Thử nghiệm các phác đồ điều trị bệnh viêm phổi ở bê HF.F2 nuôi tại Ba Vì – Hà Nội.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm phổi trên đàn bê hf f2 tại huyện ba vì hà nội và biện pháp điều trị (Trang 64)

– Hà Nội.

Qua theo dõi tình hình bệnh viêm phổi trên đàn bê HF.F2 tại Ba Vì- Hà Nội. Chúng tôi tiến hành kết hợp giữa chẩn đoán lâm sàng, phi lâm sàng và áp dụng với điều kiện thực tiễn tại cơ sởđểđưa ra 02 phác đồđiều trị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc điều trị bệnh viêm phổi.

Mỗi phác đồ gồm các bước điều trị chính như sau:

- Chăm sóc, hộ lý

Đưa bê vào nơi điều trị riêng, mùa đông tạo môi trường ấm áp, kín gió, mùa hè tạo môi trường thoáng mát, chuồng trại sạch sẽ khô ráo, cho thức ăn để dễ tiêu hoá.

- Dùng thuốc điều trị

+ Dùng kháng sinh để chống nhiễm khuẩn

+ Dùng các thuốc khắc phục rối loạn hô hấp như thuốc ho, thuốc long đờm, thuốc giãn phế quản, thuốc hạ sốt, an thần.

Dựa trên cơ sở đó chúng tôi đã điều trị thử nghiệm cho bê viêm phổi qua 2 phác đồ:

* Phác đồ 1:

- Thuốc kháng sinh:

Hanceft (Ceftiofur 5%) liều 1ml/50kg thể trọng, tiêm bắp - Thuốc giảm ho và long đờm:

Bromhexin (Bromhexine hydroclorid 0,3%) liều 10 ml/100 kg thể trọng/ngày.

- Thuốc trợ sức, trợ lực:

+ Vitamin B11,25%: 5ml/con. Tiêm bắp + Vitamin C 10%: 10ml/con. Tiêm bắp

Theo dõi sự biến đổi lâm sang sau khi điều trị (48h, 72h và 96h)

* Phác đồ 2:

- Thuốc kháng sinh:

Hanceft (Ceftiofur 5%) liều 1ml/50kg thể trọng, tiêm bắp - Thuốc giảm ho và long đờm:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 Bromhexin (Bromhexine hydroclorid 0,3%) liều 10 ml/100 kg thể trọng/ngày. - Thuốc trợ sức, trợ lực:

+ Vitamin B11,25%: 5ml/con. Tiêm bắp + Vitamin C 10%: 10ml/con. Tiêm bắp

- Thuốc giảm viêm và giảm kích ứng vách phế quản: Dexamethazol 0.2%: 1,5ml/50kg thể trọng . Tiêm bắp ngày 1 lần

- Dung dịch đường Glucoza 20%: 500ml/con/ngày. Tiêm truyền vào tĩnh mạch ngày 1 lần

Theo dõi sự biến đổi lâm sang sau khi điều trị (48h, 72h và 96h)

Việc đánh giá hiệu quả của các phác đồ dựa trên việc theo dõi về lâm sàng: sốt, khó thở, ho, chảy nước mũi, âm phổi bệnh lý.

Kết quảđiều trị của các phác đồđược trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6: Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều bệnh viêm phổi trên bê HF.F2

Phác đồđiều trị

Số con điều trị

Thời gian hết triệu chứng lâm sàng Ngày thứ 2 (48 giờ) Ngày thứ 3 (72 giờ) Ngày thứ 4 (96 giờ)

Số con Tỷ lệ Số con Tỷ lệ Số con Tỷ lệ

Phác đồ 1 13 3 23,07 8 61,53 2 15,38

Phác đồ 2 14 4 28,57 10 71,42

Qua kết quả ở bảng 4.6 cho thấy: Cả hai phác đồ đều dùng cùng một dạng kháng sinh và thuốc trợ sức, trợ lực, giảm ho long đờm. Nhưng ở phác đồ 2 dùng thêm thuốc giảm viêm và tiêm truyền đường glucoza 20% cho kết quả cao và rút ngắn thời gian điều trị. Cụ thể ở phác đồ 1 sau hai ngày điều trị có 3 bê sữa khỏi chiếm tỷ lệ 23,07%, sau ngày điều trị thứ 3 có 8 con khỏi chiếm 61,53%. Và sau 4 ngày điều trị hiệu quảđiều trị mới đạt 99,98%. Trong khi đó ở phác đồ 2 sau 3 ngày điều trị 100% bê sữa viêm phổi khỏi bệnh.

Như vậy, trong điều trị bệnh viêm phổi ở bê sữa cần lựa chọn kháng sinh đặc hiệu chống bội nhiễm vi khuẩn kết hợp với việc dùng thuốc giảm viêm đồng thời làm công tác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

hộ lý, chăm sóc, tăng cường dinh dưỡng, giải độc khắc phục các rối loạn hô hấp sẽ tăng hiệu quảđiều trị.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58

PHẦN V

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm phổi trên đàn bê hf f2 tại huyện ba vì hà nội và biện pháp điều trị (Trang 64)