc sử dụng nguồn vốn này để cho vay trung – dài hạn, chỉ thích hợp trong cho vay ngắn hạn nhưng cũng rất hạn chế. Tiền gửi không kỳ hạn biến động qua các năm, giảm vào năm 2012, tăng trở lại vào năm 2013 và có xu hướng giảm tới 6 tháng đầu năm 2014, nguyên nhân là do lãi suất huy động đối với tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp, năm 2012 nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh hiệu quả ít thiếu hụt vốn chuyển sang gửi tiền có kỳ hạn nhiều hơn.
Tiền gửi có kỳ hạn: Nguồn vốn huy động qua tiền gửi có kỳ hạn có xu hướng
tăng qua các năm (từ năm 2011 đến 30/06/2014). Điều này cho thấy nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn đang tăng lên, tuy NHNN áp trần lãi suất huy động còn 14% năm 2011 và giảm còn 7% năm 2013 nhưng lượng tiền gửi có kỳ hạn vào Ngân hàng có xu hướng tăng do nền kinh tế phục hồi, lạm phát giảm. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng có xu hướng tăng rồi giảm nhẹ qua 3 năm, ngược lại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên có xu hướng tăng, nguyên nhân là do lãi suất huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên của Ngân hàng cao hơn lãi suất huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng, cho nên một số khách hàng đã lựa chọn loại kỳ hạn từ 12 tháng trở lên cho số tiền của mình. Lượng tiền gửi có kỳ hạn tập trung chủ yếu vào kỳ hạn dưới 12 tháng vì tâm lý e ngại sẽ sử dụng vốn lúc nào, nếu gửi ngắn hạn thì sẽ đáp ứng nhu cầu kịp thời mà vẫn lãnh được lãi suất cao. Mặt khác, do chính sách lãi suất nhằm ổn định thị trường tiền tệ của NHNN dẫn đến lãi suất thay đổi thường xuyên nên khách hàng không muốn gửi tiền với thời hạn dài. Trong khi đó vẫn còn nhiều sự lựa chọn đầu tư khác có lợi hơn.
Nhìn chung, tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn vẫn duy trì mức cao và tăng liên tục qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2014. Trong đó, lượng tiền gửi có kỳ hạn vẫn được khách hàng ưu tiên lựa chọn vì lãi suất huy động cao và kỳ hạn phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng (<12 tháng hoặc >= 12 tháng).
47
3.4.2.3. Vốn huy động theo sản phẩm
Bảng 3.6. Nguồn vốn huy động phân theo sản phẩm của BIDV Cà Mau
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 30.06.2013 30.06.2014 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 So sánh 30.06.2014/30.06.2013
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tuyệt
đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Tiền gửi thanh
toán (KKH) 71.086 114.119 171.757 59.631 52.747 43.033 60,54 57.638 50,51 (6.884) (11,54)
Tiền gửi tiết
kiệm (CKH) 246.127 417.334 417.028 642.109 695.621 171.207 69,56 -306 -0,07 53.512 8,33 Giấy tờ có giá 90 97.940 122.245 75.496 44.750 97.850 108.72 2,22 24.305 24.82 (30.746) (40,73) Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn 90 32.052 118.245 71.496 40.750 Chứng chỉ tiền gửi dài hạn - 65.888 4.000 4.000 4.000 Tổng vốn huy động 317.303 629.393 711.030 701.740 748.368 312.090 98,36 81.637 12,97 46.628 6,64
48
Tiền gửi thanh toán: Tăng liên tục qua 3 năm (2011-2013) và có xu hướng giảm
nhẹ ở thời điểm 30/06/2014, nhờ sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, các doanh nghiệp dần vượt qua khó khăn, mở rộng kinh doanh trở lại, lượng tiền gửi giao dịch thanh toán cũng tăng lên. Ngân hàng cần chú trọng trong việc huy động nguồn tiền này, vì đây là nguồn tiền khá lớn có thể huy động từ phía doanh nghiệp.
Tình hình phát hành thẻ
Tình hình phát hành và thanh toán thẻ ngày một tăng đáng kể qua các năm. Năm 2011, số thẻ ghi nợ nội địa tăng mới của BIDV Cà Mau là 1.026 thẻ, năm 2012 tăng mới thêm 1.663 thẻ, năm 2013 tăng mới thêm 2.165 thẻ. Đến cuối năm 2013, tổng số lượng thẻ ghi nợ nội địa của BIDV chi nhánh Cà Mau đã lên tới hơn 7.000 thẻ.
Lợi ích của các loại thẻ là giúp ngân hàng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế với chi phí thấp nhất, tạo sự khác biệt về chất lượng phục vụ và thương hiệu để cạnh tranh, giảm thiểu chi phí vận hành và tăng hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Với số lượng thẻ tăng lên qua các năm làm cho số dư tiền gửi tài khoản thẻ tăng qua các năm góp phần gia tăng thêm vốn huy động cho ngân hàng.
Tiền gửi tiết kiệm: có sự biến động qua 3 năm, tăng vào năm 2012 và giảm nhẹ
vào năm 2013, có xu hướng tăng vào 30/06/2014, nguyên nhân là nhờ chính sách thu hút, khuyến mãi, tri ân hấp dẫn của Ngân hàng đến với khách hàng. Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến công tác huy động vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, vì đây là nguồn vốn ổn định nhất trong các loại tiền gửi.
Ngoài ra BIDV chi nhánh Cà Mau hàng năm còn triển khai một số sản phẩm tiền gửi đặc biệt theo đợt như:
+ Triển khai chương trình chứng chỉ tiền gửi dự thưởng đợt I–1733/CV–QTUV. + Triển khai chương trình chứng chỉ tiền gửi dự thưởng “Lộc xuân may mắn 2014”–1520/CV–QTUD.
