Hàm lượng đường huyết và chức năng trao đổi protit của gan

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm phổi trên đàn bê hf f2 tại huyện ba vì hà nội và biện pháp điều trị (Trang 58)

* Hàm lượng đường huyết.

Trong máu động vật có nhiều chất thuộc nhóm Gluxit, quan trọng nhất là Glucoza, ngoài ra còn có Fructoza, Glycogen, Galactoza và một lượng nhỏ Mantoza, Anoza.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 đó là lượng Glucoza trong máu như một nguyên liệu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trong điều kiện bình thường một phần Glucoza chuyển thành Glycogen và Lipit như một kho dự trữ Glucoza trong cơ thể. Mức đường huyết phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể. Nồng độ Glucoza trong máu ổn định nhờ một loạt những điều tiết sinh lý, sinh hóa của tuyến tụy qua Insulin, tuyến thượng thận qua Adrenalin và cả Glucagon ở tuyến tụy. Vai trò của gan cũng nổi bật trong điều tiết hàm lượng Glucoza trong máu. Khi gan tổn thương ở những mức độ khác nhau, lượng Glycogen dự trữở gan giảm và hàm lượng Glucoza trong máu cũng giảm.

Đường huyết có 2 nguồn gốc:

- Nguồn gốc ngoại sinh: do thức ăn cung cấp, một phần nhỏ lượng đường đi vào máu, còn phần lớn trong gan dưới dạng Glycogen

- Nguồn nội sinh: Glucoza do gan cung cấp vào máu, do sự phân giải Glycogen dự trữ.

* Xét nghim chc năng trao đổi Protit ca gan – phn ng Gros

Trong cơ thể gan có vai trò sinh lý đặc biệt quan trọng, gan thường bị các tác động gây tổn thương. Gan tổng hợp phần lớn Protein huyết thanh, Albumin, Globulin, Fibrinogen, Prothrombin. Ở gan diễn ra quá trình chu chuyển Amin, hình thành sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi Amin là Ure. Gan tham gia tích cực vào quá trình đông máu bằng cách tạo ra Fibrinogen, Prothrombin và Heparin- mhân tố chống đông máu hữu hiệu nhất.

Gan dự trữ khối lượng lớn Lipit cho cơ thể, nơi hình thành các Photpho Lipit, Cholesterol. Các axit béo được oxy hóa thành các sản phẩm như Xeton và các sản phẩm khác cũng xảy ra ở gan. Vitamin A, B1 và K được tạo thành ở gan.

Các chất độc từ các tổ chức trong cơ thể, các sản phẩm của quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tất cả các chất cặn bã đó đều qua gan và bằng các phản ứng hóa học phức tạp, các chất cặn bã được phá hủy và hình thành những chất không độc cho cơ thể. Các chất mới tạo ra này được đào thải ra ngoài cơ thể qua da, thận, nước tiểu,…

Trong một thời gian nhất định gan có thể đáp ứng nhu cầu đào thải của cơ thể. Nếu quá trình hoạt động của gan kéo dài vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây tổn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

thương gan, khi đó tế bào gan sẽ bị tổn thương.

Những tổn thương gan có thể là nguyên phát nhưng có thể là hậu quả của bệnh ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa. Khám bệnh gan, ngoài các phương pháp phát hiện tổn thương thực thể, còn có phương pháp phát hiện rối loạn chức năng gan.

Để xác định được sự thay đổi hàm lượng đường huyết và sự thay đổi của chức năng gan ở bê HF.F2 viêm phổi, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra hàm lượng đường huyết ở 10 con bê HF.F2 khỏe và 28 con bê HF.F2 bị mắc bệnh viêm phổi nuôi tại Ba Vì – Hà Nội bằng máy Glucometter và phản ứng lên bông Gros, kết quả được chúng tôi trình bày ở bảng 4.4.2.

Bảng 4.4.2: Hàm lượng đường huyết và chức năng trao đổi protit của gan

Chỉ tiêu theo dõi

Bê HF.F2 khỏe (n = 10) Bê HF.F2 viêm phổi (n = 28) P X ± mX Dao động X ± mX Dao động Hàm lượng đường huyết (mmol/1) 7,06 ± 0,31 6,75 - 7,41 5,82 ± 0,19 5,54 - 6,48 < 0,05 Trao đổi protit (ml

dung dịch Hayem) 2,51 ± 0,22 2,20 - 2,60 2,25 ± 0,25 1,70 - 2,60 < 0,05

Theo bảng 4.42:

Hàm lượng đường huyết của bê HF.F2 viêm phổi giảm mạnh so với mức sinh lý (1,24 mmol/l) (p < 0,05). Nguyên nhân của tình trạng này là do khi con vật bị mắc bệnh, các sản phẩm của quá trình viêm khiến con vật mệt mỏi, ủ rũ, ít vận động, bỏ ăn hoặc kém ăn, nguồn cung cấp glucoza ngoại sinh không đầy đủ. Mặt khác, con vật bị sốt cũng làm tiêu hao nhiều năng lượng khi đó glucoza trong máu sẽ được tăng cường chuyển hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Kết quả kiểm tra chắc năng trao đổi protit của gan bằng phản ứng Gros (sử dụng dung dịch Hayem để kết tủa 1 ml huyết thanh) cho thấy thể tích dung dịch Hayem tiêu tốn trong phản ứng với các mẫu lấy từ bê viêm phổi thấp hơn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 lấy từ bê khỏe (0,26 ml).Cho thấy chức năng trao đổi protit của gan đã bị lệch khỏi mức sinh lý.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm phổi trên đàn bê hf f2 tại huyện ba vì hà nội và biện pháp điều trị (Trang 58)