49
* Hình thức khuyến mại của chương trình, cơ cấu giải thưởng
Bảng 3.7. Mức tiền gửi đƣợc cấp một số dự thƣởng
ĐVT: Triệu đồng, USD
Kỳ hạn
Số tiền tối thiểu VND Số tiền tối thiểu USD
1 tháng 80 2.000 2 tháng 40 1.000 3 tháng 35 500 6 tháng 15 400 9 tháng 9 300 364 ngày 8 250
(Nguồn:Quan hệ Khách hàng cá nhân BIDV Cà Mau)
Để tăng tính hấp dẫn, tạo ra nhiều cơ hội và thu hút nhiều khách hàng tham gia gửi tiết kiệm tại BIDV đồng thời đảm bảo các khách hàng tại nhiều địa bàn khác nhau đều được nhận các giải thưởng có giá trị đồng thời quảng bá hình ảnh BIDV trên toàn quốc.
Hình thức:
Hình thức 1: Con số may mắn: Khách hàng sở hữu số dự thưởng có 01 chữ số cuối là số 3, 6, 9 và 02 chữ số cuối là 33, 66, 99 sẽ nhận được ngay tiền mặt trị giá 20.000, 50.000
Hình thức 2: Quay số trúng thưởng điện tử theo từng cụm Hình thức 3: Quay số trúng thưởng toàn hệ thống
+ Chương trình tiết kiệm dự thưởng may mắn trọn niềm vui 2013–523/ CV– DVKT3
+ Chương trình chăm sóc khách hàng tiết kiệm trẻ em nhân dịp tết thiếu nhi và ngày tựu trường năm 2013-3295/CV–NHBL
Phát hành giấy tờ có giá là một hình thức huy động vốn của Ngân hàng nhằm tạo nguồn vốn tức thời để bù đắp những khoản thiếu hụt tạm thời. Tình hình phát hành
50
giấy tờ có giá tăng qua các năm. Năm 2011 giấy tờ có giá chiếm 0,03% tổng vốn huy động, năm 2012 chiếm 15,56% tổng vốn huy động và 2013 chiếm 17,19% tổng vốn huy động. Điểm hạn chế trong công tác huy động này là ngân hàng không chủ động trong kế hoạch huy động mà thực hiện theo chỉ tiêu, phụ thuộc nhiều vào thời điểm phát hành và chấm dứt của ngân hàng tuyến trên.
Hình thức phát hành giấy tờ có giá chủ yếu của ngân hàng là chứng chỉ tiền gửi. Năm 2011, do các hình thức huy động vốn khác như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, vốn điều chuyển từ Hội sở đã tạo ra nguồn vốn khá đủ cho hoạt động của Ngân hàng, vì vậy nguồn vốn thiếu hụt tạm thời ít nên Ngân hàng không cần phát hành nhiều giấy tờ có giá để huy động vốn. Việc phát hành giấy tờ có giá sẽ tốn chi phí nhiều hơn: chi phí phát hành, in ấn, lãi suất giấy tờ có giá phải cao hơn công cụ huy động khác cùng thời hạn mới có thể thu hút nhà đầu tư. Nếu cắt giảm việc phát hành các loại giấy tờ có giá thì Ngân hàng sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí trả lãi.
Năm 2012, 2013 ngân hàng đã triển khai nhiều chương trình chứng chỉ tiền gửi dự thưởng cho khách hàng. Tham gia các chương trình tiền gửi dự thưởng, bên cạnh việc được hưởng lãi suất hấp dẫn khách hàng còn có cơ hội bốc thăm trúng thưởng theo cụm và toàn hệ thống với nhiều giải thưởng hấp dẫn.
Tóm lại, sự gia tăng nguồn vốn huy động trên kênh phát hành giấy tờ có giá có tác động đến hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh. Tuy nhiên Ngân hàng cũng cần có kế hoạch cho việc phát hành giấy tờ có giá để có thể huy động nguồn vốn cho kế hoạch kinh doanh dài hạn.
51
3.4.2.4. Vốn huy động theo loại tiền
Bảng 3.8. Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền của BIDV Cà Mau
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 30.06.2013 30.06.2014 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 So sánh 30.06.2014/30.06.2013
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng Đối Tuyệt đối Tƣơng Đối
VNĐ 312.121 625.307 706.484 692.222 745.442 313.186 100,34 81.177 12,98 53.220 7,69 Ngoại tệ (đã quy đổi VNĐ) 5.182 4.086 4.546 9.518 2.926 -1.096 -21,15 460 11,26 (6.556) (68,88) Tổng vốn huy động 317.303 629.393 711.030 701.740 748.368 312.090 98,36 81.637 12,97 46.628 6,64
52
Nội tệ: Vốn huy động Ngân hàng có được phần lớn là VNĐ, chiếm tỷ trọng cao
hơn 98%, cho thấy công tác huy động vốn bằng VNĐ rất được chú trọng đầu tư, phát triển và khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là khách hàng trong nước, kết quả mang lại nguồn huy động lớn cho Ngân hàng. Vốn huy động bằng nội tệ này tăng liên tục từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Tăng trưởng vốn nội tệ khá mạnh là một thành tựu đáng khen ngợi của BIDV Cà Mau. Đó là kết quả của một quá trình đa dạng hoá các loại sản phẩm tiền gửi kết hợp các hình thức ưu đãi cho khách hàng. Đồng thời ngân hàng tăng cường công tác quảng cáo khuyến mãi và tri ân với các khách hàng thân thiết với nhiều